Mô tả biến sử dụng trong phương trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 38 - 42)

Biến Ký hiệu Mô tả Kỳ vọng

dấu Biến phụ thuộc

Hiệu quả hoạt

động 1 ROA

Tỷ số thu nhập sau thuế so với tổng tài sản ngân hàng

Hiệu quả hoạt

động 2 ROE

Tỷ số thu nhập sau thuế so với tổng vốn chủ sở hữu ngân hàng

Hiệu quả hoạt

động 3 NIM

Tỷ số thu nhập lãi thuần so với tổng tài sản ngân hàng

Biến độc lập

Quy mô ngân

hàng LNTA

logarith tự nhiên của giá trị sổ sách

của tổng tài sản ngân hàng + Vốn chủ sở hữu EQ tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài

sản ngân hàng +

Cho vay LOANS tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tài

sản ngân hàng +/-

Rủi ro tín dụng LLP tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín

dụng trên cho vay ngân hàng - Đa dạng hóa NNI tỷ lệ thu nhập ngồi lãi trên tổng tài

sản ngân hàng +

Hiệu quả chi phí NIE tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng

thu nhập hoạt động ngân hàng - Tăng trưởng kinh

tế LNGDP

Logarith tự nhiên của tổng sản

lượng GDP của Việt Nam +/-

Lạm phát INF Phần trăm thay đổi trong chỉ số giá

tiêu dùng CPI của Việt Nam +/- Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu giải thích tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà luận văn đã nhắc đến trong phần 1.2 và 1.3, luận văn thu thập số liệu tài chính của các ngân hàng trong giai đoạn 2009 – 2017 từ các báo cáo tài chính, trong đó các báo cáo này bao gồm bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, và báo cáo thường niên, đồng thời các báo cáo này được tổng hợp bởi Stoxplus.com.

Hơn thế nữa, để có được mẫu nghiên cứu cuối cùng, luận văn thực hiện các bước lọc mẫu như sau:

Đầu tiên bộ dữ liệu nghiên cứu của luận văn không bao gồm những ngân hàng thương mại đã phải thực hiện các thương vụ mua lại bởi Ngân hàng nhà nước và không bao gồm những ngân hàng đã sáp nhập vào các ngân hàng khác nhằm cải thiện mức độ ổn định của ngành ngân hàng tại Việt Nam, hoặc các ngân hàng thuộc diện kiểm sốt đặc biệt từ phía Ngân hàng nhà nước.

Bên cạnh đó, bộ dữ liệu nghiên cứu của luận văn không bao gồm những ngân hàng không cơng bố đầy đủ các báo cáo tài chính và đặc biệt là những ngân hàng không công bố số liệu năm 2017.

Hơn thế nữa, mẫu nghiên cứu của luận văn không bao gồm những ngân hàng khơng có đủ dữ liệu liên tục cũng như khơng đảm bảo không đủ 09 quan sát tương ứng với mỗi ngân hàng để đảm bảo dữ liệu mà luận văn có được là một dữ liệu dạng bảng cân bằng (Balanced data).

Cuối cùng, luận văn thu được mẫu nghiên cứu bao gồm 27 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến năm 2017 tại Việt Nam và tổng quan sát là 243 quan sát.

Ngoài các số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của những ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu, thì luận văn cũng thu thập các số liệu liên quan đến kinh tế vĩ mô như phát triển kinh tế và lạm phát từ Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Chi tiết các ngân hàng được trình bày trong phần phụ lục 2 của luận văn.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dự kiến sử dụng phương pháp ước lượng OLS như cách hồi quy mà Sufian và Habibullah (2009) đã áp dụng trong nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả. Cụ thể các tác giả đã sử dụng mơ hình hồi quy OLS gộp, mơ hình tác động cố định và mơ hình tác động ngẫu nhiên. Các mơ hình theo phương pháp hồi quy OLS này được xem như là các mơ hình hồi quy đơn giản nhất và dễ dàng sử dụng trong hầu hết các mơ hình nghiên cứu. Nhưng các mơ hình này nói riêng và phương pháp hồi quy OLS nói chung yêu cầu phải thỏa các giả thuyết khi hồi quy. Bởi nếu vì phạm các giả thuyết này thì kết quả thu được sau khi hồi quy bởi phương pháp ước lượng OLS sẽ không đáng tin cậy vì kết quả này có thể đã bị chệch. Cụ thể các giả thuyết này bao gồm các giả thuyết sau:

