Một số nghiên cứu về sẵn sàng chi trả và nghiên cứu về sử dụng dịch vụ chăm sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi tại trung tâm y tế huyện dầu tiếng tỉnh bình dương năm 2017 (Trang 29)

Chương 1 : Tổng quan tài liệu

1.4. Một số nghiên cứu về sẵn sàng chi trả và nghiên cứu về sử dụng dịch vụ chăm sóc

vụ chăm sóc sức khoẻ của NCT

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Chung năm 2010, Đánh giá công tác khám sức khoẻ định kỳ và tư vấn sức khoẻ dành cho người cao tuổi tại trạm y tế phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội, năm 2008-2009. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, định tính và hồi cứu số liệu. Kết quả của nghiên cứu, tỉ lệ người cao tuổi biết đến hoạt động khám sức khoẻ định kỳ được trạm y tế triển khai hàng năm là 60,6 %. Tỷ lệ người cao tuổi được mời đi khám sức khoẻ định kỳ trong 2 năm 2008- 2009 theo chương trình khám sức khoẻ định kỳ của trạm y tế là 22,7%. Tỷ lệ người cao tuổi đi khám thực tế là 67,3%. Tỷ lệ người cao tuổi hài lòng với thái độ, chất lượng phục vụ của cán bộ y tế khi đi khám sức khoẻ là 100%. Tỉ lệ tự đi khám sức khoẻ định kỳ chiếm 33,3%, số lần mong muốn được khám sức khoẻ định kỳ trong một năm: 1,44 lần/năm. Lý do chính NCT khơng tự đi khám định kỳ là thấy không cần thiếp phải đi với 66,1%, sợ tốn thời gian 55,7% và sợ tốn nhiều chi phí 22,4%. NCT sẵn sàng trả tiền tư vấn một phần chiếm 42,6%, không sẵn sàng trả tiền tư vấn chiếm 48,1%, có trả tiền hồn tồn chiếm 1,4% và khơng muốn tư vấn sức khoẻ chiếm 7,9%. Có mối liên quan giữa nhu cầu khám sức khoẻ định kỳ với trình độ học vấn, nghề nghiệp chính trước đây, hồn cảnh kinh tế. Tỷ lệ người cao tuổi không muốn chi trả khi được tư vấn sức khoẻ là 48,1% hoặc chỉ chi trả một phần là 42,6%.[1].

Nguyên cứu của Nguyễn Văn Song và cộng sự (2011) nghiên cứu “xác định WTP của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM, thực hiện điều tra trên 116 hộ dân đang sinh sống trên địa bàn. Nghiên cứu giả định chất lượng hàng hố dịch vụ mơi trường được cải thiện đáng kể như có nhiều chuyên chở chất thải rắn sinh hoạt hơn, đường phố có thêm nhiều cây xanh và ln sạch đẹp, nhằm tạo cảnh quan mơi trường xanh, sạch đẹp thì mức sẵn lịng chi trả cho sự cải thiện dịch vụ đó là bao nhiêu. Nghiên cứu đưa ra các mức chi trả của một người với mức chi trả thấp nhất là 0 đồng cao nhất là 20.000 đồng/tháng. Nghiên cứu xây dựng mơ hình hồi quy như sau:

WTPi = βo+β1 Geni +β2 Edui+β3 Inci+β4D1i+β5D2i +β6D3i+β7D4i + β8 Age+ β9 Nf+ ui

Trong đó:WTP: Mức sẵn lòng chi trả (đơn vị nghìn đồng); Inc: Biến thu nhập (đơn vị: triệu đồng); Edu: Biến trình độ học vấn (đơn vị: số năm đi học); Age: số tuổi của người được phỏng vấn; Nf: số người/một hộ gia đình, Gen: giới tính; D1, D2, D3, D4 là các biến giả thể hiện nghề nghiệp của người được phỏng vấn tương ứng lần lượt với buôn bán, công chức nhà nước, nông nghiệp và sản xuất nhỏ. Sai số ui tuân theo phân phối chuẩn và độc lập, với giá trị trung bình bằng khơng;

