Tái cơ cấu chức năng của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách tiền tệ dưới quan điểm bộ ba bất khả thi tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75)

Các NHTM VN hiện nay được hoạt động theo mơ hình tập đồn tài chính đa chức năng. Các NHTM vừa hoạt động với chức năng kinh doanh thương mại, vừa có chức năng Ngân hàng đầu tư, hầu hết các NHTM đều có chiến lược trở thành tập đồn tài chính, có các cơng ty con trực thuộc là: Cơng ty chứng khốn, cơng ty quỹ, công ty bảo hiểm, công ty vàng bạc đá q, cơng ty bất động sản.

Mơ hình trên chưa phù hợp với điều kiện vốn, trình độ quản trị và nền kinh tế. Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra cạnh tranh phát triển nóng, rủi ro cao, dễ bị tổn thương, gây ra mất ổn định và khủng hoảng tài chính -ngân hàng.

Vì vậy, cần thiết phải tái cơ cấu lại chức năng các NHTM theo hướng: tách bạch chức năng ngân hàng đầu tư và NHTM của các ngân hàng để phịng ngừa tích tụ rủi ro quá cao, dẫn đến khủng hoảng đổ vỡ Ngân hàng như nhiều quốc gia trên thế giới.

3.6. Tái cơ cấu chức năng hoạt động của cơng ty tài chính

Hiện nay VN có 18 CTTC trong đó có 6 cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi, 12 công ty trực thuộc các tổng công ty, tập đồn kinh tế hiện có vốn chi phối của Nhà nước.

Các cơng ty tài chính của VN hiện nay hoạt động theo mơ hình: là công ty con thuộc sở hữu của các tập đồn và tổng cơng ty nhà nước, vừa thực hiện chức năng giống như chức năng của NHTM (ngoại trừ chức năng dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm), vừa thực hiện chức năng của ngân hàng đầu tư (đầu tư tài chính-chứng khốn, tư vấn bảo lãnh phát hành chứng khoán…).

Đây là mơ hình tập trung rủi ro rất cao: Vừa là hình thức đầu tư tài chính mạo hiểm của các tập đồn, tổng cơng ty, là đầu mối huy động vốn trong nội bộ các đơn vị thành viên và nền kinh tế để cho vay, đầu tư chủ yếu cho các đơn vị là thành viên của tập đồn và tổng cơng ty, bị chi phối bởi quan hệ nội bộ. Vì vậy chất lượng các khoản cho vay và đầu tư rất thấp, nguy cơ bất ổn về tài chính cao.

Về bản chất, cơng ty tài chính ra đời khơng phải để thực hiện các chức năng của các NHTM hay NHĐT. Các cơng ty tài chính do các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối lập ra, để thực hiện chức năng tín dụng, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa và thu hồi các khoản phải thu của chính nhà sản xuất và nhà phân phối đó.

Cần nghiên cứu tái cơ cấu chức năng hoạt động của các cơng ty tài chính theo mơ hình thơng lệ chuẩn mực quốc tế: hỗ trợ cho các hoạt động tiêu thụ hàng hóa của nhà sản xuất và nhà phân phối bằng hình thức mua lại các hợp đồng bán hàng trả góp của nhà sản xuất và nhà phân phối; cho vay mua sắm hàng hóa tiêu dùng đối

với cá nhân; cấp tín dụng dưới hình thức mua nợ hoặc chiết khấu các khoản phải thu của doanh nghiệp.

3.7. Hoàn thiện các quy định quản lý bảo đảm an toàn hoạt động TCTD, ngăn ngừa các nguy cơ thực tế dẫn đến khủng hoảng hệ thống Ngân hàng và các Tổ ngừa các nguy cơ thực tế dẫn đến khủng hoảng hệ thống Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng.

Hồn thiện các quy định quản lý bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng theo hướng: sửa đổi các tỷ lệ bảo đảm an tồn hoạt động phù hợp với thực tế mơi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam, tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường kỷ cương, hiệu lực trong thực thi quy định của các TCTD, bảo đảm an toàn hệ thống. Đặc biệt là các chỉ tiêu đang có nhiều quan điểm khác nhau như: tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR).

Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR: cần bổ sung sửa đổi những bất cập về hệ số rủi ro của các tài sản có (ở mẫu số) phù hợp với mức độ rủi ro của từng hình loại tài sản, hình thức cho vay. Mặt khác để khắc phục nhược điểm của tỷ lệ CAR là mẫu số chỉ mới tính đến rủi ro tín dụng, chưa tính đến các rủi ro khác, chưa bao quát hết các hoạt động của NHTM đa chức năng như các NHTM Việt Nam, cần bổ sung thêm các tỷ lệ an tồn khác (ví dụ như tỷ lệ Vốn tự có /Tổng tài sản, ..)

3.8. Xây dựng bộ tiêu chí định lượng rủi ro hệ thống và dấu hiệu cảnh báo sớm bất ổn tài chính của hệ thống TCTD, làm căn cứ quản lý và điều hành, giám bất ổn tài chính của hệ thống TCTD, làm căn cứ quản lý và điều hành, giám sát để ngăn ngừa các nguy cơ khủng hoảng hệ thống các Tổ chức tín dụng

- Để chủ động đối phó với các bất ổn tài chính và khủng hoảng hệ thống ngân hàng, các cơ quan có chức năng quản lý, giám sát TCTD phải có cơ sở dữ liệu tin cậy và cập nhật về định lượng hóa rủi ro hệ thống và dấu hiệu cảnh báo sớm về bất ổn của hệ thống TCTD.

- Xây dựng bộ chỉ số đo lường rủi ro hệ thống và bất ổn tài chính bao gồm: các chỉ số đo lường độ yếu kém năng lực tài chính dựa trên bảng cân đối kế toán, các chỉ số cảnh báo sớm, các kịch bản kiểm định khủng hoảng.

- Giao cho Ủy ban giám sát tài chính quốc gia chức năng và nhiệm vụ tính tốn và

này có nhiệm vụ phải thẩm định số liệu báo cáo của các TCTD, điều tra thu thập số liệu về giá thị trường, giá trị thực đối với các tài sản có, tài sản nợ theo báo cáo của các TCTD, để đưa ra các đánh giá chính xác, khách quan về thực trạng, dự báo những yếu tố và nguy cơ có thể xảy ra khủng hoảng trong tương lai.

- Nền kinh tế nước ta tương đối nhạy cảm với những cú sốc bên ngồi nền kinh tế, do đó cần có những cơng cụ đo lường để có những biện pháp phòng ngừa, tránh những cú sốc do bên ngoài nền kinh tế tạo ra.

3.9. Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt

Khi muốn điều chỉnh tỷ giá trong nước phải tính tốn thận trọng tỷ lệ và mức độ điều chỉnh để tránh tạo ra những tác động tiêu cực làm tăng chỉ số giá nhập khẩu, gián tiếp làm tăng chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng trong nước.

Với chính sách tiền tệ đa mục tiêu như hiện nay, đôi khi các động thái của chính sách tiền tệ sẽ mâu thuẫn với các biện pháp ổn định tỷ giá. Cụ thể, giai đoạn cuối năm 2008, đầu năm 2009, trong khi đồng Việt Nam đang chịu sức ép giảm giá, chính sách tiền tệ lại được điều chỉnh theo hướng nới lỏng tiền tệ nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế do Chính phủ đặt ra khiến cho các biện pháp ổn định tỷ giá (bán ngoại tệ can thiệp, điều chỉnh tỷ giá theo hướng hỗ trợ xuất khẩu v.v…) không phát huy được hết hiệu quả. Như vậy, lý thuyết cũng như thực tế cho thấy việc phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá là một yêu cầu thiết yếu. Việc điều chỉnh tỷ giá tương đối linh hoạt phải dựa trên việc quản lý tương đối chặt chẽ chính sách tiền tệ. Thời gian tới, chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái cần được phối hợp nhịp nhàng nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, hạn chế nhập siêu cũng như giảm thiểu sức hấp dẫn của việc găm giữ ngoại tệ. Một vấn đề đặc biệt quan trọng là cần nâng cao năng lực thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc điều hành chính sách tỷ giá cần được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở tính tốn và nắm bắt xu hướng của tỷ giá hiệu lực thực (REER), để có những điều chỉnh phù hợp tỷ giá điều hành trung tâm hay biên độ giao động của tỷ giá. Hơn nữa, việc điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt nhưng cũng cần thận trọng, thường xuyên bám sát biến động của đồng

