CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mơ hình thực nghiệm
Tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa sự bất ổn định tài chính và tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính. Đặc biệt cần xác định tác động của tăng trưởng kinh tế đối với sự bất ổn định tài chính trong mối quan hệ mức độ tự do hố tài chính và phát triển tài chính. Tác giả tiến hành kiểm định dựa theo mơ hình thực nghiệm trong nghiên cứu năm 2016 của Michael Batuo Enowbi và cộng sự. Trong bài nghiên cứu của mình, Michael Batuo Enowbi sử dụng mơ hình đo lường dữ liệu bảng thu thập từ các quốc gia vùng nghiên cứu từ năm 1985 – 2010. Cụ thể mơ hình:
finstit = α + βofinsti,t-1 + β1flibi,t + β2fdevi,t + β3fGri,t + kƠkXi,ik + ài + i,t (1) Trong ú:
- Chỉ số i và t là đại điện của của quốc gia và thời gian tương ứng - finst là chỉ số bất ổn định tài chính (financial instability)
- flib là đại diện tự do hố tài chính (financial liberalization), được đo lường
chỉ số mở tài khoản vốn
- fGr là chỉ số tăng trưởng kinh tế (Economic growth), thể hiện bằng mức tăng trưởng GDP
- fdev là chỉ số thể hiện cho yếu tố phát triển tài chính (financial development), bài nghiên cứu đo lường chỉ số này dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của Enowbi and Mlambo (2010) là hàm tổng hợp các yếu tố thu thập từ hệ thống ngân hàng: tổng số nợ phải trả, tín dụng khu vực tư nhân, cung tiền M2, tất cả tính tỷ lệ % trên GDP.
- X là một véc tơ của các biến số kiểm soát bao gồm: tỷ lệ lạm phát, thay đổi về các điều khoản thương mại, khoảng cách đầu ra và chi tiêu của chính phủ
- µi và €i,t lần lượt là biến đại diện cho dữ liệu của các quốc gia không nằm trong vùng nghiên cứu quan sát được và sai số ngẫu nhiên.