Kết quả ước lượng hồi quy cho thấy, các biến số có tác động dương (+) đến WTP là thu nhập, tuổi, trình độ, nghề nghiệp, giới tính, biến có tác động âm (-) đến WTP là số người trong hộ. Nghiên cứu tính tốn được mức sẵn lịng chi trả bình quân của một hộ nông dân cho dịch vụ thu gom, quản lý, xử lý rác thải là 6.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã bỏ qua các yếu tố có thể liên quan đến WTP là nguồn tiếp cận rác thải sinh hoạt của hộ gia đình vì nếu gia đình thải rác ra sơng, rạch hoặc chơn lấp thì người dân khơng nhận biết được tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường gây ra, dẫn đến họ có thể khơng sẵn lịng chi trả cho dịch vụ này[10]. Đây là một bài nghiên cứu về WTP trong kinh tế môi trường, phương pháp nghiên cứu cũng khá tương tự như nội dung nghiên cứu trong luận văn. Nghiên cứu này gợi ý cho tác giả về một vài biến số được sử dụng trong mơ hình của mình.

Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Tâm năm 2013, Nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi ở Việt Nam được thực hiện dựa trên 2796 qua sát được trích lọc từ bộ dữ liệu VHLSS 2010. Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy đã làm sáng tỏ được các yếu tố thuộc 4 nhóm đặc điểm ảnh hưởng có ý nghĩa đến chi tiêu y tế cho NCT Việt Nam. Trong đó, thu nhập của hộ gia đình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chi tiêu cho Y tế của NCT. Khi thu nhập của hộ tăng (giảm) 1% thì chi tiêu cho y tế của NTC cũng tăng (giảm) 14,1%. Đặc điểm nhân khẩu học bao gồm: Khu vực hoặc địa bàn hộ NCT sinh sống có sự khác biệt chi tiêu cho y tế; tuổi, cùng với giới tính, và sắc tộc của NCT có tác động cùng chiều với mức chi tiêu y tế cho bản thân. Tổi càng cao thì chi phí y tế cho NCT càng lớn. Nam giới cao tuổi chi tiêu cho y tế cao hơn so với nữ

giới cao tuổi. Tỷ lệ NCT sống phụ thuộc càng nhiều thì mức chi tiêu bình quân cho mỗi NCT trong gia đình giảm xuống. Học vấn của NCT càng cao chi tiêu y tế lực về già thấp hơn so với nhóm NCT có học vấn thấp. Nhóm người cao tuổi đơn thân chi tiêu cho y tế cao hơn nhóm NCT khơng đơn thân. Đặc điểm cơ sở y tế KCB bao gồm: Chi tiêu cho y tế của NCT phụ thuộc nhiều vào loại hình hoặc cấp cơ sở y tế mà NCT tham gia điều trị; nhóm khơng có tham gia BHYT có mức chi tiêu y tế bình quân cao hơn 19,6% so với nhóm có BHYT. Đặc điểm sự hỗ trợ y tế từ bên ngồi gồm 2 khía cạnh sự giúp đỡ của người thân, láng giềng hoặc các tổ chức đoàn thể và hỗ trợ tín dụng ưu đãi. Khi nhận được một trong hai hình thức hỗ trợ này đều có mức chi tiêu y tế NCT cao hơn so với nhóm hộ khơng nhận được sự hỗ trợ[11].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Linh năm 2014 về thực trạng sức khoẻ, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi Việt Nam, Nghiên cứu sử dụng số liệu định lượng từ điều tra Quốc gia về người cao tuổi năm 2012 để phân tích các yếu tố liên quan tới sức khoẻ và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của phụ nữ và nam giới người cao tuổi tại Việt Nam. Thực hiện thêm 13 cuộc phỏng vấn sâu và 8 cuộc thảo luận nhóm tại 4 xã thuộc 2 huyện Đại Lộc (Quảng Nam) và Phúc Thọ (Hà Nội) vào tháng 06 năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy Phụ nữ cao tuổi có học vấn thấp, bị đối xử khơng tốt trong gia đình, ít thu nhập, sống cơ đơn, ít lương hưu và bảo hiểm xã hội, khơng hài lịng về các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng và thường gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần hơn so với nam giới cao tuổi. Phụ Nữ cao tuổi tự đánh giá tình trạng sức khoẻ yếu, bị hạn chế chức năng và mắc bệnh mạn tính cao hơn so với Nam giới. Tuổi, học vấn, cách bị đối xử trong gia đình, tình trạng kinh tế hộ gia đình, tình trạng lương hưu, và bảo hiểm y tế là những yếu tố có liên quan đến sức khoẻ NCT. Ngồi ra, hỗ trợ kinh tế cho các thành viên khác, điều kiện kinh tế hộ gia đình, tình trạng lương hưu có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của NCT[6].

Nguyên cứu của Phuong H. Nguyen, Minh V. Hoang và cộng sự (2015) nghiên cứu “Sự sẵn sàng chi trả cho dịch vụ tư vấn dinh dưỡng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh của các bà mẹ ở Việt Nam”. Nghiên cứu từ nguồn dữ liệu điều tra trên 2.511 phụ nữ đã có ít nhất một con trong độ tuổi 0-24 tháng tại 40 xã thuộc 4 tỉnh (Thái

Nguyên, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Vĩnh Long). Nghiên cứu đưa xác định mức chi trả cho việc tư vấn dinh dưỡng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh của các bà mẹ trung bình là 20.000 đồng. Kết quả thu được là có 92,6% bà mẹ có nhu cầu cho các dịch vụ tư dinh dưỡng. Giá trị trung bình và trung vị WTP cho việc tư vấn dinh dưỡng lần lượt là 58.400 đồng và 50.000 đồng. Phân tích mơ hình đơn biến cho thấy rằng, tỷ lệ WTP cho các dịch vụ tư vấn tại mức giá 20.000 đồng liên quan đáng kể với độ tuổi của người mẹ, giáo dục, nghề nghiệp, và điều kiện kinh tế. Những kết quả này đã được khẳng định trong một mơ hình hồi quy logistic, ngoại trừ nghề nghiệp của mẹ. Các bà mẹ có độ tuổi từ 18-24 tuổi có mức WTP cho các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cao hơn các bà mẹ ở nhóm tuổi khác với OR: 2,26; p = 0,001, các bà mẹ thuộc nhóm dân tộc Kinh có mức WTP cao hơn so với các nhóm dân tộc thiểu số với (OR: 1,5; p = 0,04), và các bà mẹ có trình độ học vấn cao hơn có mức WTP cao hơn. Ngồi ra, những người có điều kiện kinh tế cao hơn cũng có nhiều khả năng để sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cao hơn. Kết quả từ mơ hình hồi quy tuyến tính các yếu tố ảnh hưởng tới mức (WTP): các bà mẹ trẻ và bà mẹ có điều kiện kinh tế đã sẵn sàng trả một số tiền cao hơn so với những bà mẹ già và có kinh tế nghèo. Ngồi ra, các bà mẹ là công chức, viên chức; buôn bán nhỏ sẵn sàng trả một số tiền cao hơn so với bà mẹ là nông dân[21]. Nghiên cứu này tương tự như nội dung nghiên cứu trong luận văn, mục tiêu đều là xác định mức sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tuy nhiên có sự khác nhau cơ bản ở đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu này gợi ý cho tác giả về một vài biến số được sử dụng trong mơ hình của mình.

Nghiên cứu của tác giả Dương Hồng Nhựt năm 2016 về mô tả một số kết quả hoạt động và một số yếu tố ảnh hưởng chương trình chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2016, phỏng vấn bằng câu hỏi trắc nghiệm 368 người cao tuổi tại huyện Châu Thành bằng; phỏng vấn sâu 03 cuộc và 07 cuộc thảo luận nhóm. Kết quả cho thấy tỉ lệ NCT khơng nhận được các thông tin tuyên truyền về khám sức khoẻ định kỳ chiếm 75,5%. Tỷ lệ NCT không được tiếp nhật thông tin về chế độ ăn uống và phòng bệnh chiếm 39,1%. Tỷ lệ NCT không khám sức khoẻ định kỳ chiếm 77,7% và có khám sức khỏe định kỳ

chiếm 22,3% . Tỷ lệ NCT tham gia các câu lạc bộ thấp chiếm 21,66%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chương trình Chăm sóc sức khoẻ cho NCT: Trình độ cán bộ y tế còn hạn chế, chưa được tập huấn sâu về quản lý, chăm sóc sức khoẻ cho NCT. Đội ngũ cán bộ Y tế tuyến cơ sở còn thiếu về số lượng. Do điều kiện kinh tế, trình độ học vấn của NCT nên chưa thực sự hiểu hết và đầy đủ ý nghĩa của việc khám sức khoẻ định kỳ trong việc dự phòng phát hiện sớm bệnh tật để điều trị kịp thời. Ngồi ra cịn do tâm lý khi biết phát hiện bệnh tật, chi phí khám chữa bệnh, NCT ngại làm phiền con cháu ảnh hưởng đến việc tiếp cận chăm sóc sức khoẻ của NCT. Các chính sách về an sinh xã hội chưa bao phủ được hết cho NCT và việc chưa tham gia BHYT của NCT cũng là yếu tố ảnh hưởng điến chăm sóc sức khoẻ NCT[9].

