2.3.1. Trên thế giới
Nghiên cứu của Kaliba Norman và Chang (2003) về “Nghiên cứu mức sẳn lòng chi trả nhằm cải thiện việc cung cấp nƣớc cho những vùng nông thôn thuộc vùng Trung bộ Tanzania Châu Phi và những gợi ý chính sách”. Nghiên cứu mức sẳn lịng chi trả nhằm mục đích để cải thiện và khả năng phát triển bền vững cho những ngành dịch vụ công cộng về nƣớc nông thôn. Đề tài đã khảo sát cộng đồng tại các vùng Dodoma và Singida thuộc khu vực miền Trung Tanzania, bằng cách sử dụng các hàm logit đa thức. Kết quả phân tích cho thấy, dân trong vùng khảo sát đồng tình với việc cải tiến loại hình dịch vụ cấp nƣớc và việc chứng thực mức sẳn lòng chi trả cho việc cải thiện này, các biến có ý nghĩa thống kê về mặt tích cực là quy mơ hộ gia đình và sự hài lịng trong việc thực thi các hoạt động trong dự án; các biến có ý nghĩa thống kê về mặt tiêu cực là độ tuổi, tài sản và các khoảng đóng tiền mặt.
Nghiên cứu của Shion Guha (2007) về “Trong việc thẩm định giá cung cấp nƣớc sạch qua phƣơng pháp sẵn sàng chi trả trong một quốc gia đang phát triển - trƣờng hợp nghiên cứu ở Calcutta, Ấn Độ”. Nghiên cứu này điều tra mức bình quân về sự sẵn sảng chi trả của ngƣời dân cho nƣớc sạch ở Calcutta và đƣa ra các giải pháp khả thi. Một nửa trong số 202 ngƣời đƣợc khảo sát trong nghiên cứu này là những cƣ dân khu ổ chuột trong khi một nửa còn lại là những cƣ dân khu chung cƣ. Cuộc khảo sát đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp định giá ngẫu nhiên (CVM), để ƣớc tính việc sẵn sàng chi trả của họ dành cho nƣớc uống đƣợc tiến hành trong các tòa nhà chung cƣ tại Dhakuria, Calcutta. Những ngƣời trong nhóm thu nhập thấp và trung bình chủ yếu sống trong chung cƣ này.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy 5 nhân tố xác định ảnh hƣởng bao gồm thu nhập hộ gia đình, tuổi tác của ngƣời trả lời, năm học của ngƣời trả lời, số trẻ em trong gia đình, và số thành viên trong hộ gia đình của ngƣời trả lời.
Nghiên cứu của Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan (2003) xác định giá trị ngẫu nhiên cải thiện chất lƣợng nƣớc của sông Chao Phraya của Thái Lan do bị ô
nhiễm môi trƣờng. Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp giả định ngẫu nhiên (CVM) trong phân tích chính sách để đánh giá cƣ dân ở Bangkok có sẵn sàng chi trả cho việc cải thiện chất lƣợng nƣớc của sông Chao Phraya của Thái Lan. Ƣớc tính mức sẵn sảng trả theo phƣơng pháp định lƣợng xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính bằng cách sử dụng phƣơng pháp OLS, số liệu sẵn lòng trả đƣợc xem nhƣ là một biến phụ thuộc, để xác định các yếu tố chi phối số tiền lệ phí một cá nhân sẵn sảng trả cho việc xứ lý từng loại chất lƣợng nƣớc. Kết quả đã tìm ra biến giáo dục, biến tầm quan trọng, thu nhập, tình trạng cảm nhận về chất lƣợng nƣớc hiện có, việc sinh sống gẩn sơng, các biến phí trƣng cầu dân ý là những biến có ý nghĩa thống kê.
2.3.2. Ở Việt Nam
Võ Thành Danh (2008) khi nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả cho việc bảo vệ tài nguyên nƣớc ngầm không bị ô nhiệm, áp dụng phƣơng pháp định giá ngẫu nhiên với việc sử dụng mơ hình Probit và mơ hình OLS để xác định sử sẵn lòng chi trả WTP của các hộ gia đình. Kết quả thu đƣợc từ mơ hình Probit các biến ngoại sinh gồm thu nhập của hộ gia đình, trình độ học vấn là các yếu tố quan trọng của mơ hình. Các biến nội sinh gồm nhu cầu nƣớc ngầm, sự đánh giá của đáp viên trong vấn đề môi trƣờng và mức độ quan tâm đối với những ảnh hƣởng của việc sử dụng nƣớc ngầm đến sức khỏe là biến có ý nghĩa thống kê quyết định mức sẵn lịng chi trả của các hộ gia đình.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Song và cộng sự (2011) về “Xác định mức sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội”. Sự phát triển kinh tế nhanh của huyện Gia Lâm trong vài năm gần đây dẫn đến sự gia tăng về lƣợng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Việc thu gom, quản lý, xử lý CTRSH ngày càng trở nên khó khăn bởi vì ngân sách Nhà nƣớc phải bù đắp một khoản tiền rất lớn cho cơng tác này trong khi sự đóng góp của ngƣời dân cịn rất nhỏ. Thông qua quan sát, thu thập số liệu thứ cấp và điều tra 116 hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ và xã Kiêu Kỵ, sử dụng phƣơng pháp tạo dựng thị trƣờng (CVM), nghiên cứu đã nêu đƣợc thực trạng công tác quản lý CTRSH và xác định mức sẵn lòng chi trả để thu gom và xử lý rác
thải ở huyện Gia Lâm. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao dịch vụ môi trƣờng trên địa bàn Gia Lâm.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012) về WTP của ngƣời dân thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đối với dịch vụ cấp nƣớc sạch. Tác giả đã áp dụng CVM với câu hỏi đóng (đặt ra các mức giá sẵn cho ngƣời dân chọn lựa). Qua kết quả khảo sát 172 mẫu ngẫu nhiên đối với các hộ khơng có sử dụng nƣớc sạch từ hệ thống cấp nƣớc sạch thành phố, chạy mơ hình hồi quy tuyến tính với phƣơng pháp OLS xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến WTP của hộ gia đình và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích đánh giá. Kết quả tìm đƣợc 7 biến độc lập có tác động, ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc WTP gồm trình độ học vấn, quy mơ hộ, tổng thu nhập, địa chỉ chủ hộ, số ngƣời đi làm, nguồn nƣớc sử dụng và nhận thức mơi trƣờng. WTP bình qn của các hộ đƣợc khảo sát cho 1m3 nƣớc sạch là 4.956 đồng. Nghiên cứu này rất có ý nghĩa cho việc xem xét, quyết định đầu tƣ mở rộng phạm vi cấp nƣớc cho khu vực.
