So sánh hiện trạng và dự báo về lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 33 - 39)

Đơn vị: Lao động Số liệu 2010 2016 Dự báo QH2005 9.840 14.440 Thực tế 13.950 18.750 Sai lệch +17% +13%

Nguồn: Báo cáo Sở Du lịch tỉnh BRVT và phân tích của chuyên gia

Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh BR-VT vẫn đang thiếu hụt khoảng 33% (theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh BR-VT) nguồn nhân lực chất lượng cao về chuyên mơn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ ở cả cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực tại địa phương trong những năm qua tuy được quan tâm nhưng chưa thực sự hiệu quả, chưa thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao từ nơi khác về làm việc, bản thân các doanh nghiệp cịn thụ động, trơng chờ vào cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ của lực lượng lao động.

So sánh với một số tỉnh ven biển, số lượng lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch không chênh lệch nhiều (Phụ lục 2 - Bảng số 6).

Về cơ sở đào tạo cho chuyên ngành du lịch: Đa số lao động trên địa bàn được

đào tạo từ các trường tại TP. HCM, chiếm đến 67%, còn lại là các trường cao đẳng và trung cấp nghề tại TP. Vũng Tàu. Quy mô các cơ sở đào tạo của Tỉnh hiện đang dần được nâng cấp cả về cơ sở vật chật và chất lượng đào tạo. Ngồi ra Tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tổ chức đào tạo tại chỗ, qua đó từng bước chuẩn hóa cũng như tăng số lượng lao động đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch.

Đây là một lợi thế của tỉnh BR-VT so với tỉnh Bình Thuận, khi có các cơ sở đào tạo chuyên ngành về du lịch ngay tại địa phương, tạo thuận lợi cho công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh trong tương lai, nhằm góp phần đưa du lịch tỉnh đi lên là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Đánh giá chung, lao động trong ngành du lịch có mức tăng trưởng khá cao về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển du lịch trong thời gian tới thì nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các cơ sở lưu trú cao cấp vẫn còn thiếu.

3.1.5. Nguồn vốn

Theo báo cáo của Sở Du Lịch, tính đến tháng 7/2017, trên địa bàn tồn tỉnh có 167 dự án đầu tư du lịch với tổng diện tích là 2.689,10 ha; tổng số vốn đăng ký đầu tư là 45.886,29 tỉ đồng và 9.055,2 triệu USD. Cụ thể như sau:

+ Dự án có vốn đầu tư nước ngồi: 18 dự án, tổng diện tích là: 651,84 ha; tổng số vốn đăng ký đầu tư là 9.055,2 triệu USD; tổng vốn thực hiện là 754,22 triệu USD, đạt 8,3 % trên tổng vốn đăng ký.

+ Dự án đầu tư trong nước: 149 dự án, tổng diện tích là 2.046,26 ha; tổng số vốn đăng ký đầu tư là 45.886,29 tỉ đồng; tổng vốn thực hiện là 9.818,94 tỉ đồng, đạt 21,39% trên tổng vốn đăng ký.

Vốn thực hiện các dự án theo từng địa bàn huyện trên tỉnh BR-VT như sau: + Tại Thành phố Vũng Tàu: Có 34 dự án với tổng diện tích là 548,45 ha; tổng vốn đăng ký là 12.987,99 tỉ đồng và 4.699,3 triệu USD. Tổng vốn thực hiện là 5.711,6 tỉ đồng và 47,5 triệu USD.

+ Tại Huyện Long Điền: Có 12 dự án với tổng diện tích là 155,2 ha; tổng vốn đăng ký là 11.150,7 tỉ đồng. Tổng vốn thực hiện là 912,55 tỉ đồng (đạt 8,18%).

+ Tại Huyện Đất Đỏ: Có 24 dự án với tổng diện tích là 469,87ha; tổng vốn đăng ký là 8.316,8 tỉ đồng và 25 triệu USD.

+ Tại Huyện Tân Thành: Có 6 dự án với tổng diện tích là 75,16 ha; tổng vốn đăng ký là 916,47 tỉ đồng. Tổng vốn thực hiện là 410,47 tỉ đồng.

+ Tại Huyện Cơn Đảo: Có 21 dự án với tổng diện tích là 276,87 ha; tổng vốn đăng ký là 1.318,8 tỉ đồng và 96.9 triệu USD.

+ Tại Huyện Xuyên Mộc: Có 68 dự án với tổng diện tích là 697.7 ha; tổng vốn đăng ký là 12.823,6 tỉ đồng và 4.234 triệu USD. Tổng vốn thực hiện là 3.108,79 tỉ đồng (đạt 24,24 %) và 665.9 triệu USD.

Tiến độ triển khai thực hiện của các dự án như sau:

 Dự án đã đưa vào khai thác kinh doanh: 51 dự án

 Dự án đã hoàn chỉnh đưa vào kinh doanh: 37 dự án

 Dự án đã đưa giai đoạn 1 vào kinh doanh:14 dự án

 Dự án đang được triển khai: 48 dự án.

