Tóm tắt nội dung quản lý cầu của chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đến nền kinh tế các nước đang phát triển ở châu á, sử dụng mô hình vector tự hồi quy theo dữ liệu bảng (PVAR) (Trang 25 - 52)

CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA THẮT CHẶT THAY ĐỔI CÁC YẾU TỐ CỦA CẦU

Chính sách tiêu dùng C ↓

Chính sách đầu tư I ↓

Chính sách tài khóa T↑;G↓ hoặc bội chi↓

Chính sách ngoại thương M↑;X↓ hoặc bội chi↑

CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA MỞ RỘNG

Chính sách tiêu dùng C↑

Chính sách đầu tư I↑

Chính sách tài khóa G↑;T ↓hoặc bội chi↑

Chính sách ngoại thương X↑;M ↓hoặc bội chi↓

Nguồn: Tác giả tồng hợp

Chính sách tài khóa – Cơng cụ quản lý vĩ mơ.

Thông qua tác động đến tổng cầu và các thành phần của nó, chính sách tài khóa có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Sự ảnh hưởng trước hết của chính sách tài khóa mở rộng là gia tăng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ. Nhu cầu càng lớn dẫn đến gia tăng sản lượng đầu ra lẫn giá cả, đến lượng điều này sẽ thay đổi trạng thái của chu kỳ kinh tế. Nền kinh tế đang trong tình trạng suy thối thất nghiệp gia tăng thì sự gia tăng tổng cầu sẽ kích thích gia tăng sản lượng mà không thay đổi giá cả. Tuy nhiên khi nền kinh tế đã đạt trạng thái tồn dụng thì CSTK lại ảnh hưởng mạnh đến giá cả hơn và ít ảnh hưởng đến sản lượng.

Với khả năng ảnh hưởng đến sản lượng thông qua ảnh hưởng đến tổng cầu, làm cho chính sách tài khóa trở thành cơng cụ tiềm năng để ổn định kinh tế. Trong giai đoạn suy thối kinh tế, chính phủ có thể điều hành một chính sách tài khóa mở rộng để giúp khơi phục sản lượng, tiến đến duy trì ở mức bình thường và tạo cơng ăn việc làm cho người lao động. Trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao, nguy cơ lạm phát có thể xảy ra, chính sách tài khóa thắt chặt có thể giúp kìm hãm bớt độ tăng trưởng nóng và kiếm soát lạm phát.

Độ mạnh yếu của các chính sách tài khóa mở rộng hay thu hẹp rất quan trọng đến trong việc điều tiết kinh tế ở mức tiềm năng. Nếu chính sách tài khóa khơng đủ lực thì sẽ khơng thúc đẩy kinh tế phát triển và phục hồi tốt. Nhưng nếu quá nhiều thì sẽ gây phát triển quá nóng, tổng cầu vượt qua sản lượng tiềm năng gây nguy cơ lạm phát và bất ổn kinh tế. Tùy nhiên, CSTK cũng không đạt những kỳ vọng mong đợi do những nguyên nhân xuất phát từ bản chất của nó.

2.1.4.5 Những thách thức của chính sách tài khóa

- Độ trễ chính sách:

Chính sách tài khóa khơng thể phát huy tác động đến nền kinh tế một cách nhanh chóng mà nó cần một thời gian để truyền tải hiệu lực thông qua các biến số trung gian của nền kinh tế, gọi là độ trễ chính sách. Độ trễ chính sách bao gồm độ trễ trong và độ trễ ngoài. Độ trễ trong là khoảng thời gian từ khi vấn đề trục trặc của nền kinh tế vĩ mô được nhận diện cho đến khi chính sách tài khóa can thiệp được hoạch định hoặc đến và được chính phủ thơng qua. Chính phủ cần nhiều thời gian để xem xét, họp bàn, xây dựng chính sách trong quá trình thực hiện. Độ trễ ngoài là khoảng thời gian từ khi chính sách tài khóa được thơng qua cho đến khi nó được triển khai và bắt đầu phát huy tác dụng. Đây là một trong những lí do gây giảm hiệu lực của chính sách tài khóa, bởi vì trong thời gian tổng hợp của độ trễ trong và độ trễ ngồi, đã có rất nhiều yếu tố làm cho tình hình thay đổi. Khi đó, dù cho các chính sách có được thiết kế hợp lý, nhưng đến khi phát huy hiệu lực lại không phù hợp với bối cãnh và các trục

trặc mới nảy sinh. Chính sách tài khóa khơng cịn được thực thi đúng thời điểm và hiệu lực của của nó cũng khơng đúng như ban đầu.

