CHƯƠNG 5 .KẾT LUẬN
5.2. Hàm ý chính sách
Từ các kết quả nghiên cứu mà luận văn đã phát hiện khi thực hiện ước lượng mơ hình nghiên cứu, luận văn có đưa ra một số hàm ý chính sách dành cho các nhà quản lý của ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam.
o Các nhà quản lý ngân hàng
Đầu tiên các nhà quản lý ngân hàng có thể cân nhắc đến việc kiểm sốt lại hoạt động cho vay của ngân hàng. Mặc dù được biết đến với việc mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho một ngân hàng, nhưng khi cho vay thì các ngân hàng bắt buộc phải trích lập
dự phịng rủi ro tín dụng. Cho nên các ngân hàng càng cho vay càng nhiều thì sẽ phải trích lập chi phí dự phịng rủi ro tín dụng càng nhiều nếu như hiệu quả quản trị của các ngân hàng này tương đối yếu kém. Khi đó chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng sẽ trực tiếp làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, nói cách khác, hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng sẽ suy giảm mặc dù hoạt động cho vay được biết đến là hoạt động sinh lời nhất của ngân hàng. Hơn thế nữa, một ngân hàng có tỷ lệ cho vay càng cao thì sẽ càng phải đối mặt với áp lực từ phía Ngân hàng Nhà nước do phải đảm bảo các tỷ lệ an tồn vốn, khi đó các ngân hàng này sẽ phải huy động các khoản tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế. Việc huy động như thế này sẽ làm cho chi phí từ lãi của ngân hàng gia tăng lên, dẫn đến lợi nhuận của các ngân hàng lại suy giảm. Vì vậy, các nhà quản lý ngân hàng cần phải tính tốn kỹ lưỡng cần phải cho vay bao nhiêu với mức tiền gửi mà ngân hàng đang có để vừa đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn mà Ngân hàng nhà nước quy định vừa có thể tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng tránh phải trích lập q nhiều dự phịng rủi ro tín dụng.
Hơn thế nữa, các nhà quản lý của các ngân hàng có thể cân nhắc đến việc mở rộng quy mô hoạt động nếu muốn cải thiện hiệu quả kinh doanh. Bởi do ngân hàng có quy mơ càng lớn có thể tận dụng tốt ưu thế quy mô trong nền kinh tế để giảm thiểu chi phí tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài, cho nên các ngân hàng có quy mơ càng lớn có thể thu được các nguồn tài trợ để trang trải cho các hoạt động của ngân hàng với chi phí tiếp cận là thấp nhất. Tuy nhiên, các nhà quản lý ngân hàng càng phải chắt lọc đầu vào kỹ lưỡng khi tuyển dụng nhân sự bởi vì quy mô hoạt động rộng với lượng nhân sự nhiều nhưng các nhân sự này không làm việc hiệu quả với hiệu suất cao thì cũng có thể dẫn đến một tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý ngân hàng cũng có thể xem xét đến việc đẩy mạnh thực thi chính sách đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng. Bởi vì khi chính sách đa dạng
có thu nhập lãi thuần, do đó tổng thu nhập hoạt động của các ngân hàng này sẽ gia tăng. Hơn thế nữa, thu nhập ngồi lãi có thể đóng vai trị như là một tấm đệm chống lại rủi ro tín dụng khi thực hiện cấp tín dụng cho các khách hàng.
Đồng thời, các nhà quản lý của ngân hàng cũng nên thực hiện việc đẩy mạnh vốn chủ sở hữu của ngân hàng để có thể thúc đẩy hiệu quả kinh doanh cũng như đảm bảo các tỷ lệ an tồn vốn của Ngân hàng Nhà nước quy định khơng bị vi phạm. Do các ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng cao thì chi phí từ lãi của ngân hàng sẽ thấp hơn các ngân hàng còn lại. Đồng thời các ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao cho thấy các ngân hàng có mức độ rủi ro thấp do đó các ngân hàng sẽ có hiệu quả kinh doanh tương đối cao hơn so với các ngân hàng còn lại.
o Các nhà hoạch định chính sách
Các nhà hoạch định chính sách cũng có thể gián tiếp gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bằng cách phối hợp thực hiện cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa một cách thích hợp để có thể kích thích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bởi khi nền kinh tế càng tăng trưởng thì sẽ khuyến khích các ngân hàng thực hiện cho vay nhiều hơn và do đó sẽ gia tăng thu nhập lãi cận biên, từ đó cải thiện thu nhập cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Ngoài ra lạm phát cũng là yếu tố mà các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm khi mong muốn gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng từ đó tăng sức mạnh của nền kinh tế. Cụ thể điều mà các nhà hoạch định chính sách cần làm là dự báo chính xác hoặc tương đối chính xác sự thay đổi trong lạm phát của Việt Nam trong từng thời kỳ với tần suất theo tháng. Do nếu các nhà quản lý ngân hàng có thể dự báo đúng được chiều hướng di chuyển của lạm phát thì các nhà quản trị có thể điều chỉnh các phần chi phí mà ngân hàng đang gánh chịu cho q trình hoạt động kinh doanh chẳng hạn như
chi phí lương, chi phí từ lãi…Khi đó các ngân hàng này sẽ có thể tăng mức thu nhập mà ngân hàng đạt được nhanh hơn với sự gia tăng trong chi phí của ngân hàng, kết quả là lợi nhuận của các ngân hàng sẽ cao hơn so với thời kỳ khác.