Phân loại thu nhập giữa các quốc gia theo Ngân Hàng Thế Giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm từ các nước châu á (Trang 43 - 44)

Phân loại thu nhập Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời

Thấp Thấp hơn hoặc bằng 664$

Dưới trung bình 665-2067$

Trên trung bình 2068-7540$

Cao 7541-39344$

Nguồn: www.worldbank.org

Bảng 4.1 thể hiện những chỉ số tài chính và sản xuất vật chất giữa các vùng và các nhóm thu nhập. Khu vực Đơng Á có thu nhập bình quân cao hơn khu vực Nam Á. Tốc độ tăng trưởng của khu vực Đông Á và Nam Á khá cao gần bằng với các nước thu nhập cao. Điều này phản ánh tốc độ tăng trưởng khá nhanh của thị trường mới nổi châu Á của những thập kỉ gần đây.

Khơng q ngạc nhiên, khi nhóm thu nhập cao có các chỉ số tài chính rất cao, gấp ít nhất 3 lần các khu vực cịn lại. Những chỉ số này thể hiện cho hệ thống tài chính lớn mạnh của các quốc gia như Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kơng, Singapore. Trong khi đó các chỉ số tài chính của khu vực Nam Á rất kém, cho thấy hệ thống tài chính kém hiệu quả. Cụ thể là chỉ số tín dụng cấp cho khu vực tư nhân và độ sâu tài chính thấp phản ánh sự thiếu hụt trong vốn tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân cũng như khả năng huy động không tốt của các kênh tài chính. Khu vực Đơng Á có chỉ số nợ thanh khoản thấp nhất, đây cũng là thực trạng hiện nay tại khu vực này khi tình hình nợ xấu rất cao. Đối với chỉ số sản xuất vật chất, rõ ràng khu vực Đông Á cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ ở chỉ số thương mại khi mà nơi đây tập trung hầu hết các công xưởng của thế giới cũng như các nước có lượng nơng sản rất lớn. Chi tiêu chính phủ giữa các nước

không quá khác biệt trong khi chỉ số lạm phát của nhóm thu nhập cao lại rất thấp so với các nước thu nhập trung bình- thấp.

4.2. Kết quả mơ hình VAR giữa các nhóm nƣớc

4.2.1. Kiểm định nhân quả Granger

Áp dụng phương pháp Toda-Yamamoto để tiến hành kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa tăng trưởng kinh tế và hai biến tài chính là tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân DCPS và tổng tiết kiệm quốc gia GDS sẽ cung cấp nhiều thông tin để thực hiện việc phân tích chính sách ở các vùng quốc gia.

4.2.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị

Kiểm định nghiệm đơn vị sẽ cho ta kết quả chuỗi dừng ở mức độ nào của dữ liệu. Từ đó xác định bậc tích hợp cao nhất của chuỗi (dmax). Kết quả các bảng bên dưới trình bày giá trị p-value

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm từ các nước châu á (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)