So sánh hiện trạng và dự báo đối với khách có lưu trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 43 - 45)

Đơn vị: Nghìn lượt khách

Số liệu 2010 2016

Khách quốc tế Khách nội địa Khách quốc tế Khách nội địa Dự báo QHdu lịch.2005 341 6.000 461 7.400 Thực tế 205 2.211 430 4.170 Sai lệch -60% - 360% -17% -156%

Nguồn: Báo cáo Sở Du lịch tỉnh BRVT và phân tích của chuyên gia

So với dự báo trong du lịch, số liệu khách du lịch hiện trạng so với dự báo có sự chênh lệch. Điều này có thể giải thích do dự báo giai đoạn trước chỉ tính số lượng có lưu trú, nhưng chưa tính đến thực tế hiện này là khách du lịch nội địa đến Bà Rịa -Vũng Tàu có cả đi trong ngày, khơng có lưu trú do điều kiện giao thông thuận lợi, trong lúc sản phẩm chưa có gì mới, đặc biệt là sản phẩm vui chơi giải trí để có thể kéo dài ngày khách.

Như vậy, xét về số lượng và đối tượng khách thì du lịch BR-VT cịn nhiều điểm yếu đó là: khách lưu trú khơng cao, dịng khách quốc tế, chủ yếu thông qua thị trường trung chuyển, khách trực tiếp do các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh đưa về còn rất hạn chế.

3.2.1.2. Thời gian lưu trú trung bình

Theo số liệu khảo sát, thời gian lưu trú trung bình của khách giai đoạn 2005 - 2017 cho một du khách quốc tế trên địa bàn là 2,0 ngày, khách du lịch nội địa 1,45 ngày (Phụ lục 2 - Bảng số 1), trong khi đó tại các tỉnh có cùng đặc thù du lịch biển, vào năm 2017 con số này cao hơn rất nhiều, cụ thể: Đà Nẵng là 4,8 ngày, Quảng Nam là 3,9 ngày, Khánh Hồ 6,2 ngày và Bình Thuận là 5,7 ngày.

Như vậy, tỉnh BR-VT tuy có tiềm năng tài nguyên biển tương đồng, thậm chí đa dạng hơn so với các tỉnh trên nhưng lại có số ngày lưu trú thấp hơn. Nguyên nhân chủ quan là chất lượng sản phẩm chưa thu hút được khách lưu lại trên địa bàn, còn thiếu các dịch vụ bổ trợ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách; nguyên nhân khách quan là khoảng cách địa lý các điểm du lịch của tỉnh BR-VT với điểm xuất phát của khách gần hơn, khách du lịch có thể đi về trong ngày, không cần lưu trú, đặc biệt là thị trường khách du lịch TP.HCM, các tỉnh lân cận.

3.2.1.3. Về mức chi tiêu của khách du lịch

Theo số liệu cập nhật được của Sở Du lịch tỉnh BR-VT từ các cơng ty lữ hành có tổ chức đưa khách đến tỉnh BR-VT, cũng như căn cứ vào chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn Tỉnh thì mức chi tiêu trung bình của khách du lịch giai đoạn nghiên cứu từ 55 – 85 USD, riêng năm 2017 mức chi tiêu của khách lưu trú trên địa bàn có tăng cao hơn đối với khách quốc tế, đặc biệt tại các khu du lịch có chất lượng cao như hồ Tràm, các cơ sở lưu trú liên doanh quốc tế. Nếu tính chung mức chi tiêu trung bình cho cả giai đoạn 2005 - 2017 thì mức chi tiêu trung bình của khách du lịch quốc tế là khoảng 65 - 80 USD/ngày/khách (trung bình khoảng 1,35 triệu đồng/khách/ngày); khách nội địa là 17 – 25 USD/ ngày khách (trung bình khoảng 250 ngàn đồng), cịn đối với khách tham quan thì rất thấp khoảng 3 – 10 USD/ngày/khách (trung bình khoảng 100 ngàn đồng). Nguyên nhân mức chi tiêu thấp là do các dịch vụ bổ sung trên địa bàn thiếu cả số lượng và chất lượng đặc biệt là các khu vui chơi, giải trí, khu mua sắm chất lượng cao; đối tượng khách tham quan chủ yếu là tới tắm biển và hầu như không sử dụng đến các sản phẩm, dịch vụ du lịch, thậm chí có nhiều khách khơng chi tiêu cho bất cứ dịch vụ nào trong quá trình tham quan, do khách tự túc mọi dịch vụ trong quá trình đến các điểm du lịch trên địa bàn (Phụ lục 02- Bảng số 1). So với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, mức chi tiêu này chỉ thấp hơn TP.HCM (140 USD); so với các tỉnh có cùng lợi thế biển thì mức chi tiêu khách du lịch của tỉnh BR- VT thấp hơn một số tỉnh thành phố như: Đà Nẵng (127,7 USD), Quảng Nam (75,9 USD) và Khánh Hoà (86,2 USD).

Về cơ cấu chi tiêu, khách du lịch quốc tế đến BR-VT chi tiêu chủ yếu cho dịch vụ thuê phòng và ăn uống (chiếm tới 58%), đối với cơ sở dịch vụ cao cấp mới tại khu du lịch Hồ Tràm, hoặc một số cơ sở lưu trú 4 - 5 sao thì mức chi tiêu này lên đến trên 68% tồn bộ chi tiêu trong chuyến đi du lịch trên địa bàn. Chi tiêu cho ăn uống khoảng 30 - 40%, vận chuyển 5 - 15%, chi tiêu cho tham quan chiếm tỷ trọng rất ít từ 2 - 5%, chi tiêu cho mua sắm từ 1 - 3%.

Qua đó cho thấy các dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí và dịch vụ tham quan chiếm tỷ lệ quá thấp trong tổng mức chi tiêu của du khách và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến doanh thu của ngành du lịch không cao, dù lượng khách rất đông.

3.2.1.4. Tổng thu từ du lịch

- Tổng thu từ khách du lịch

Như đã phân tích ở trên, số lượng khách du lịch và mức chi tiêu du khách có sự tăng đều qua các năm, điều này dẫn đến tốc độ tăng trưởng về tổng thu từ khách du lịch của BR-VT trong cả giai đoạn, đặc biệt là các năm cuối kỳ nghiên cứu; nếu như tổng thu từ khách năm 2005 đạt 890 tỷ đồng thì đến năm 2017 con số này đạt mức 4.868 tỷ đồng (khơng tính mức trượt giá).

Nếu so sánh với dự báo đưa ra trong dự báo Quy hoạch 2005 định hướng đến năm 2015 thì số liệu tổng thu từ khách du lịch sai lệch không nhiều mặc dù số lượt khách du lịch chênh lệnh khá lớn. Nguyên nhân, có thể do số liệu dự báo thời gian lưu trú trung bình, mức chi tiêu trong năm 2005 được tính tốn tương đối cao so với thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)