- Tác động chèn lấn tƣ nhân:

Bên cạnh những tác động tích cực mà chính sách tài khóa mang lại, bản thân các tác động của nó cũng sẽ gây ra một số hệ lụy cho nền kinh tế, trong đó có tác động chèn lấn tư nhân. Đây là một trong những vấn đề đang gặp nhiều tranh cãi, một số quan điểm cho rằng chính phủ tài trợ thâm hụt để kích thích nền kinh tế, điều đó có thể sẽ phát tín hiệu về một tương lai sáng sủa của nền kinh tế, đặc biệt là trong những thời kỳ nền kinh tế bị suy thối và người dân mất niềm tin. Chính sách tăng chi tiêu và chấp nhận thâm hụt ngân sách sẽ không chỉ tạo ra tác động lan tỏa sẽ tạo dựng niềm tin cho người dân và cộng đồng doanh ngiệp.

Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách có thể gây ra nguy cơ lạm phát, đồng thời tạo ra tác động chèn lấn đến đầu tư và tiêu dùng của khu vực tư nhân. Điều này cũng có cơ sở của nó, bởi vì giả định trường hợp chính phủ đi vay để tài trợ thâm hụt thương mại, nhu cầu vốn sẽ nhiều hơn, từ đó sẽ làm tăng lãi suất của nền kinh tế. Lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp cũng như nhu cầu vay mượn tiêu dùng gia đình. Đây chính là hiện tượng chèn lấn của tài trợ thâm hụt.

Khơng những vậy, ngồi tác động chèn lấn, khi chính phủ tăng cường vay mượn trong hiện tại đề bù đắp chi tiêu, thì sẽ cần tăng thuế trong tương lai đề bù đắp thâm hụt. Việc tăng thuế trong tương lai chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng của người dân trong tương lai, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng của họ. Theo tâm lý, họ sẽ hành động theo hướng thu nhập khả dụng của họ giám xuống Như vậy khoản chi tiêu tăng lên của chính phủ đã bị bù trừ với khoản chi tiêu của khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp, khơng phải mọi biện pháp gia tăng chi tiêu và tài trợ thâm hụt thương mại của chính phủ đều có tác động tích cực lên tổng cầu trong nước.

Đây là cũng là những nguyên nhân dẫn đến những tác động không mong đợi của CSTK, cũng là những thiếu hụt của CSTK, dẫn tới những tranh luận trái chiều về hiệu quả của CSTT lên nền kinh tế.

2.2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2.2.1 Khái niệm

Chính sách tiền tệ (CSTT) là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính quốc gia thuộc tầm kinh tế vĩ mô, bao gồm hệ thống các biện pháp, các công cụ do Ngân hàng Trung ương thực hiện để điều tiết cung tiền, nhằm thực hiện các mục đích của chính sách tiền tệ, thường là hướng tới một mức lãi suất mong muốn nhằm đạt những mục tiêu ổn định và tăng trưởng như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá, đạt được trạng thái lao động toàn dụng. CSTT tập trung vào mức độ khả năng thanh tốn cho tồn bộ nền kinh tế quốc gia, bao gồm việc đáp ứng khối lượng cần cung ứng cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và khối lượng tín dụng đáp ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn.

Tóm lại, CSTT là những hành động của NHTW nhằm quản lý cung tiền và lãi suất với mục đích theo đuổi các mục tiêu vĩ mô nhằm điều tiết nền kinh tế.

2.2.2 Phân loại

Căn cứ theo tác động đến chu kỳ kinh tế, chính sách tiền tệ có thể được xác định theo hai hướng: Mở rộng tiền tệ hoặc thắt chặt tiền tệ. Tùy theo tình hình hoạt động của nền kinh tế và các mục tiêu phát triển vĩ mô được đặt ra trong mỗi thời kỳ của nền kinh tế xã hội mà ngân hàng trung ương có thể thực hiện theo các chính sách.

Chính sách tiền tệ mở rộng (hay chính sách nới lỏng tiền tệ): Được áp dụng

trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, thất nghiệp gia tăng. Trong tình trạng này, NHTW dùng các cơng cụ của mình để cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm kích cầu kinh tế, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo cơng ăn việc làm. CSTT mở rộng có tác dụng chống lại suy thối kinh tế. Các biện pháp mà NHTW có thể sử dụng như mua vào trên thị trường chứng khoán, hạ thấp mức lãi suất chiết khấu, hạ thấp tỷ lệ dữ trữ bắt buộc hoặc thực hiện đồng thời các chính sách này.

Chính sách tiền tệ thắt chặt (chính sách đóng băng tiền tệ): Là việc giảm cung

ứng tiền cho nền kinh tế, nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. Trong trường hợp này, nhằm kiềm chế lạm phát, được thực hiện bằng các cơng

cụ như bán ra trên thị trường chứng khốn, tăng mức dữ trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu hoặc kết hợp các công cụ này.

2.2.3 Mục tiêu chính sách tiền tệ

Mục tiêu chính sách tiền tệ: Mục tiêu cuối cùng của CSTT là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và kiểm soát lạm phát (Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008). Nói rộng ra hơn, đó là mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Để đạt được cái đích cuối của CSTT, NHTW phải theo đuổi thơng qua các mục tiêu trực tiếp và gián tiếp khác, các mục tiêu này có sự liên kết với nhau và liên kết với cái đích cuối cùng của CSTT, từ đó hình thành hệ thống mục tiêu của CSTT. Mục tiêu cuối cùng được chia thành bao gồm các mục tiêu về tăng trưởng và ổn định. Mục tiêu ổn định bao gồm ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ổn định tỷ giá. Về mục tiêu tăng trưởng bao gồm đảm bảo công ăn việc làm và tăng trưởng.

2.2.3.1 Mục tiêu ổn định

- Ổn định giá cả: Là một trong những mục tiêu hàng đầu và dài hạn của của

chính sách tiền tệ. Việc công bố công khai chỉ tiêu này sẽ là cam kết của Ngân hàng Trung ương nhằm ổn định giá trị về mặt tiền bạc trong dài hạn. Điều này có nghĩa là NHTW sẽ khơng tập trung các nỗ lực điều chỉnh sự biến động của giá cả trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả không đồng nghĩa là lựa chọn tỷ lệ lạm phát bằng không. Rất nhiều nghiên cứu về lạm phát cho thấy rằng, nếu duy trì lạm phát ở gần về khơng, chính sách tiền tệ dễ dẫn nền kinh tế đi đến sự quá đà và rơi vào tình trạng thiểu phát gây hậu quả cịn trầm trọng hơn, đó là gây suy thối nền kinh tế. Một tỷ lệ lạm phát dương sẽ có tác dụng kích thích nền kinh tế nên sẽ có những ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế.

- Ổn định tỷ giá hối đối: Với sự tồn cầu hóa ngày càng sâu rộng, sự phát triển

nhanh chóng của nền kinh tế các quốc gia đang phát triển châu Á, tỷ giá hối đoái trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế mở, các luồng tiền và hàng hóa vào ra một quốc gia gắn liền với việc chuyển đổi qua lại

giữa nội tệ và ngoại tệ. Việc ngăn ngừa những bất thường trong biến động mạnh, bất thường trong tỷ giá hối đoái sẽ làm các hoạt động kinh tế đối ngoại được hiệu quả hơn. Đồng thời, tỷ giá hối đối cịn tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước so với nước ngoài về mặt giá cả, tăng cao nhu cầu sản phẩm nội địa, kích thích tăng trưởng kinh tế.

- Ổn định lãi suất: Lãi suất là một biến số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng của

nền kinh tế do nó ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Những biến động bất thường trong lãi suất sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh. Bài nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung vào phân tích tác động của yếu tố lãi suất lên nền kinh tế, lãi suất là đại diện cho chính sách tiền tệ trong nghiên cứu phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.

- Ổn định thị trƣờng tài chính: Được coi là nơi tạo ra nguồn vốn cho nền kinh

tế, thị trường tài chính góp phần quan trọng trong việc điều hành vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, sự ổn định của nền thị trường tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế. NHTW có khả năng tác động tới khối lượng tín dụng và lãi suất có nhiệm vụ đem lại sự ổn định cho thị trường tài chính.

2.2.3.2 Mục tiêu tăng trƣởng

Tăng trưởng kinh tế: Khi cung ứng tiền tệ tăng, lãi suất tín dụng thường giảm xuống, chi phí đầu tư giảm, sẽ khuyến khích đầu tư, tăng tổng cầu, tăng trưởng kinh tế. Ngược lại khi cung tiền giảm, làm lãi suất có xu hướng tăng, đầu tư giảm, chi tiêu giảm, tổng cầu giàm, tăng trưởng giảm, sản lượng giảm.

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến chi tiêu và của cải của xã hội, nên có thể sử dụng làm địn bẩy đề kích thích tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ phải đảm bảo sự tăng lên của GDP thực tế, tức là tỷ lệ tăng trưởng có được sau khi trừ đi tỷ lệ tăng giá cùng thời kỳ. Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện ở chất lượng ở sự cân đối cơ cấu kinh tế và khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước.

2.2.3.3 Mục tiêu trung gian

Là những mục tiêu tiền tệ mà có thể đo lường được, NHTW có thể kiểm sốt được và phải có tác dụng dự báo được mục tiêu cuối cùng. Điều đó có nghĩa là biến số tiền tệ đó có liên kết với mục tiêu hoạt động và có thể tác động mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): chia muc tiêu trung gian thành 3 loại: Mục tiêu trung gian là tổng tiền, thường là lượng cung M2 và/hoặc là tổng tín dụng nền kinh tế. Mục tiêu trung gian là tổng tiền, hoặc tỷ giá hối đoái, hoặc lãi suất thị trường đã được áp dụng trong nhiều thập kỷ qua, qua đó cho thấy mỗi một mục tiêu được lựa chọn gắn liền với những diễn biến kinh tế và thị trường tài chính trong từng giai đoạn phát triển, gắn liền với mục tiêu và giải pháp đảm bảo sự ổn định vĩ mô. Việc lựa chọn mục tiêu trung gian cụ thể tuân theo ba tiêu chuẩn là nó phải tính tốn được, NHTW phải kiểm sốt được nó và tác động của nó tới mục tiêu cuối cùng phải dự báo được.Như vậy, để lựa chọn được mục tiêu trung gian thích hợp, địi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng về các diễn biến kinh tế, tiền tệ hiện tại và dự báo trong tương lai, và xác định rõ định hướng phát triển kinh tế trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm hiệu quả: Cũng như chính sách tài khóa, mục tiêu việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp là một mục tiêu căn bản của CSTT. Những phân tích trên cho thấy vai trò của NHTW khi thực hiện mục tiêu này là phải vận dụng các cơng cụ của mình góp phần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh nhằm mục đích khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tạo ra một lượng công ăn việc làm cao.

2.2.3.4 Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ

Mục tiêu của các chính sách tiền tệ đơi lúc cũng mâu thuẫn với nhau, việc theo đuổi mục tiêu này địi hỏi phải có sự hi sinh mục tiêu khác. Mối quan hệ giữa mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp và mục tiêu ổn định giá cả là minh họa rõ ràng nhất. đó, để giảm tỷ lệ lạm phát, cần phải thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt, lúc này lãi suất thị trường sẽ tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu và do đó làm giảm tổng

cầu của nền kinh tế. Thất nghiệp sẽ có xu hướng gia tăng. Ngược lại, khi duy trì một tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đến nền kinh tế các nước đang phát triển ở châu á, sử dụng mô hình vector tự hồi quy theo dữ liệu bảng (PVAR) (Trang 25 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)