 Số dự án đang thực hiện thủ tục pháp lý: 69 dự án

 Số dự án đã thu hồi: 82 dự án

 Số dự án chậm triển khai đề nghị thu hồi: 32 dự án

 Số dự án đề nghị UBND tỉnh xem xét khả năng thực hiện dự án: 32 dự án

 Số dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận giãn tiến độ đầu tư: 14 dự án

 Số dự án du lịch trên đất lâm nghiệp: 55 dự án

 Số dự án dự kiến kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch: 24 dự án

(Chi tiết tình hình triển khai thực hiện các dự án theo biểu đính kèm)

Qua các số liệu trên, chúng ta nhận thấy tỉnh BR-VT đã thu hút được một lượng lớn các dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đầu tư cao và khi các dự án này được đưa vào hoạt động sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao thu hút du khách. Tuy nhiên, tiến độ triển khai các dự án còn chậm, số lượng dự án đưa vào hoạt động cịn ít so với tổng số dự án đã đăng ký, dẫn đến hiện trạng thiếu các khu vui chơi, nghỉ dưỡng tầm cỡ, các khách sạn đạt chuẩn 5 sao so với Nha Trang, Đà Nẵng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện trạng này là do:

Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của Chính phủ trong thời gian qua được sửa đổi, bổ sung nhiều lần (Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 23/12/2004; Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009; Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật kèm theo các quy định Nhà nước không thu hồi đất đối với các dự án sản xuất kinh doanh mà chủ đầu tư phải tự thỏa thuận với dân gây khó khăn cho các dự án đang vướng bồi thường giải phóng mặt bằng), làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, nhất là các dự án có quy mơ sử dụng đất lớn, việc bồi thường

giải phóng mặt bằng phải thực hiện trong một thời gian dài nên khi nhà nước thay đổi chính sách thì dẫn đến việc thắc mắc, khiếu kiện do giá trị bồi thường chênh lệch trong cùng một dự án hoặc giữa dự án này với các dự án khác trên cùng một địa bàn.

Một số dự án, nhà đầu tư thuê đơn vị tư vấn không đủ năng lực để lập quy hoạch đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Các tổ chức tư vấn này không đề xuất được phương án quy hoạch tốt, ý tưởng quy hoạch quá sơ sài, đơn điệu, nhiều nội dung bất hợp lý nên phải điều chỉnh nhiều lần làm chậm trễ việc phê duyệt.

Về đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào dự án, các dự án đầu tư hạ tầng của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các dự án bên trong các khu quy hoạch du lịch triển khai chậm và khơng kịp thời, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc đấu nối hạ tầng.

Trong thời gian qua, mặc dù thu hút nhiều dự án đầu tư có quy mơ lớn về vốn đầu tư và diện tích nhưng việc thực hiện thủ tục đầu tư của các dự án cịn chậm do gặp nhiều khó khăn, bất cập như: sự thiếu đồng bộ của cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào dự án (đường, điện, nước, thơng tin liên lạc), việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư gặp nhiều khó khăn kéo dài, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới...

3.1.6. Sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch 3.1.6.1. Sản phẩm du lịch 3.1.6.1. Sản phẩm du lịch

Đặc trưng và định hướng về phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh là: du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí gắn liền với tài nguyên du lịch biển; sản phẩm du lịch MICE gắn với các dịch vụ khách sạn cao cấp; du lịch văn hóa lịch sử, du lịch chữa bệnh gắn liền với suối nước nóng Bình Châu, du lịch sinh thái tại khu bảo tồn, VQG... Sau đây là một số sản phẩm chính đang thu hút khách du lịch:

- Dòng sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên biển, đảo…đây là sản phẩm thu hút nhiều khách du lịch, sản phẩm này trên địa bàn rất đa dạng về số lượng và chất lượng sản phẩm như nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, thám hiểm, khảo sát...

- Sản phẩm du lịch MICE. Xu hướng hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện được tổ chức nhiều và thường xuyên trên địa bàn vì địa hình, điều kiện tự nhiên; cơ sở hạ

tầng giao thông; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đảm bảo cho việc hoàn thành các sự kiện này.

- Sản phẩm du lịch gắn liền với di tích lịch sử văn hóa, lễ hội. Là tỉnh có nhiều di tích lịch sử cách mạng, một số di tích được xếp hạng quốc gia, quốc gia đặc biệt như: Nhà tù Cơn Đảo, di tích nhà lưu niệm Võ Thị Sáu, căn cứ Núi Dinh, căn cứ Minh Đạm…; các cơng trình văn hóa, cơng trình kiến trúc gắn liền với tơn giáo tín ngưỡng như: Dinh Cơ, Chùa Long Bàn, lễ hội nghinh Ơng, lễ hội Đình Thần Thắng Tam… thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.

- Sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên hệ sinh thái tại các VQG Côn Đảo, Khu bảo tơn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu; hệ sinh thái núi, sông hồ, rừng ngập mặn…

- Sản phẩm du lịch gắn liền với ẩm thực, đặc biệt là thủy hải sản, nhiều nhà hàng đã thu hút nhiều khách du lịch như nhà hàng Hồng Vân, quán Vườn Xoài, Lan Rừng, Gành Hào…Một số cơ sở nuôi trồng thủy sản đã tổ chức các dịch vụ nhà hàng cũng đang thu hút nhiều khách du lịch nội địa, tiêu biểu là hệ thống các nhà bè ở xã đảo Long Sơn.

Tuy nhiên, hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh BR-VT đang cịn nhiều tồn tại, đó là chưa hình thành được dịng sản phẩm đặc trưng của tỉnh; còn thiếu các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí phức hợp, các trung tâm mua sắm lớn; Các sản phẩm hiện có thiếu tính đa dạng, đặc sắc; chưa có sự liên kết giữa các chuỗi sản phẩm và dịch vụ cung ứng. Nhìn chung, Tỉnh chưa có chính sách thúc đẩy đầu tư đúng mức cho việc phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch chất lượng cao, chưa khai thác triệt để các tiềm năng thế mạnh để hình thành để hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút khách du lịch.

3.1.6.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, vận chuyển, cơ sở vui chơi giải trí…) cơ sở vui chơi giải trí…)

- Về cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống

Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch năm 2017, hiện nay, tồn tỉnh có 757 cơ sở lưu trú và 68 cơ sở dịch vụ ăn uống, trong đó: TP. Vũng Tàu 571 cơ sở lưu trú du

lịch, 58 cơ sở dịch vụ ăn uống; TP. Bà Rịa có 91 CSLT du lịch, 5 cơ sở dịch vụ ăn uống; huyện Long Điền có 79 CSLT du lịch, 3 cơ sở dịch vụ ăn uống; huyện Đất đỏ 16 cơ sở lưu trú du lịch, 2 cơ sở dịch vụ ăn uống.

Đặc điểm cơ sở lưu trú trên địa bàn có 02 loại: Cơ sở lưu trú đã được đánh giá và phân loại có 374 cơ sở với 12.258 buồng và số cơ sở chưa phân loại có 630 cơ sở với trên 3.100 buồng (trung bình 5 buồng/01 cơ sở), các cơ sở chưa được phân loại xếp hạng này hầu hết là nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn mini, biệt thự vườn. Tổng số phòng lưu trú là 15.790 phịng, trong đó tổng số khách tối đa có thể lưu trú trong ngày là 43.626 khách; tổng số khách tối đa có thể sử dụng dịch vụ ăn uống cùng một lúc là 25.200 khách; tổng số cơ sở vi phạm quy định về kinh doanh hoạt động lưu trú du lịch là 552 cơ sở.

Biểu đồ số 3.3: Cơ sở lưu trú và số lượng buồng Bà Rịa - Vũng Tàu

Phân tích cơ sở dịch vụ đã được phân loại chất lượng cho thấy mức tăng trưởng trung bình về số lượng cơ sở đạt 0,60% và 11,48% về số lượng buồng, trong đó cơ

117 121 136 147 148 162 160 183 198 203 210 235 305 3253 3628 5171 5964 6189 6722 6780 7699 8520 9490 9650 10642 12258 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 0 50 100 150 200 250 300 350 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Chỉtiêu cơsởlưu trú

sao là 211 cơ sở với 10.955 buồng chiếm 85,19% số lượng buồng, cụ thể: khách sạn 5 sao có 04 cơ sở với 1.463; khách sạn 4 sao có 16 cơ sở với 2.100 buồng; khách sạn 3 sao có 20 cơ sở với 1.670 buồng; khách sạn 1 - 2 sao có 171 cơ sở với 5.722 buồng. Cơng suất buồng bình qn tồn tỉnh vào khoảng 62% (Phụ lục 2 - Bảng số 7).

Đánh giá chất lượng theo các năm cho thấy số lượng cơ sở lưu trú có sự gia tăng tương đối lớn cả về số lượng, chất lượng và quy mô buồng (Phụ lục 2-Bảng số 8). Nhưng nếu so sánh với một số tỉnh ven biển, tăng trưởng cơ sở lưu trú của BR- VT chỉ ở mức trung bình (Phụ lục 2 - Bảng số 9).

So với dự báo đưa ra trong QH2005, số liệu buồng lưu trú dự báo cho cả giai đoạn 2010 và 2015 thấp hơn nhiều so với thực tế phát triển số lượng buồng trên địa bàn. Điều này có thể hiểu thu hút đầu tư các dự án về cơ sở lưu trú tăng cao, đặc biệt tại các khu du lịch Bãi Sau của TP. Vũng Tàu, khu ven biển huyện Xuyên Mộc, Long Hải, Phước Hải...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)