Chương 5 : Kết luận
5.1 Kết quả nghiên cứu
Luận văn này được tiến hành bằng cách sử dụng mơ hình hồi quy chuyển tiếp trơn STR để khám phá sự tồn tại của phi tuyến tính đối với yếu tố quyết định kinh tế vĩ mơ của ERPT, cụ thể là mơi trường lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và truyền dẫn tỷ giá.
Sử dụng dữ liệu hàng tháng trải dài từ năm 2000 đến năm 2017 tại Việt Nam, luận văn đã đưa ra kết luận sau:
- Truyền dẫn tỷ giá cĩ mối tương quan dương đến lạm phát: Truyền dẫn tỷ giá tăng thì lạm phát tăng, truyền dẫn tỷ giá giảm thì lạm phát giảm.
- Luận văn cung cấp một bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm của Taylor rằng cơ chế lạm phát thấp và ổn định sẽ kéo theo sự suy giảm trong mức độ truyền dẫn của tỷ giá, ERPT sẽ thấp hơn trong mơi trường lạm phát ổn định so với thời kỳ lạm phát cao. Ngược lại, trong thời kỳ khủng hoảng, lạm phát cao kéo theo sự tăng lên trong mức độ truyền dẫn tỷ giá, ERPT cao hơn.
- Cho thấy sự truyền dẫn là bất cân xứng đối với mức độ lạm phát. Vì lạm phát thấp và ổn định, truyền dẫn chỉ số giá vào lạm phát là khơng đáng kể, nhưng mơi trường lạm phát cao thì truyền dẫn tăng nhanh và đạt mức độ hồn tồn khi lạm phát vượt qua một ngưỡng nhất định. Kết quả thực nghiệm giữa Việt Nam cịn cho thấy: Trong mơi trường lạm phát thấp, sự chuyển dịch tỷ giá tại Việt Nam vẫn ở mức cao, đặc biệt trong giai đoạn gắn liền với sự suy thối do ảnh hưởng nền kinh tế tồn cầu.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ là hướng đến ổn định lạm phát và tỷ giá, tạo điều kiện cho các thành phần trong nền kinh tế cĩ thể lập kế hoạch kinh doanh trong trung và dài hạn. Trên lý thuyết, khi giữ tỷ giá ổn định thì sẽ tăng cường được lịng tin của cơng chúng vào đồng nội tệ, đặc biệt tại các quốc gia cĩ mức độ “đơ la hĩa” cao trong hệ thống tài chính.
57
Trong nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, cần ổn định tỷ giá để kiểm sốt lạm phát. Tuy nhiên, một số trong các nhân tố ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đối lại chính là lạm phát. Ví dụ, khi nguy cơ lạm phát tăng cao niềm tin vào đồng nội tệ giảm, người dân sẽ chuyển sang dự trữ vàng và ngoại tệ mạnh, khi đĩ nhu cầu bán nội tệ và mua ngoại tệ tăng cao làm cho tỷ giá biến động, trong trường hợp này cho thấy lạm phát là nguyên nhân và biến động tỷ giá là kết quả. Trong một số trường hợp, các quốc gia áp dụng cùng một chính sách tỷ giá hối đối nhưng lại cho ra mức lạm phát khác nhau. Hoặc tại một số quốc gia, chính sách tỷ giá thay đổi nhưng mức lạm phát vẫn tăng cao.
Với những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài cho rằng cĩ thể sử dụng và đo lường tính bất cân xứng trong truyền dẫn tỷ giá trong quá khứ, từ đĩ đưa ra dự đốn hiện tại để làm dữ liệu tham khảo trong việc điều hành nền kinh tế tùy theo từng thời kỳ (thời kỳ nền kinh tế ổn định lạm phát thấp và thời kỳ kinh tế phát triển nĩng, lạm phát cao hay khủng hoảng kinh tế) để đạt được lạm phát mục tiêu mà chính phủ đề ra. Đồng thời, giúp ngân hàng nhà nước dự đốn được hướng đi của lạm phát trong tương lai, giúp đề ra nhanh chĩng các giải pháp hỗ trợ nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mơ.