Dữ liệu mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính, bất ổn định tài chính, tự do hóa tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khu vực châu á thái bình dương (Trang 40 - 50)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Dữ liệu mẫu

Chỉ số bất ổn định tài chính dựa trên nghiên cứu Enowi và cộng sự (2016)

đã tổng hợp các nghiên cứu trước, là thành phần thứ nhất của phương pháp phân tích PCA bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Thay đổi tín dụng trong nước cung cấp bởi khu vực ngân hàng trong đó tín

dụng trong nước (domestic credit by banks) cung cấp bởi khu vực ngân hàng bao gồm tất cả các khoản tín dụng cho các ngành khác nhau trên cơ sở tổng thể, ngoại trừ tín dụng cho chính phủ trung ương. Ngành ngân hàng bao gồm các cơ quan tiền tệ và các ngân hàng tiền gửi, cũng như các tổ chức ngân hàng khác như là các tổ chức tiết kiệm và cho vay thế chấp và các hiệp hội xây dựng và cho vay

- Thay đổi tín dụng đối với khu vực tư nhân trong đó tín dụng đối với khu vực

tư nhân (credit to private sector) đề cập đến các nguồn lực tài chính cung cấp cho khu vực tư nhân của các tập đồn tài chính, chẳng hạn như thơng qua các khoản vay, mua bất động sản (tính % trên GDP)

- Thay đổi nợ thanh khoản trong đó nợ thanh khoản (Liquid liabilities) là

thước đo khái quát của cung tiền bao gồm tiền mặt, tài khoản ngân hàng, và tài khoản ở các tổ chức phi ngân hàng. Trong bài nghiên cứu ký hiệu là M3. (tính % trên GDP)

- Thay đổi cung tiền tệ M2 trong đó M2 bao gồm tiền mặt, tiền các ngân hàng

thương mại gửi ở ngân hàng trung ương, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (tính % trên GDP)

- Thay đổi lãi suất thực trong đó lãi suất thực tế là lãi suất cho vay điều chỉnh

theo lạm phát được đo bằng tỷ lệ giảm phát GDP (%)

- Thay đổi lãi suất lan rộng trong đó lãi suất lan rộng (interest rate spread) là

ngân hàng) theo danh nghĩa. Nó được xem là tương đương với tỷ suất lợi nhuận gộp của các cơng ty phi tài chính (%)

Chỉ số tự do hoá tài chính dựa trên nghiên cứu của Enowbi và cộng sự

(2016), sử dụng phương pháp đo lường tự do hố tài chính bằng chỉ số mở tài khoản vốn thông qua nghiên cứu của Chinn và Ito (2007) được cập nhật bởi cùng tác giả trong năm 2010. Tác giả sử dụng dữ liệu được công bố bởi IMF (2010) bao gồm tỷ giả, sự giới hạn và các dịng chảy tài khoản vốn, bao gồm tính tốn liên quan đến nhập khẩu trong đo lường các giao dịch tài khoản vốn. Chỉ tiêu này là thành phần thứ nhất của phép phân tích PCA của các biến trên. Trong bài nghiên này, tác giả sử dụng bộ dữ liệu đã tính tốn Kaopen – chỉ tiêu tự do hố tài chính được cơng bố bởi Chinn và Ito (2007)

Chỉ số phát triển tài chính được xây dựng bằng cách sử dụng phân tích

thành phần chính từ các chỉ số phát triển tài chính quan trọng, cụ thể là chỉ số nợ thanh khoản M3, cung tiền M2 và tín dụng trong nước đối với khu vực tư nhân của các ngân hàng theo tỷ lệ phần trăm đối với GDP

Chỉ số nợ thanh khoản M3, cung tiền M2 và Tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân do các ngân hàng cung cấp (tính % trên GDP) đã đề cập ở phần tính

chỉ số bất ổn định tài chính ở trên.

Chỉ số tăng trưởng kinh tế thể hiện qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP

(tính % đại diện cho tốc độ tăng trưởng)

Và một số biến kiểm sốt (theo mơ hình của nghiên cứu Enowbi 2016 trang 14):

- Lạm phát được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng phản ánh tỷ lệ phần trăm thay

đổi hàng năm trong chi phí cho người tiêu dùng trung bình mua rổ hàng hố và dịch vụ có thể được cố định hoặc thay đổi theo khoảng thời gian nhất định, như hàng năm

- Chi tiêu chính phủ (% trên GDP) (trước đây là tiêu dùng của chính phủ) bao

dịch vụ (bao gồm cả bồi thường của nhân viên). Nó cũng bao gồm hầu hết các khoản chi cho quốc phòng và an ninh, nhưng loại trừ chi tiêu quân sự của chính phủ là một phần của vốn của chính phủ.