Các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối tương quan tuyến tính Đa cộng tuyến khơng tồn tại trong mơ hình nghiên cứu

Tự tương quan khơng tồn tại trong mơ hình nghiên cứu Phương sai thay đổi khơng tồn tại trong mơ hình nghiên cứu Nội sinh khơng tồn tại trong mơ hình nghiên cứu

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây chẳng hạn như Garcia – Herrero và các cộng sự (2009) và Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016) khi phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng đều cho rằng có thể tồn tại vấn đề nội sinh tiềm tàng trong mơ hình nghiên cứu giải thích hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.

Đồng thời, phương trình hồi quy (1) có sử dụng giá trị biến trễ của biến phụ thuộc (hiệu quả kinh doanh của ngân hàng năm trước), vì thế theo Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016), mơ hình nghiên cứu sẽ có hiện tượng nội sinh và hiện tượng này cần phải được giải quyết để kết quả hồi quy trở nên hiệu quả và đáng tin cậy. Do đó có thể thấy rằng giả thuyết “Nội sinh khơng tồn tại trong mơ hình nghiên cứu” đã bị vi phạm. Để giải quyết vấn đề này thì các nghiên cứu trước đây cũng đề cử hai phương pháp hồi quy mang tên là hồi quy hai bước (hay còn được gọi là hồi quy biến công cụ) và hồi quy GMM. Hơn thế nữa, sự khác biệt rõ rệt giữa hai phương pháp hồi quy này chính là hồi quy hai bước cũng có phần giống với phương pháp hồi quy OLS khi phải thỏa hai giả thuyết:

Hiện tượng Tự tương quan khơng tồn tại trong mơ hình nghiên cứu Hiện tượng Phương sai thay đổi không tồn tại trong mơ hình nghiên cứu

Trong khi đó phương pháp hồi quy GMM lại khơng u cầu phải thỏa hai giả thuyết này. Cho nên, để lựa chọn được phương pháp hồi quy thích hợp ước lượng mơ hình nghiên cứu giải thích lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, luận văn tiến hành kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan trong mơ hình nghiên cứu. Trong trường hợp có tồn tại một trong hai hiện tượng này thì phương pháp hồi quy GMM sẽ được lựa chọn vì phù hợp hơn khi có thể giải quyết cả vấn đề nội sinh, tự tương quan và phương sai thay đổi (Trujillo – Ponce, 2013; Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm, 2016) ngược lại thì luận văn sẽ áp dụng phương pháp hồi quy hai bước.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích mơ tả thống kê và ma trận tương quan

Luận văn thực hiện phân tích mơ tả sơ bộ các biến được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu của luận văn bằng cách phân tích các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, trung vị và giá trị nhỏ nhất của các biến này. Luận văn thể hiện mô tả sơ bộ các biến trong bảng 4.1. Kết quả trong bảng 4.1 cho thấy rằng hiệu quả kinh doanh được đại diện bởi ROA có giá trình trung bình đạt 0.0082, con số này cho thấy rằng các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu nhìn chung tạo ra được lợi nhuận sau thuế bằng 0.82% so với tổng tài sản mà các ngân hàng đang nắm giữ. Giá trị độ lệch chuẩn bằng 0.0062 cho thấy rằng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng được đại diện bởi ROA có sự khác biệt trong giai đoạn nghiên cứu. Biến ROA có giá trị nhỏ nhất đạt -0.0134 và có giá trị lớn nhất đạt 0.0475.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)