0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 31 -34 )

Phần này gồm các nội dung:

I. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI ĐỐI VỚI NGÀNH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN NGHỆ AN XUẤT KHẨU THỦY SẢN NGHỆ AN

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN NGHỆ AN ĐẾN 2010 NGHỆ AN ĐẾN 2010

III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SẢN

I. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI ĐỐI VỚI NGÀNH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN NGHỆ AN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN NGHỆ AN

1. Khó khăn:

Mục này nêu ra những khó khăn như khả năng cung cấp nguyên liệu từ nuôi trồng không lớn, sự thiếu hụt nguyên liệu thường xuyên xảy ra, điều kiện sản xuất ( Thiết bị, công nghệ, lao động ) chậm đổi mới, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, thiếu vốn để mở rộng sản xuât kinh doanh, các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chế biến thuỷ sản chưa đồng bộ và kịp thời, đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chât lượng.

Ngoài ra, còn có những khó khăn tác động từ bên ngoài ( Cạnh tranh giữ các nước, với tỉnh khác; rào cản thương mại... )

.

2. Thuận lợi:

Mục này nêu nhũng thuận lợi cơ bản:

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước cũng như ngoài nước ngày một gia tăng:.

- Khả năng sản xuất nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu tiếp tục tăng do diện tích và sản lượng nguyên liệu từ nuôi trồng, từ khai thác tăng lên trong thời gian tới.

- Kinh tế thủy sản là lĩnh vực đang được Tỉnh quan tâm đầu tư phát triển trong những năm tới thể hiện ở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI.

- Sự hội nhập thương mại khu vực cũng như thế giới là điều kiện để chúng ta tiếp cận với những thành tựu khoa học, công nghệ mới của thế giới về lĩnh vực thủy sản, được hưởng sự ưu đãi hơn về thuế quan, phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đảng hơn khi xảy ra tranh chấp thương mại.

II. MỤC TIÊU

+ Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, phát triển ổn định và có hiệu quả.

+ Hình thành các khu chế biến thuỷ sản tập trung, nâng cao và hoàn thiện các nhà máy chế biến; Phát triển các loại hình doanh nghiệp chế biến tương xứng với tiềm năng thuỷ sản của từng vùng, từng địa phương.

+ Phát triển chế biến thuỷ sản nằm trong tổng thể của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân.

2. Mục tiêu đến năm 2010

Trên tinh thần Nghị quyết 01/ NQ-TU ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Ban thường vụ tỉnh uỷ trong đó có chương trình phát triển kinh tế biển và ven biển Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010, phấn đấu đến năm 2010:

- Giá trị chế biến hàng xuất khẩu thuỷ sản đạt 33 triệu USD.

- Sản xuất 18 triệu lít nước mắm trong đó có 10 triệu lít đạt chất lượng cao. - Mắm các loại đạt 6.500 tấn.

- Sản xuất bột cá: 3.000 tấn thành phẩm.

. ( Xem phụ lục 4: Kế hoạch chế biến thủy sản đến năm 2010 ).

III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SẢN

1. Nhóm giải pháp về nguyên liệu:

Mục này nêu một số giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu từ khai thác , nuôi trồng và mua thêm từ ngoài tỉnh:

- Đó là việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong khai thác thủy sản, tăng cường dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ chức lại sản xuất, quan tâm đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Đó là việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển NTTS; áp dụng các quy trình nuôi sạch và bền vững; Tập trung phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu.

- Đó là việc chú trọng đến việc bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch để đảm bảo chất lượng nguyên liệu cung cấp cho chế biến và xuất khẩu.

- Đó là việc tổ chức tìm kiếm các nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu từ ngoài tỉnh, từ nhập khẩu.

2. Giải pháp về chế biến thủy sản

- Nâng cấp điều kiện sản xuất của các cơ sở chế biến hiện có; xây dựng mới một số nhà máy chế biến thủy sản; nhà máy sản xuất đá lạnh; kho lạnh.

- Mở rộng các cơ sở CBXK tư nhân, nâng cao năng lực bảo quản thu mua tốt. - Áp dụng các chương trình quản lý chất lượng, quản lý sản xuất tiên tiến. - Đa dạng hóa mặt hàng, tăng tỷ trọng mặt hàng có gía trị gia tăng.

- Tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hóa chất trong nguyên liệu, áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

3. Giải pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và áp dụng về VSATTP tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và thực hành VSATTTP của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm

- Hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP cấp tỉnh.

- Tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác đảm bảo VSATTP.

- Duy trì hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm thủy sản.

- Xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

4. Nhóm giải pháp về thị trường:

- Ưu tiên tập trung vào xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển thị trường vào các thị trường trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa.

- Đổi mới phương thức làm công tác thị trường theo hướng chuyên nghiệp hóa. Chủ động tìm hiểu nhu cầu và quy định của từng thị trường để sản xuất sản phẩm và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cho phù hợp.

Ở giải pháp này còn nêu cụ thể cách thức tiếp cận những thị trường quan trọng.

5. Giải pháp Khoa học công nghệ, khuyến công và khuyến ngư

Giải pháp này đưa ra việc thực hiện các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng vào quá trình sản xuất; áp dụng công nghệ mới, tiên tiến để đa dạng hóa sẩn phẩm, tăng sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng, tiện dụng đáp ứng yêu cầu thị trường.

Mục này còn cụ thể hóa nội dung giải pháp đối với từng loại hình sản xuất hàng hóa (Đơn vị sản xuất hàng nội tiêu , xuất khẩu cần có giải pháp gì).

6. Giải pháp về đào tạo:

Giải pháp này đưa ra một số loại hình đào tạo nguồn nhân lực cho nghành Chế biến thủy sản đáp ứng với yêu cầu SXKD.

7. Nhóm giải pháp về quản lý:

Nhóm giải pháp này bao gồm:

- Tổ chức sản xuất và tiêu thụ phải đảm bảo ATVSTP.

- Hướng dẫn đầu tư mở rộng sản xuất theo đúng quy hoạch của Ngành.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các chương trình phát triển NTTS, chương trình khai thác với chương trình phát triển chế biến - xuất khẩu thuỷ sản.

8. Giải pháp về củng cố, đổi mới quan hệ sản xuất chế biến và xuất khẩu thủy sản . sản .

- Tỉnh có các chính sách giúp các hộ kinh doanh cá thể tập hợp, liên kết lại với nhau tạo thành các làng nghề, hiệp hội những nhà chế biến thủy sản.

- Hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tập thể thành lập các công ty TNHH về CBTS.

9. Giải pháp về vốn.

Mục này đưa ra:

- Tổng số vốn cần thiết để phát triển CBTS cho những năm tới - Một số nội dung đầu tư bằng nguồn vố ngân sách.

- Các đề án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản được vay vốn ưu đãi.

- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tranh thủ các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển chế biến thuỷ sản.

10. Giải pháp về cơ chế chính sách:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Trang 31 -34 )

×