Nghiên cứu của Lê Thị Phƣơng Dung và cộng sự (2015) về “Mức sẵn lòng chi trả của hộ dân để cải thiện môi trƣờng nƣớc ở làng nghề gỗ Đồng Kỵ, Bắc Ninh”. Mỗi năm, làng nghề chế biến gỗ Đồng Kỵ của tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra giá trị sản phẩm đạt khoảng 500 tỷ đồng với 65% các sản phẩm xuất khẩu. Trong những năm gần đây, tổng giá trị sản xuất tăng hơn 17%/năm. Tuy nhiên, tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng của làng bây giờ rất nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nƣớc, đất và khơng khí. Các chỉ số BOD, TSS, Sunfua vƣợt chuẩn cho phép nhiều lần. Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để khảo sát dữ liệu từ 150 hộ gia đình đồng thời sử dụng phân tích hồi quy để tìm ra những yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ sẵn lòng chi trả (WTP). Kết quả cho thấy, trung bình, mỗi ngƣời sẵn sàng trả 27.000 đồng/ngƣời/tháng tƣơng đƣơng số vốn ƣớc tính là 394 triệu đồng/tháng cho dự án để cải thiện chất lƣợng nƣớc ở làng Đồng Kỵ. Nhƣ vậy, tổng quỹ mỗi năm có thể đạt đƣợc 4,7 tỷ đồng để phục hồi các nguồn nƣớc ô nhiễm trong khu vực. Các yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình để cải thiện chất lƣợng nƣớc là thu nhập hộ gia đình và nghề nghiệp
lao động. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các chính sách nhằm cải thiện thu nhập và kiến thức của cộng đồng.
Nghiên cứu của Nguyễn Bá Huân (2017) về “Ƣớc lƣợng mức sẵn lòng chi trả cho sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân tại huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội”. Huyện Chƣơng Mỹ là địa phƣơng có tỷ lệ dân số sử dụng nƣớc sạch theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc ăn uống của Bộ Y tế thấp nhất khu vực ngoại thành Hà Nội. Phần lớn dân cƣ vẫn đang chủ yếu sử dụng nƣớc giếng khoan chƣa đảm bảo an tồn. Ƣớc lƣợng mức sẵn lịng chi trả cho sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân làm cơ sở khoa học quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ sử dụng nƣớc sạch nông thôn trong bối cảnh nguồn nƣớc này càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bằng việc sử dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên, kết quả khảo sát 360 hộ gia đình ở 4 xã đại diện huyện Chƣơng Mỹ cho thấy mức WTP bình quân là 5.310 đồng/m3
nƣớc sạch. Đồng thời, kết quả hồi quy cũng chỉ ra rằng các yếu tố: nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, tuổi, giới tính và sự tham gia tổ chức môi trƣờng của hộ là những yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 trình bày tổng quan lý thuyết của đề tài. Tác giả trình bày các khái niệm về tài nguyên nƣớc, khái niệm về nƣớc sạch và mức sẵn lòng chi trả. Tổng hợp các lý thuyết kinh tế gồm lý thuyết về tổng giá trị kinh tế, phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên, mơ hình lý thuyết hàm hữu dụng gián tiếp và mức sẵn lòng chi trả. Lƣợc khảo các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm nêu ở chƣơng 2 là cơ sở để tác giả luận văn đƣa ra khung phân tích và mơ hình nghiên cứu ở chƣơng 3.
Đặc điểm chủ hộ: - Giới tính - Tuổi - Dân tộc - Học vấn - Nghề nghiệp Đặc điểm hộ gia đình:
- Qui mơ hộ gia đình - Tỷ lệ phụ thuộc - Khu vực sinh sống - Thu nhập bình quân đầu người.
Khả năng chi trả của hộ gia đình CHƢƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU