Chương II : Thực trạng về vấn đề quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo
2.2.5. Giám sát thực hiện, xử lý và điều chỉnh các giải pháp chính sách
thương mại
Cách đây 3 năm, vào năm 2018, Nghị định 107/2018/NĐ-CP được ban hành, VCCI (phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam) là đơn vị tập hợp thông tin, ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp - là một trong những đơn vị đầu tiên thay mặt cộng đồng lên tiếng cảm ơn Bộ Công thương về quyết định đơn giản hóa của hệ thống điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Nhờ sự đơn giản hóa trên, nhiều doanh nghiệp đã tham gia thị trường xuất khẩu gạo, trước đó vốn dành ưu ái hơn cho khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tính đến cuối tháng 11/2021, có 205 thương nhân được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Nhưng có đến 39 doanh nghiệp qua 2 năm khơng xuất khẩu gạo lần nào.
Trong q trình thực thi Nghị định số 107/2018/NĐ – CP, việc hậu kiểm cuẩ nhiều Sở Công Thương đã bộc lộ nhiều hạn chế như: Chậm tiến hành hậu kiểm do không xác định được Sở Cơng Thương tại tỉnh/ thành phố nào chủ trì do thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có thể kê khai kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo tại nhiều địa phương để được cấp giấy chứng nhận, việc duy trì điều kiện kinh doanh của các thương nhân cịn chưa được quan tâm, đáp ứng, đặc biệt là về cệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn ký thuật, dây chuyền sản xuất, chế biến, thiết bị phòng hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, …nhưng chưa được Sở Cơng Thương các tính kịp thời giám sát, báo cáo. Dẫn đến việc phát hiện ra sai sót mất nhiều thời gian. Đến tận 2 năm sau, mới đưa ra các dự thảo thay đổi. Dự thảo sửa đổi được đưa ra vào ngày 25/11/2021.
Trong quá trình thực hiện nghị định 107/2018 NĐ-CP cũng gặp nhiều vấn đề sai phạm như thay đổi trụ sở chính, thay đổi cơ sở sản xuất, thay đổi thơng tin trên giấy chứng nhận. Tuy nhiên, hiện chưa có đầy đủ chế tài hoặc chế tài chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm.
Dự thảo chưa đưa ra thông tin để thuyết phục rằng, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có quy mơ tối thiểu 5.000 tấn thóc; cơng suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ thì sẽ đảm bảo
chất lượng, an tồn thực phẩm hơn là các cơ sở có quy mơ, cơng suất bé hơn, trong khi tất cả các cơ sở này đều đáp ứng về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành”, VCCI làm rõ quan điểm khi đề nghị thận trọng với đề xuất dựng lại điều kiện kinh doanh của Bộ Công thương.
Quan điểm của Bộ Công thương khi đưa ra đề xuất trên khá rõ trong Công văn gửi VCCI và các hiệp hội để lấy ý kiến cho Dự thảo nghị định sửa đổi trên, đó là vì các quy định hiện hành dẫn đến sự không công bằng trong đầu tư tham gia thị trường của các thương nhân. Bộ này cũng cho rằng, tiêu chuẩn hóa đối với việc đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm bảo đảm đồng bộ năng lực chế biến của cả ngành.
Đặc biệt, trong tờ trình gửi các doanh nghiệp lấy ý kiến góp ý Dự thảo, Bộ Cơng thương cũng nhắc tới thống kê 39 thương nhân có trụ sở tại 16 tỉnh, thành phố không xuất khẩu gạo từ tháng 12/2019 cho tới cuối tháng 11/2021. Đây là các doanh nghiệp thuộc diện phải xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Nhưng VCCI không đồng tình với luận điểm này với 2 lý do.
Một là, quy định về quy mô, công suất tối thiểu đối với cơ sở của thương nhân xuất khẩu gạo sẽ không đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi muốn tham gia vào thị trường này.
Hai là, Nhà nước không nên sử dụng công cụ điều kiện kinh doanh để yêu cầu tất cả thương nhân kinh doanh trên thị trường đều phải có quy mơ lớn, trong khi chưa chứng minh một cách thuyết phục mục tiêu chính sách này là phù hợp.
Ngay trong Dự thảo sửa đổi liên quan đến xuất khẩu gạo, cịn có những quy định nếu được thực thi, sẽ ảnh hưởng đến sự bình đẳng giữa doanh nghiệp. Như đề xuất thời hạn giấy chứng nhận phù hợp với thời hạn của hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo…, dù đây là giao dịch dân sự giữa các doanh nghiệp, có thể thay đổi, điều chỉnh. Chưa kể sẽ có sự khác biệt lớn về thời hạn giấy chứng nhận giữa doanh nghiệp đi thuê và doanh nghiệp sở hữu các tài sản trên.
Thị trường cạnh tranh sẽ là bộ lọc tốt nhất cho các doanh nghiệp có năng lực. Chúng tơi mong các cơ quan quản lý nhà nước đặt rõ mục tiêu này khi xây dựng, đề xuất điều kiện kinh doanh”, ơng Hồng Quang Phịng, Phó chủ tịch VCCI chia sẻ quan điểm.
Đây không phải là lần đầu tiên đề nghị tôn trọng thị trường cạnh tranh, tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp được các doanh nghiệp đặt ra với các cơ quan quản lý nhà nước. Chỉ trong hơn 1 tháng qua, VCCI đã có hàng loạt khuyến nghị liên quan đến cải thiện thủ tục đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan… thông qua các cuộc đối thoại với doanh nghiệp. Nhiều đề nghị xem xét lại quy định trong các dự thảo liên quan đến điều kiện kinh doanh, xử phạt hành chính với doanh nghiệp trong lĩnh vực mơi trường, đào tạo nghề, thương mại điện tử…
Nhưng, việc dựng lại rào cản ngay khi cả nền kinh tế, từng doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức sống cịn do dịch bệnh, đang tìm cách phục hồi, thực sự khiến khơng riêng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu gạo đứng ngồi khơng n.
Ơng Hồng Quang Phịng buộc phải nhắc lại những điều kiện không khả thi trong các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong năm 2020, đầu năm 2021 mà VCCI và nhiều hiệp hội đã phải lên tiếng, kiến nghị mất nhiều thời gian mới được sửa đổi.
“Trong ngắn hạn, các quy định bất cập làm khó doanh nghiệp, nhưng tổng thể, chúng gây khó khăn việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế. Hơn thế, tư duy ưu tiên quản lý nhà nước bằng công cụ điều kiện kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chuyển sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và để hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn”, ơng Phịng nói, nhắc tới hàng loạt cơng việc đang làm liên quan đến rà sốt hệ thống văn bản về kinh doanh, tổng hợp ý kiến doanh nghiệp về thực thi các gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động