- GDP bình quân đầu người dựa trên sức mua tương đương (PPP). GDP PPP

là tổng sản phẩm quốc nội được chuyển đổi sang đô la Mỹ bằng cách sử dụng tỷ giá chẵn lẻ của sức mua. Một đồng đơ la quốc tế có cùng sức mua trên GDP như đồng đơ la Mỹ ở Hoa Kỳ. GDP theo giá của người mua là tổng giá trị gia tăng tổng cộng của tất cả các nhà sản xuất cư trú trong nền kinh tế cộng với thuế sản phẩm và trừ đi các khoản trợ cấp khơng có trong giá trị của sản phẩm. Nó được tính tốn mà khơng khấu trừ khấu hao tài sản cố định hoặc để cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Dữ liệu được tính bằng đơ la quốc tế liên tục trong năm 2011.

- Chỉ số giá trị thương mại rịng được tính bằng tỷ lệ phần trăm của chỉ số giá

trị đơn vị xuất khẩu đối với chỉ số giá trị đơn vị nhập khẩu, được đo so với năm cơ sở năm 2000. Các chỉ số giá trị đơn vị dựa trên dữ liệu báo cáo bởi các quốc gia thể hiện sự nhất quán dưới sự kiểm soát chất lượng của UNCTAD, được bổ sung bằng các ước tính của UNCTAD sử dụng các giá trị thương mại của năm trước ở cấp độ chuẩn 3 chữ số quốc tế về phân loại thương mại như là trọng lượng. Để nâng cao độ bao phủ dữ liệu, đặc biệt là cho các giai đoạn mới nhất, UNCTAD xây dựng một bộ chỉ số giá trung bình ở phân loại sản phẩm gồm ba chữ số của Bản sửa đổi Phân loại Thương mại Quốc tế Chuẩn 3 bằng cách sử dụng Thống kê Giá hàng hóa của UNCTAD, các nguồn quốc tế và quốc gia, ước tính của Ban Thư ký UNCTAD và tính các chỉ số giá trị đơn vị ở cấp quốc gia sử dụng các giá trị thương mại của năm hiện tại làm trọng số

Dữ liệu mẫu thu thập từ 14 quốc gia đã liệt kê ở phần đối tượng nghiên cứu chương 1, gồm dữ liệu bảng cân đối hai mươi năm từ 1990 đến 2015. Tất cả dữ liệu thu được từ các chỉ số World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực

Bảng 3.1: Tổng hợp các biến sử dụng trong mơ hình

TÊN BIẾN KÝ HIỆU NGUỒN DỮ LIỆU

Tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân (% của GDP)

Dcreditp

Nguồn World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank.

Tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân do các ngân hàng cung cấp (% trên GDP)

Dcreditb

Nguồn World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank.

Nợ thanh khoản (% trên

GDP) M3

Nguồn World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank.

Cung tiền (% trên GDP) M2

Nguồn World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank.

Lãi suất thực (%) Interestr

Nguồn World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank.

Lãi suất lan rộng (%) Interestsp

Nguồn World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank.

Chỉ số tự do hố tài chính Flib Dữ liệu được cơng bố bởi Chinn và Ito (2007) được cập nhật đến năm 2010

Chỉ số tăng trưởng kinh tế

(%) Growth GDP

Nguồn World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank.

Lạm phát (%) Inflation Nguồn World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực tuyến của

World Bank.

Chi tiêu chính phủ (% trên

GDP) Govexpend

Nguồn World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank.

GDP bình quân đầu người

(PPP 2011) Gdpper

Nguồn World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank.

Chi số thương mại ròng Tetrade

Nguồn World Development Indicators (WDI) cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu của bài nghiên cứu trình bày bằng hình thức bảng cân bằng (balance panel data)

Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng

Tác giả sử dụng phần mềm Stata 13.0 để tiến hành phân tích các kiểm định sau:

Thống kê mơ tả:

Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các dữ liệu thu thập được và tiến hành phân tích tổng quan để thấy được một số thơng tin cơ bản của dữ liệu như là: giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, độ lệch chuẩn của các biến sử dụng trong mơ hình cũng như biết được số lượng quan sát.

