Phân tích chính sách ngụ ý giữa các nhóm quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm từ các nước châu á (Trang 68 - 72)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

4.3. Phân tích chính sách ngụ ý giữa các nhóm quốc gia

4.3.1. Các nƣớc thu nhập trung bình thấp – Đơng Á

Tóm tắt kết quả khu vực Đơng Á:

Phƣơng pháp Kết quả

Phân rã phương sai Sau 10 năm: tỷ trọng các biến giải thích cho GROWTH:

GROWTH-88%; DCPS-9%; GDS-0.3%: TRADE-0.8%; GOV-1.4%; INF-0.4%

Kiểm định Granger DCPS  GROWTH

GROWTH  GDS

Hàm phản ứng xung Ngắn hạn: DCPS tiêu cực, GDS tiêu cực

Dài hạn : DCPS tích cực, GDS tích cực

Tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân giải thích 9% trong sự biến động của tăng trưởng kinh tế sau 10 năm ở các quốc gia khu vực Đơng Á. Bên cạnh đó, hàm phản

ứng xung cho thấy tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân, tiết kiệm quốc gia làm giảm tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng lại giúp tăng trưởng kinh tế tăng lên trong dài hạn. Trong kết quả kiểm định nhân quả Granger, tín dụng cung cấp cho khu vưc tư nhân có quan hệ nhân quả Granger dẫn tới tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, tổng tiết kiệm quốc gia chỉ giải thích 0.3% trong sự biến động của tăng trưởng kinh tế sau 10 năm. Đồng thời, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tiết kiệm quốc gia và tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng từ tăng trưởng kinh tế đến tiết kiệm quốc gia.

Nhóm sản xuất vật chất khơng đóng vai trị quan trọng trong việc giải thích biến động của tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, ta thấy chính sách của các nước thu nhập trung bình - thấp ở Đơng Á được thiết lập dựa trên tiết kiệm quốc gia và tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân trong ngắn hạn sẽ không hiệu quả, tuy nhiên về dài hạn sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế đối với chính sách về tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân.

4.3.2. Các nƣớc thu nhập trung bình thấp – Nam Á

Tóm tắt kết quả khu vực Nam Á:

Phƣơng pháp Kết quả

Phân rã phương sai Sau 10 năm: tỷ trọng các biến giải thích cho GROWTH:

GROWTH-57.1%; DCPS-28%; GDS-10.4%: TRADE- 1.5%; GOV-0.2%; INF-2.8%

Kiểm định Granger INF  GROWTH

Hàm phản ứng xung Ngắn hạn: DCPS tích cực, GDS tích cực

Ở nhóm các quốc gia này, tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân đóng vai trị rất quan trọng trong việc giải thích biến động của tăng trưởng kinh tế (28%). Hàm phản ứng xung cho thấy, tiết kiệm quốc gia và tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân tác động tích cực ngắn hạn đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng tiết kiệm quốc gia chỉ chiếm 1.2% trong việc giải thích biến động tăng trưởng kinh tế. Tương tự vùng Đơng Á, nhóm sản xuất vật chất cũng khơng đóng vai trị quan trọng trong việc giải thích biến động tăng trưởng kinh tế, ngoại trừ lạm phát. Bởi vì kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy lạm phát có tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Như vậy ở nhóm các quốc gia này, các chính sách tập trung cho khu vực tài chính sẽ khơng hiệu quả. Bên cạnh đó, tại đây các chính sách thiết lập chấp nhận lạm phát để tăng trưởng là có hiệu quả.

4.3.3. Các nƣớc thu nhập cao ở châu Á

Tóm tắt kết quả nhóm thu nhập cao:

Phƣơng pháp Kết quả

Phân rã phương sai Sau 10 năm: tỷ trọng các biến giải thích cho GROWTH:

GROWTH-93.5%; DCPS-2.2%; GDS-0.2%: TRADE- 0.9%; GOV-2.5%; INF-0.6%

Kiểm định Granger GOV, INF  GROWTH

Hàm phản ứng xung Ngắn hạn: DCPS tiêu cực, GDS tiêucực

Dài hạn : DCPS,GDS trở nên ổn định

Đối với các nước thu nhập cao, ta có thể thấy được sự tương phản rất rõ ràng với nhóm thu nhập thấp. Các yếu tố trong khu vực sản xuất vật chất đóng vai trị quan trọng hơn trong việc giải thích biến động của tăng trưởng kinh tế (thương mại chiếm 0.9%, chi tiêu chính phủ chiếm 2.5%, lạm phát chiếm 0.6%) so với khu vực tài chính khi mà tiết

kiệm quốc gia chỉ chiếm 0.2% và tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân là 2.2%. Tồn tại mối quan hệ nhân quả có chiều hướng tác động từ lạm phát và chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế.

Như vậy xét trên các kết quả, rõ ràng các chính sách tài khóa quan trọng hơn nhiều so với các chính sách tài chính đối với các quốc gia thu nhập cao ở châu Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm từ các nước châu á (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)