Vấn đề sức khoẻ người cao tuổi và một số yếu tố liên quan đến mức sẵn sàng chi trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi tại trung tâm y tế huyện dầu tiếng tỉnh bình dương năm 2017 (Trang 26 - 29)

Chương 1 : Tổng quan tài liệu

1.3. Vấn đề sức khoẻ người cao tuổi và một số yếu tố liên quan đến mức sẵn sàng chi trả

sẵn sàng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở người cao tuổi

1.3.1. Sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Tuổi già, tự nó khơng phải là một bệnh nhưng có nguy cơ xuất hiện và phát triển bệnh. Thách thức lớn nhất đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay là mơ hình và nguyên nhân bệnh tật của NCT đang thay đổi nhanh chóng khiến cho gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ. Một mặt, NCT đang phải chịu nhiều bệnh do lão hóa gây ra; mặt khác, NCT cũng phải chịu các bệnh phát sinh do thay đổi lối sống dưới tác động của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi là các bệnh mạn tính như: bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thối hóa khớp, lỗng xương, sa sút trí tuệ, trầm cảm, mù loà và giảm thị lực... Nếu so sánh với tỉ lệ dân số, thì tỷ lệ và mắc bệnh của NCT cao gấp 2-3 lần nhóm dân số khác. Hơn nữa khả năng hồi phục bệnh ở người già lâu hơn so với nhóm đối tượng khác. Chính vì vậy việc khám

sức khoẻ định kỳ là rất cần thiết để phát hiện sớm bệnh, chữa bệnh kịp thời để tránh hoặc kéo dài thời gian chuyển sang mạn tính, di chứng.

Về phương diện y tế, mơ hình tổ chức hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho NCT có sự khác nhau giữa các nước trên thế giới. Ở các nước phát triển, hệ thống y tế hiện đại và sẵn có, hệ thống bác sỹ gia đình và chăm sóc sức khoẻ tại nhà rất phát triển. Ngồi ra cịn có chương trình chăm sóc sức khoẻ dài hạn dành cho NCT tại các nhà điều dưỡng, viện dưỡng Lão... Trong khi đó, ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Lào, Việt Nam…hầu như vẫn chưa có hệ thống Chăm sóc sức khoẻ dành riêng cho NCT. Hiện nay các nước này cũng đã có những chính sách nhằm lồng ghép các hoạt động về lão khoa trong các bệnh viện; khuyến khích và đảm bảo các nguồn cung cấp dịch vụ chăm sóc NCT tại gia đình và cộng đồng.

Ở Việt Nam việc chăm sóc NCT chủ yếu là do cá nhân NCT hoặc những người chăm sóc khơng chính thức gồm người thân, bạn bè. Nhu cầu CSSK của người cao tuổi là rất lớn trong khi điều kiện tự thân của người cao tuổi cịn hạn chế. Tình trạng NCT sống khơng có vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao là 3,2% trong nhóm người cao tuổi từ 60 tuổi, tăng lên đến 16,4% trong nhóm người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên. Tỷ lệ người cao tuổi đơn thân ở nữ giới từ 60 tuổi (4,2%) cao hơn nhiều tỷ lệ đơn thân ở nam giới từ 60 tuổi (1,8%) và khu vực nông thôn từ 60 tuổi đơn thân (3,8 %) cao hơn thành thị (1,8%) NCT đơn thân cao hơn thành thị. Việc phải sống một mình là điều kiện rất bất lợi đối với NCT, bởi gia đình ln là chỗ dựa cơ bản cho mỗi thành viên khi về già. Về tình trạng kinh tế, thu nhập của NCT là rất thấp, 70% NCT khơng có tích lũy vật chất[4].

Theo điều tra của Uỷ ban quốc gia về NCT Việt Nam thực hiện năm 2007 cho thấy tỷ lệ NCT được khám sức khoẻ định kỳ chỉ khoảng 20%, gần 90% NCT đi khám, chữa bệnh khi bị ốm/bệnh. Có rất nhiều lý do giải thích việc NCT khơng đi KCB, nhưng lý do chính là NCT cho rằng “khơng có nhu cầu”, “khơng có tiền để đi khám” hay “nơi khám bệnh quá xa”. Việc điều trị cho NCT không chỉ là vấn đề thuốc men mà còn phụ thuộc vào thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Khoảng 48% NCT đánh giá thái độ phục vụ của CBYT là bình

thường, 3% cho rằng thái độ của CBYT chưa tốt và hơn 30% NCT cho rằng trình độ của CBYT cịn hạn chế[2].

1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến mức sẵn sàng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở người cao tuổi chăm sóc sức khoẻ ở người cao tuổi

Theo Pauly, chăm sóc sức khoẻ thường được định nghĩa là tập hợp những hàng hố và dịch vụ có mục đích chính là phịng ngừa hay cải thiện sự đi xuống trong sức khoẻ. Hàng hố – dịch vụ chăm sóc sức khoẻ là hàng hố – dịch vụ đặc biệt dưới góc độ phân tích kinh tế. Quan điểm kinh tế học sức khoẻ về mức độ khác biệt giữa hàng hoá đặc biệt này so với hàng hố bình thường là khơng giống nhau. Theo Grossman, cầu chăm sóc sức khoẻ là một trong rất nhiều những yếu tốt tác động lên sức khoẻ, Do đó, hàng hố này tiêu dùng khơng vì sự thoả dụng, sở thích[11]. Trong thực tế, sự chăm sóc sức khoẻ thường là một hàng hoá – dịch vụ xấu có hiệu ứng trực tiếp làm giảm thoả dụng. Phần lớn chúng ta đều thấy vui vẻ nếu không bao giờ phải tiêu dùng chúng. Nhưng khi ốm đau, chăm sóc sức khoẻ lại trở thành một hàng hố tốt vì nó có tác động phục hồi sức khoẻ. Hàng hoá – dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có tính khơng chắc chắn, bởi ốm đau của cá nhân là sự kiện ngẫu nhiên và kết hợp rất nhiều yếu tố, không ai biết trước được khi nào bệnh tật đến và thời gian sử dụng dịch vụ kéo dài khơng biết giới hạn. Vì thế các khoản sẵn sàng chi trả kèm theo cũng rất ngẫu nhiên và khó định lượng trước được. Ngồi ra, hàng hố – dịch vụ chăm sóc sức khoẻ còn chịu sự can thiệp sâu của Chính phủ (chứng chỉ hành nghề, giá dịch vụ, trợ cấp vvv; chênh lệch thông tin, hiểu biết giữa bác sĩ (người cung cấp dịch vụ) và người bệnh (người sử dụng dịch vụ) rất lớn; khi một người bị bệnh truyền nhiễm họ tăng rủi ro cho người khác và cộng đồng; mức độ cạnh tranh bị hạn chế vì rào cản gia nhập ngành… Vì thế ngồi 2 yếu tố thu nhập và điều kiện chăm sóc sức khoẻ hiện tại, mức sẵn sàng chi trả theo còn phụ thuộc vào một số yếu tố đặc điểm nhân khẩu học, tiếp cận và hành vi sử dụng dịch vụ CSSK hay đặc điểm kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi tại trung tâm y tế huyện dầu tiếng tỉnh bình dương năm 2017 (Trang 26 - 29)