TRUYỀN THÔNG BẰNG SÓNG ĐIỆN TỪ 1 Mạch điện hở Anten

Một phần của tài liệu Tóm tắt Vật Lý 12 Nâng Cao HKI Trần Thế Vinh (Trang 51 - 53)

1. Mạch điện hở - Anten

a. Mạch dao động hở

- Mạch LC điện từ trường hầu như không bức xạ ra ngoài gọi là mạch dao động kín.

- Nếu tách xa hai bản cực của tụ điện C, đồng thời tách xa các vòng dây của cuộn cảm L, thì điện từ trường có thể lan truyền trong không gian. Mạch LC như vậy gọi là mạch dao động hở

b. Anten phát

- Anten phát là một dạng của mạch dao động hở là công cụ dùng để bức xạ sóng điện từ.

- Các dao động điện từ được truyền từ mạch dao động ra anten bằng cách ghép qua cuộn cảm.

Ngoài ra còn có anten dùng để thu sóng điện từ

2. Nguyên tắc thông tin bằng sóng điện từ

a. Nguyên tắc chung

- Biến các âm thanh (hình ảnh..) muốn truyền đi thành các dao động điện tần số thấp: tín hiệu âm tần (thị tần)

- Dùng sóng cao tần mang các tín hiệu âm tần (sóng mang) đi xa qua anten phát

- Dùng máy thu với anten thu để chọn và thu lấy sóng cao tần

- Tách tín hiệu âm tần ra khỏi sóng cao tần rồi dùng loa để nghe âm thanh đã truyền tới (hoặc dùng màn hình để xem hình ảnh)

b. Sơ đồ khối của một hệ thống phát thanh và thu thanh

- Hệ thống phát thanh:

. Micrô

. Dao động cao tần.

. Mạch biến điệu: (trộn tín hiệu âm tần và dao động cao tần) . Mạch khuếch đại cao tần.

. Anten phát. - Hệ thống thu thanh:

. Anten thu . Mạch chọn sóng . Tách sóng

. Khuếch đại âm tần . Loa 2 1 3 4 5 1 2 3 4 5

[52]

3. Sự truyền sóng điện từ quanh Trái đất

a. Quá trình truyền sóng điện từ quanh Trái đất phụ thuộc vào:

- Bước sóng (tần số) của sóng điện từ - Điều kiện môi trường trên mặt đất.

- Tính chất của bầu khí quyển (tầng điện ly)

b. Sóng điện từ có bước sóng từ vài m đến vài km được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến gọi là sóng vô tuyến

- Sóng dài, trung, ngắn đều bị tầng điện ly phản xạ với các mức độ khác nhau, do đó có thể đi vòng quanh Trái đất qua nhiều lần phản xạ giữa tầng điện ly và mặt đất. Vì vậy dùng trong thông tin liên lạc truyền thanh, truyền hình trên mặt đất.

- Riêng sóng cực ngắn thì không bị phản xạ mà đi xuyên qua tầng điện

ly, chỉ có khả năng truyền thẳng từ nơi phát đến nơi thu. Vì vậy được dùng trong thông tin trong cự li vài chục km, hoặc truyền thông qua vệ tinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Truyền thông bằng cáp

- Ngày nay ngoài việc thông tin liên lạc bằng vô tuyến điện, người ta còn dùng nhiều loại dây dẫn để truyền sóng điện từ gọi là cáp truyền thông

- Ưu điểm:

 Hạn chế việc mất mát năng lượng sóng trong những vùng không sử dụng sóng

 Hạn chế gây ô nhiễm môi trường vì sóng điện từ.

[53]

CHƯƠNG V: ĐIỆN XOAY CHIỀU I. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU I. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

1. Suất điện động xoay chiều

- Khung dây phẳng, diện tích S quay đều quanh 1 trục trong 1 từ trường đều B với tốc độ góc .

- Suất điện động cảm ứng trong khung: e = E0cos(t + )

 Suất điện động trong khung biến đổi theo thời gian theo định luật dạng sin: suất điện động xoay chiều.

- Chu kì và tần số của suất điện động: T 2   và 2 f   

2. Điện áp xoay chiều. Dòng điện xoay chiều

- Đặt hai đầu mạch điện áp: u = U0cos(t + u)

 Dòng điện trong mạch: i = I0cos(t + i) - Độ lệch pha của u so với i: u/i = u – i

 u/i > 0: u sớm pha hơn i.  u/i < 0: u trễ pha hơn i.  u/i = 0: u cùng pha với i.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Vật Lý 12 Nâng Cao HKI Trần Thế Vinh (Trang 51 - 53)