USD trên thị trường thế giới và dựa trên quan hệ cung - cầu ngoại tệ ở thị trường trong nước để đảm bảo tránh những cú sốc về rủi ro khi môi trường kinh tế thay đổi nhanh chóng. Ln cơng bố biên độ dao động cả hai chiều, nghĩa là tỷ giá có thể tăng và cũng có thể giảm trong ngắn hạn, như vậy sẽ hạn chế được tâm lý chờ đợi đồng USD tăng giá thường xuyên so với VND. Các hoạt động can thiệp của Ngân hàng Nhà nước không thể là những công cụ về mặt nguyên tắc để kiểm soát tỷ giá hối đối, mà chỉ có những tác động nhất định rồi lại phải triệt tiêu thông qua những giao dịch ngược chiều sau đó. Hướng phát triển lâu dài là giảm dần sự điều tiết của Nhà nước bằng cách luôn mở cả hai chiều biên độ và tăng biên độ một cách đáng kể cho đến khi đã có đủ các điều kiện vĩ mơ (tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; xây dựng và quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia vững mạnh, đảm bảo an toàn, Kể từ năm 2003, NHNN đã bắt đầu tính tốn chỉ số REER và đưa vào làm cơ sở tham khảo trong điều hành tỷ giá hàng ngày nhằm dần dần tách rời sự neo buộc của VND vào đồng USD và từng bước gắn kết VND vào một “rổ tiền tệ” gồm các đồng tiền của các nước đối tác thương mại chính. Hàng ngày, NHNN cập nhật các biến động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa của các đồng tiền trong rổ để đưa vào mơ hình xác định chỉ số tỷ giá hiệu lực thực này, bao gồm các biến số điều chỉnh lạm phát và quyền số thương mại. Chỉ số REER đã được sử dụng như một tham chiếu để NHNN tác động vào tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm hướng tỷ giá theo mức mục tiêu đảm bảo khả năng đối ngoại và hạn chế những tác động tiêu cực của diễn biến chỉ số giá tiêu dùng, thanh khoản và có lợi nhuận. Xây dựng một hệ thống ngân hàng đủ mạnh, có khả năng tham gia vào thị trường ngoại hối quốc tế; phát triển thanh toán qua ngân hàng; phát triển các thị trường tài chính, tiền tệ trong nước; chính sách huy động vốn ở trong và ngồi nước có hiệu quả, có hành lang pháp lý đồng bộ và đầy đủ để tạo dựng và duy trì mơi trường kinh doanh lành mạnh.

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.

- Số liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, IMF, SBV nên khơng có sự thống nhất trong cách tính tốn của các tổ chức này. Chuỗi dữ liệu các biến phân tích theo tháng khơng đầy đủ, nên tác giả phải tính bổ sung từ chuỗi dữ liệu theo q, nên có thể khơng chính xác với thực tế. Do đó có thể tính ra kết quả bị lệch và khơng chính xác hồn tồn.

- Tác giả chỉ phân tích về bộ ba bất khả thi tại Việt Nam dựa trên nguồn số liệu được cung cấp sẵn bởi Chin Ito nên sẽ có nhiều thiếu sót.

- Việc chọn độ trễ của mơ hình có thể khơng chính xác nên có thể ảnh hưởng đến kết quả của mơ hình.

- Tác giả chỉ chạy mơ hình VAR theo thứ tự Cholesky WCPI USSL USCPI USLS SL CPI M2 LS EX. Có thể kết quả sẽ thay đổi khi thay đổi thứ tự các biến trong mơ hình VAR.

- Để chạy được mơ hình VAR, tác giả đã lấy sai phân các biến (trừ biến LS) sau khi điều chỉnh theo mùa. Việc hiệu chỉnh theo mùa và lấy sai phân các biến cũng ít nhiều làm lệch dữ liệu và làm kết quả chạy mơ hình Var sai lệch.

- Do thời gian nghiên cứu ngắn, nên có thể việc nghiên cứu và cho ra những khuyến nghị chính sách có nhiều thiếu sót.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tiếng Việt

- Đào Hùng và các cộng sự, 2012. Nhìn lại chính sách tiền tệ (2011-2012), gợi ý chính sách tiền tệ trong những năm tiếp theo. Học viện chính sách.

- Đinh Thị Thu Hồng, 2012. Bộ ba bất khả thi và một số biện pháp đo lường. Tạp

chí hội nhập và phát triển, số 6(16) – tháng 9-10/2012.

- Hồ Thị Bích Thảo, 2012. Chính sách tiền tệ trong mối quan hệ với lý thuyết bộ ba

bất khả thi tại Việt Nam.

- Lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước từ năm 2000 đến năm 2013, <http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_cstt/laisuat/banglaisuat?loailai

suatID=1&_afrLoop=170163266117300&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=w i5d1imxy_1#%40%3FloailaisuatID%3D1%26_afrWindowId%3Dwi5d1imxy_1%26 _afrLoop%3D170163266117300%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-

state%3Dwi5d1imxy_129> [Ngày truy cập : 12/08/2013].

- Lãi suất chiết khấu của Ngân hàng nhà nước từ năm 2000 đến năm 2013, <http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_cstt/laisuat/banglaisuat?loailai

suatID=2&_afrLoop=170258188792900&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=w i5d1imxy_126#%40%3FloailaisuatID%3D2%26_afrWindowId%3Dwi5d1imxy_12 6%26_afrLoop%3D170258188792900%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl- state%3Dwi5d1imxy_250> [Ngày truy cập : 12/08/2013].

- Lê Nguyên Thông và các cộng sự, 2012. Bộ ba bất khả thi tại Việt Nam, lựa chọn

hiện tại và hướng đi tương lai.

- Ngô Mỹ Chi, 2011. Thực tiễn điều hành bộ ba bất khả thi tại Việt Nam

- Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2009. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Phi Lân, 2010. Cơ chế truyền dẫn tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng. Vụ thống kê tiền tệ NHNN.

- Nguyễn Thị Huyền Anh , 2011. Sử dụng chính sách tiền tệ trong kiềm chế lạm phát ở Việt Nam theo lý thuyết bộ ba bất khả thi.

- Nguyễn Thị Kim Thanh, 2012. Không chỉ đơn giản là phá giá đồng tiền. Tạp chí tài chính.

- Nguyễn Văn Lượng, 2009. Bộ ba bất khả thi: lý luận và đánh giá sự thay đổi cấu

trúc tài chính ở các quốc gia đang phát triển – đánh giá mẫu hình bộ ba bất khả thi tại Việt Nam.

- Nhà xuất bản tri thức, 2012. Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khn khổ và chính sách tiền tệ ở Việt Nam.

- NHNN, 2010. Báo cáo kinh tế vĩ mơ năm 2010.

- NHNN, 2013. Nhìn lại 2 năm điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước: Kết

quả và những thách thức.

- Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định. Tài chính Quốc tế. Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Trần Thị Lương Bình, 2013. Chính sách tỷ giá và những vấn đề cần đặt ra. Tạp chí kinh tế tài chính số 2-2013.

- Trương Minh Huy và Đồn Thị Thu Huyền, 2008. Lý thuyết bộ ba bất khả thi – con đường nào cho chính sách ở Việt Nam.

- Võ Thị Thanh Trúc, 2012. Nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỉ giá ERPT vào lạm phát ở Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO (2000 – 2011). Luận văn Thạc sĩ.

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

- Vũ Đình Ánh, 2013. Linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ. Báo nhân dân số ra ngày 23/09/2013.

Tiếng Anh

- Aizenman.J, M.D Chinn, H. Ito, 2008. Assessing the emerging global financial architecture: Measuring the trillemma’s configurations over time. NBER Working

paper series.

- Axel Löffler at al., 2012. Limits of Monetary Policy Autonomy by East Asian Debtor Central Banks.

- Federal Reserve Bank of New York, 2000 – 2013, Federal Funds Data, [online] Available at: <http://www.newyorkfed.org/markets/omo/dmm/fedfundsdata.cfm>

[Accessed 10 August 2013].

- Frankel, 1999. No single currency regime is right for all countries or at all times. NBER Working paper series.

- Hiro Ito, 2012. Notes on the Chinn- Ito financial openness index 2012 update. - IMF elibrary – Data, 2013. Data and Statistics [online] Available at: <

http://www.imf.org/external/datamapper/index.php> [Accessed 10 August 2013]

- Le Anh Tu Packard, 2007. Monetary Policy in Vietnam: Alternatives to Inflation

Targeting.

- Niloufer Sohrabji, 2011. Impact of Exchange Rates on Consumer Prices in India

: Comparing different trade Liberalization and Monetary Policy Regimes.

- Rakesh Mohan and Muneesh Kapur, 2009. Volatile Capital Flows and Indian Monetary Policy.

- Rakesh Mohan and Muneesh Kapur, 2009. Managing the Impossible Trinity. - Takatoshi Ito and Kiyotaka Sato, 10.2007. Exchange Rate Changes and Inflation

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách tiền tệ dưới quan điểm bộ ba bất khả thi tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75)