: Bảo vệ môi trường
4.2.2 Phương thức chăn nuôi, mô hình chăn nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thá
Qua bảng 4.6 cho thấy, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của toàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên tương đối ổn định từ năm 2010 là 11.723 tấn lên 11.898 tấn năm 2011, huyện Phổ Yên là cửa ngõ đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.. Tuy sản lượng thịt lợn hơi tăng nhưng không nhiều là do trong các năm gần đây giá cả các loại thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vật tư phục vụ chăn nuôi giữ ở mức giá khá cao, trong khi giá sản phẩm chăn nuôi lại thấp và không ổn định đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất chăn nuôi của không chỉ huyện, mà còn ảnh hưởng tới kết quả chăn nuôi chung của toàn tỉnh.
4.2.2 Phương thức chăn nuôi, mô hình chăn nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
- Hầu hết các trang trại trên địa bàn huyện Phổ Yên được thành lập trong khoảng thời gian từ 2005 – 2010, chỉ có 1 số ít được thành lập tại các thời điểm trước hoặ sau giai đoạn này.
Phương thức chăn nuôi: nuôi lợn thịt trên nền chuồng : nền lát bê tông hoặc lát gạch, còn lợn lái được nuôi trong cũi sắt.
- Mô hình chăn nuôi kết hợp vườn cây, ao cá đã được áp dụng từ rất lâu và mạng lại hiệu quả kinh tế, xong không phải trang trại nào cũng có thể áp dụng do chủ yếu được xây dựng chung với khuôn viên nhà ở và diện tích đất đai chật hẹp. Có tới 23/38 trang trại được phỏng vấn, chiếm tỷ lệ 60,5%.
Bảng 4.7. Mô hình chăn nuôi lợn đang áp dụng tại một số trang trại
Mô hình Số hộ Tỷ lệ (%)
Vườn-Ao-Chuồng (VAC) 4 10,5
Ao-Chuồng (AC) 3 8
Vườn-Chuồng (VC) 8 21
Tổng 38 100
(Nguồn: Kết quả điều tra trang trại, 2014)
Bảng 4.7 cho thấy, các trang trại ứng dụng mô hình chăn nuôi khép kín vườn - ao - chuồng còn rất ít, chiếm tỷ lệ 10,5%. Có 8 % các trang trại được hỏi chăn nuôi theo mô hình ao - chuồng, 21% số hộ áp dụng theo mô hình vườn - chuồng, nhằm sử dụng một phần chất thải chăn nuôi. Đây là loại mô hình nửa khép kín khá phổ biến tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.