Chương II : Thực trạng về vấn đề quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo
2.2.4. Điều tiết các quan hệ thị trường, các hoạt động thương mại
Hiện nay, nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Giá cả mặt hàng lúa, gạo được hình thành theo cơ chế thị trường. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng lúa, gạo được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá các mặt hàng trên qua các biện pháp kinh tế vĩ mơ như xây dựng và ban hành các chính sách phát triển sản xuất, điều hồ cung cầu…. và sử dụng biện pháp bình ổn giá (trong đó có biện pháp quy định khung giá) đối với hàng hoá dịch vụ thuộc danh mục hàng hố, dịch vụ thực hiện bình ổn giá khi có biến động bất thường về giá hoặc khi mặt bằng giá biến động làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế xã hội, gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Thực tế khi thực hiện Luật Giá đến nay, giá cả mặt hàng lúa gạo tương đối ổn định, không xảy ra trường hợp biến động bất thường. Nhà nước chưa phải áp dụng các biện pháp bình ổn giá mà chủ yếu kiểm sốt giá qua hình thức kê khai giá. Đồng thời, Nhà nước cũng thực hiện quản lý và bình ổn giá thị trường theo quy định của pháp luật thông qua việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra… góp phần tạo mặt bằng giá ổn định cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nơng dân. Hàng năm, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản công bố giá mua lúa định hướng từ đầu vụ theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo để làm cơ sở điều tiết giá lúa gạo trên thị trường.
Bên cạnh đó, căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch, số lượng được giao, vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, Bộ Tài chính quy định giá mua tối đa, giá mua cụ thể lúa gạo dự trữ quốc gia theo quy định của Luật Dự trữ Quốc gia và Luật Giá. Theo đó, lúa dự trữ quốc
gia được mua trực tiếp của mọi đối tượng, gạo dự trữ quốc gia được thực hiện đấu thầu. Thơng qua đó, đã góp phần ổn định giá thóc gạo trên thị trường, tránh tình trạng giá lúa gạo xuống thấp.
Thực tế thị trường gạo trong những năm qua cho thấy, khi nguồn cung về gạo trong nước quá lớn, sẽ khiến giá gạo xuống thấp. Mà các DN thường xảy ra tình trạng lưng chừng trong việc dự trữ lúa gạo. Vì vậy nhà nước đã đưa ra biện pháp nhằm bình ổn giá gạo, điều tiết thị trường, tránh tình trạng rớt giá. Cơ chế ổn định giá lúa chủ yếu thông qua dự trữ lưu thông của nhà nước: khi giá lúa xuống thấp Nhà nước sẽ can thiệp bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu mua tạm trữ lúa theo cơ chế giá mua phải bảo đảm nông dân đạt được 30% lợi nhuận so với giá bán. Doanh nghiệp xuất khẩu được giao chỉ tiêu tạm trữ lưu thông ở mức 20% năng lực xuất khẩu. Tuy nhiên, vốn dự trữ lưu thông chủ yếu là vốn vay kinh doanh của chính các doanh nghiệp với lãi suất thỏa thuận. Ngồi ra, cơ quan dự trữ quốc gia cũng thu mua lúa gạo vào để kiềm giữ giá, tuy nhiên tác động không đáng kể vì lượng mua dự trữ khơng nhiều.
Bên cạnh đó nhà nước điều tiết thị trường gạo XK thông qua thuế suất. Mức thuế này sẽ tạo ra sự chênh lệch giá giữa gạo trong nước (phục vụ nhân dân và kho dự trữ quốc gia) và giá gạo thế giới (phục vụ doanh nghiệp và nhà nước có nguồn thu). Như vậy, người dân vẫn được hưởng giá gạo tương đối thấp so với giá thế giới. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng khơng có động lực xuất khẩu ồ ạt vì họ xuất khẩu được thì cũng chỉ thu giá khơng khác gì giá bán trong nước, số tiền này sẽ vào thẳng ngân sách. Với cách điều hành thị trường bằng “thuế xuất khẩu”, sẽ không bao giờ lo thiếu gạo trong nước vì khi người dân có nhu cầu gạo tăng lên một chút, giá trong nước sẽ tăng và doanh nghiệp sẽ có động lực bán trong nước thay vì xuất khẩu. Tất nhiên, chính sách này chỉ áp dụng như một tình huống đặc biệt, khi Chính phủ khơng tự tin với an ninh lương thực trong nước, mà cầu gạo thế giới thì tăng ầm ầm. Có ý kiến cho rằng “thuế” thì phải do Quốc hội thơng qua, Chính phủ khơng có thẩm quyền áp dụng tùy ý.