Phân tích tương quan:

Qua phương pháp phân tích tương quan, độ tương quan giữa các biến trong mơ hình hồi quy sẽ được xác định

Đa cộng tuyến là hiện tượng xảy ra mối quan hệ tuyến tính của hai hay nhiều biến giải thích trong mơ hình. Nếu hiện tượng này xảy ra thì các hệ số thống kê T và ước lượng sẽ khơng cịn phù hợp

Trong suốt quá trình hồi quy, nhìn thấy kết quả có hệ số xác định là R2 cao nhưng tỷ số t thấp, điều này giải thích tương quan cặp cao giữa các biến, trong quá trình hồi quy phụ, xét tương quan riêng thấy các biến độc lập có tồn tại hiện tượng tương quan thì vi phạm khiếm khuyết định lượng hồi quy - hiện tượng đa cộng tuyến.

Hiện tượng đa cộng tuyến sẽ gây ra một số tác động, cụ thể: - Các ước lượng OLS có hiệp phương sai và phương sai lớn - Tỷ số t mất ý nghĩa dù hệ số xác định cao

- Sai lệch về dấu và hệ số các biến có thể thay đổi rất lớn

Giữa các biến thì ln tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên tuỳ mức độ chấp nhận được hoặc đủ lớn để tạo nên sự sai lệch các kết quả ước lượng. Vậy thì đâu là giới hạn để kiểm định chấp nhận được hay khơng? Trong bài nghiên cứu của mình, tơi kiểm tra đa cộng tuyến dựa theo nghiên cứu của Gujarati (2004), cụ thể:

 Nếu hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập có trị tuyệt đối nhỏ hơn 0.8 thì vẫn tồn tại hiện tượng đa cơng tuyến nhưng ở mức chấp nhận được, nếu lớn hơn 0.8 thì được xét là hệ số tương quan cao, cần có phương án để khắc phục.

 Cách thứ hai để kiểm định khiếm khuyết này là sự dụng hệ số khuếch đại phương sai (VIF), xét nếu VIF của một biến so với 10, nếu lớn hơn thì tồn tại đa cộng tuyến, cịn nhỏ hơn thì hiện tượng đa cộng tuyến ở mức chấp nhận được.

Trong bài nghiên cứu, tôi sử dụng cả hai kiểm định trên để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến mặc dù theo Baltagi (2008), hiện tượng này cũng được hạn chế khi sử dụng dữ liệu bảng.

Thường thì khi xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, cách khắc phục thường là tăng thêm số quan sát hoặc loại bỏ biến có khiếm khuyết này.

Phân tích hồi quy trên dữ liệu bảng:

Sau khi kiểm tra các khiếm khuyết định lượng: phương sai thay đổi, tự tương quan, tính tương quan, đa cộng tuyến trong mơ hình. Thì tuỳ theo các khiếm khuyết sẽ quyết định mơ hình ước lượng hồi quy nào được lựa chọn. Các phương pháp bao gồm trong ước lượng hồi quy: FEM, REM và Pooled OLS

Sau đó tơi tiến hành phương pháp mở rộng SCC Pooled để phân tích hồi quy dữ liệu bảng, phương pháp này sẽ khắc phục được các vấn đề: tự tương quan của nhiễu, phương sai thay đổi của nhiễu, nội sinh, tương quan phụ thuộc chéo trong mơ hình. Qua đó đảm bảo được tính hiệu quả và tính vững của mơ hình, và đây là phương pháp chính trong bài nghiên cứu tơi sử dụng để thảo luận kết quả.

Dữ liệu bảng là sự kết hợp dữ liệu theo chuỗi thời gian và không gian. Trong bài nghiên cứu dữ liệu bảng cân bằng được sử dụng theo chuỗi thời gian năm cho các quốc gia. Theo Baltagi (2008), dữ liệu bảng khi được đưa ra nghiên cứu mơ hình có các ưu điểm sau:

 Dữ liệu bảng nhờ sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian nên chứa đựng nhiều thông tin và thể hiện được sự biến thiên, sử dụng dưc liệu bảng làm tăng số lượng quan sát, hiện tượng đa cộng tuyến giảm, từ đó số bậc tự do tăng. Điều này đảm bảo cho ước lượng hiệu quả, vững và không chệch.

