4. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Tổng hợp thảo luận kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát 261 doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khốn Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2008 đến năm 2014 tác giả cho ta thấy được một cái nhìn tổng quát về các nhân tố tác động trực tiếp đến mức độ vay nợ của một doanh nghiệp mà trong đó yếu tố đáng chú ý là cơ hội tăng trưởng. Các biến kiểm sốt cịn lại là các biến được sử dụng hầu hết trong các bài nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
Việc xác định lượng nợ vay phù hợp là công tác quan trọng trong việc hoạch định cấu trúc vốn cho các nhà quản trị vì tại cấu trúc vốn tối ưu doanh nghiệp có thể cân bằng được lợi ích và chi phí do nợ mang lại. Bài nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết đánh đổi tĩnh và lý thuyết đánh đổi động trong đó cấu trúc vốn tối ưu là
một hàm của các biến số về đặc điểm của từng doanh nghiệp và từng ngành mà nó hoạt động tại từng thời điểm khác nhau.
Bằng nhiều phương pháp hồi quy khác nhau, tác giả thu được một số kết quả của bài nghiên cứu như sau:
(1) Cơ hội tăng trưởng là một yếu tố quan trọng tác động đến nợ vay của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và địn bẩy tài chính là
nghịch biến tuy nhiên việc sử dụng biến MB tuyến tính để đại diện cho cơ
hội tăng trưởng là chưa phản ánh đúng bản chất giữa chúng, việc chuyển
đổi biến MB thành hình thức phi tuyến e-MB đã thiết lập một mơ hình mới
tốt hơn và phù hợp hơn trong hồi quy đòn bẩy của doanh nghiệp. Điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp cụ thể là trong bài tham khảo chính của Qi Lin (2015). Tuy nhiên so với nghiên cứu của Hồ Đình Thắng (2015) thì mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và nợ là mối quan hệ bậc 3, với những doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng ở mức thấp và cao thì đó là ngược chiều, và là cùng chiều khi doanh nghiệp đó có cơ hội tăng trưởng là trung bình. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Mến (2015) cho rằng hình thức phi tuyến có khả năng giải thích cho địn bẩy tốt hơn hình thức tuyến tính. Cơ hội tăng trưởng phản ánh khả năng phát triển mở rộng, lớn mạnh trong tương lai của các doanh nghiệp. Tương quan ngược chiều giữa cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy trong các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX cho thấy nợ được dùng như một cách để tiết chế và kiểm soát những hành động của nhà quản lý. Khi các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng càng cao thì sử dụng càng ít nợ chứng tỏ doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX tài trợ cho các dự án, cơ hội đầu tư của họ không thông qua nợ mà thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc ưu tiên trong việc sử dụng lợi nhuận giữ lại. Đặc trưng của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khốn nói riêng giai đoạn sau khủng hoảng tài chính tồn cầu là rất hạn chế sử dụng lợi ích của
vay nợ hay cịn gọi là lợi ích từ tấm chắn thuế một phần do nền kinh tế Việt Nam đang ở thời kỳ suy thối và trì trệ, sản xuất hàng hóa tiêu thụ chậm.
(2) Mức độ tác động của cơ hội tăng trưởng lên địn bẩy tài chính của doanh nghiệp càng mạnh mẽ hơn đối với các cơng ty có mức độ tập trung sở hữu thấp và đối diện với hạn chế tài chính nghiêm trọng hơn. Thực tế cho thấy sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam còn kém xa so với thị trường vốn vì vậy khi muốn vay nợ các cơng ty chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng. Dưới sự giám sát của ngân hàng khi sử dụng nợ vay các cổ đơng kiểm sốt ít có khả năng sử dụng vốn vay vào các mục đích chỉ tạo ra lợi ích cho cá nhân dẫn đến kết quả khi sở hữu càng ít tập trung thì tác động của cơ hội tăng trưởng lên đòn bẩy càng mạnh mẽ.
(3) Ngoài ra kết quả từ ước lượng GMM cũng cho thấy các yếu tố về đặc điểm doanh nghiệp cũng tác động đến việc sử dụng đòn bẩy tại Việt Nam. ROA
(khả năng sinh lời) có tác động dương đến địn bẩy tài chính. Điều này
phù hợp với lập luận của lý thuyết đánh đổi và kết quả hồi quy của Qi Lin (2015). Thực tế ở Việt Nam các cơng ty có khả năng sinh lời cao thì các nhà quản lý thích vay mượn nhiều hơn để được hưởng lợi ích từ tấm chắn
thuế. Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến nợ vay là quy mô doanh
nghiệp (SIZE). Kết quả cho thấy quy mô doanh nghiệp có tác động âm đến đòn bẩy. Điều này được lý giải dựa trên vấn đề bất cân xứng thông tin. Các công ty lớn gặp phải vấn đề bất cân xứng thơng tin ít hơn các cơng ty nhỏ vì vậy chi phí cho vốn chủ sở hữu thấp hơn và cơng ty có nhiều khả năng phát hành cổ phiếu hơn là sử dụng nợ vay.