1.5. Khung nghiên cứu Đặc điểm nhân khầu học - Giới tính - Tuổi - Tơn giáo - Trình độ học vấn - Nghề nghiệp -Tình trạng hơn nhân - Địa điểm sinh sống

Tình trạng sức khoẻ - Bệnh mãn tính - Bệnh cấp tính - Tình trạng sức khỏe Kiến thức - thái độ - thực hành bảo vệ sức khoẻ - Kiến thức về bảo vệ sức khoẻ - Thái độ thực hành về bảo vệ sức khoẻ - Thực hành về bảo vệ sức khoẻ Đặc điểm kinh tế - xã hội - Thu nhập NCT - Điều kiện kinh tế của HGĐ

- Bảo hiểm y tế

SẴN SÀNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

Yếu tố hành vi

- Hút thuốc lá - Uống rượu bia - Tập thể dục Tiếp cận và hành vi sử dụng các dịch vụ CSSK - Tiếp cận - Sử dụng dịch vụ

1.6. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu 1.6.1. Tình hình kinh tế xã hội 1.6.1. Tình hình kinh tế xã hội

Huyện Dầu Tiếng là một trong 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Dương, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh, là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh 71,984 ha, chiếm 27% diện tích tồn tỉnh, có vị trí rất thuận lợi để giao lưu với các trung tâm đô thị lớn trong khu vực, qui mô dân số của huyện Dầu Tiếng là 115 780 người, mật độ dân số của huyện là 160 người/km2[8]. Tồn huyện có khoảng 10.000 người cao tuổi chiếm tỉ lệ (8,78%). Thu nhập bình quân đầu người đạt: 41 triệu đồng/người/năm, toàn huyện có 539 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,78% và 313 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,03%. Trên địa bàn huyện kinh tế chủ yếu là trồng cây cơng nghiệp, trong đó cây cao su vẫn là cây trồng chủ lực, diện tích cây cao su trên địa bàn huyện là 50.750ha (chiếm 70,5% tổng diện tích của huyện)[13].

1.6.2. Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng

Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương được thành lập trên cơ sở hợp nhất 03 đơn vị (Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, hạng III; Trung tâm Y tế huyện; Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình) vào đầu năm 2013. Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng thực hiện chức năng, nhiệm vụ: Phòng bệnh, khám, chữa bệnh, y tế dự phòng, an tồn vệ sinh thực phẩm, truyền thơng Dân số-Kế hoạch hố Gia đình, quản lý các Phịng khám Đa khoa khu vực và các Trạm Y tế, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học và một số công tác khác trên địa bàn huyện. Tổng số Viên chức, người lao động tại Trung tâm là là 172 người. Trong đó có: 50 trình độ đại học và sau đại học, 15 người có trình độ cao đẳng, 90 người có trình độ trung học và 17 người có trình độ sơ cấp trở xuống. Số lượng bệnh nhân đến khám trung bình khoảng 350 lượt/ngày.

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Những người 60 tuổi trở lên đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương

Tiêu chuẩn loại trừ

Những người đủ tiêu chuẩn lựa chọn nhưng khơng có khả năng trả lời phỏng vấn

2.2. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian thu thập số liệu 2.2.1. Thời gian thu thập số liệu

Từ tháng 11/2016 đến hết tháng 06/2017

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mơ tả cắt ngang có áp dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên rời rạc (Contigent valuation method) để xác định mức và tỷ lệ sẵn sàng chi trả (xem phần kỹ thuật thu thập số liệu).

2.4. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu

Tính theo cơng thức cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ

2 2 2 / 1 ) . ( ) 1 .( .   p p p n    

Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu

p là ước lượng tỷ lệ NCT có nhu cầu và sẵn sàng trả phí cho dịch vụ khám sức khỏe định kỳ (theo nghiên cứu Nguyễn Kim Chung năm 2010 là 33,3%[1])

 là mức ý nghĩa thống kê,  = 5%=> Z 1-α/2= 1,96

 là mức chính xác tương đối = 0,15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi tại trung tâm y tế huyện dầu tiếng tỉnh bình dương năm 2017 (Trang 29)