 Các kỹ thuật ước lượng trên dữ liệu bảng có thể giải quyết được sự không đồng nhất của những đặc trưng riêng liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều doanh nghiệp trong dữ liệu bảng theo thời gian, giúp kiểm soát sự khác biệt không quan sát được của các thành phần.

Vì những lý do trên nên tác giả kỳ vọng sử dụng phân tích dựa trên dữ liệu bảng sẽ mang lại hiệu quả hơn so với dữ liệu chuỗi thời gian hay dưc liệu chéo.

Kiểm định các giả thuyết của mơ hình hồi quy: (1) Kiểm định phương sai của sai số thay đổi:

Phương sai của các phần dư được xem là thay đổi khi nó khơng phải là hằng số, có nghĩa là ở những quan sát khác nhau thì chúng khác nhau. Khi tồn tại hiện tương phương sai thay đổi thì một số hậu quả sẽ được dẫn đến:

- Các ước lượng OLS khơng cịn hiệu quả tuy vẫn là không chệch

- Ước lượng của các phương sai sẽ bị lệch làm mất hiệu lực khi kiểm định hệ số hồi quy.

Trong q trình hồi quy, tơi sẽ nghiên cứu lại bản chất vấn đề, đồ thị phần dư, kiểm tra khiếm khuyết phương sai thay đổi bằng phương pháp Greene (2000) và một số kiểm định Goldfeld-Quandt, Breusch-Pagan, White, Park trên OLS

(2) Kiểm định sự tương quan giữa các phần dư:

Cũng giống như phương sai thay đổi, sự tương quan của chuỗi quan sát giữa các thành phần được sắp xếp theo thứ tự không gian và thời gian là tồn tại hiện tượng tự tương quan.

Một số hậu quả khi hiện tượng tự tương quan xảy ra: - Ước lượng OLS không được xét là ước lượng hiệu quả

- Phương sai ước lượng OLS là bị chệch, có khi thâos so với sai số tiêu chuẩn và phương sai thực làm cho tỷ số t bị phóng đại

- Các kiểm định F và t không đáng tin

- Các hệ số tiêu chuẩn và phương sai dự đốn khơng hiệu quả

Trong bài nghiên cứu, tác giả kiểm tra hiện tượng tự tương quan bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định d (Durbin-Watson) và đồ thị.

(3) Hiện tượng nội sinh

Hiện tượng nội sinh xảy ra biến độc lập trong mơ hình vừa đóng vai trị nội sinh, bị sai số tác động, vừa đóng vai trị ngoại sinh, do tác động đến biến phụ thuộc, giả thiết không tương quan giữa sai số và biến độc lập bị vi phạm

Trong bài nghiên cứu, phương pháp Hansen, Sargan được tác giả sử dụng để kiểm tra sự thay thế biến nội sinh bằng biến công cụ.

Phương pháp hồi quy GMM

Phương pháp GMM đảm bảo được tính vững và hiệu quả của mơ hình, đồng thời khắc phục được hiện tượng nội sinh, tự tương quan, phương sai thay đổi.

(1) Ưu điểm của GMM

Phương pháp OLS (Pooled Regress Model) thường là phương pháp phổ biến khi hồi quy dữ liệu bảng, vì đặc tính của phương pháp này là khơng chệch, vững và hiệu quả. Tuy nhiên các đặc tính này khả thi khi không tồn tại các khiếm khuyết định lượng như: nội sinh, phương sai thay đổi, tự tương quan. Khi cỡ mẫu hồi quy vi phạm các khiếm khuyết này, các ước lượng sẽ bị mất tính vững, bị bóp méo, phương pháp này sẽ khơng cịn tin cậy và hiệu quả.

Phương pháp GMM sẽ khắc phục được các khiếm khuyết này và vẫn đảm bảo được tính vững và tính tin cậy.

(2) Thủ tục ước lượng GMM và kiểm định cơ bản

GMM tuy là phương pháp ưu việt và hiệu quả hơn nhưng khá là phức tạp. Phương pháp này được trình bày đầu tiên năm 1982 bởi Lars Peter Hansen trong

bài viết “LargeSample Properties of Generalized Methods of Moments Estimators”Econometrica, Vol. 50, page 1029-1054.

Trong ước lượng GMM các biến cơng cụ cịn được gọi là các điều kiện moment. Để ước lượng được hệ số β chũng ta cần một bộ L các điều kiện moment. Và số lượng điều kiện phải nhiều hơn hoặc bằng số lượng biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính, bất ổn định tài chính, tự do hóa tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khu vực châu á thái bình dương (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)