Nâng cao năng lực điều hành vĩ mô của cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 81)

6. Kết cấu của đề tài

3.1. Nâng cao năng lực điều hành vĩ mô của cơ quan quản lý nhà nước

3.1.1. Ổn định nền kinh tế vĩ mô

TTCK là một phong vũ biểu của nền kinh tế một quốc gia, TTCK phát triển là dấu hiệu của nền kinh tế tăng trưởng. Vì vậy, việc ổn định các nhân tố vĩ mơ của nền kinh tế mang tính quyết định đến sự phát triển của TTCK.

Theo kết quả phân tích cho thấy, nhân tố lãi suất tác động mạnh đến sự biến

động của TTCK. Khi chính sách lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước thay đổi đã làm cho chỉ số VN-Index biến động mạnh. Vì vậy, vấn đề ổn định lãi suất cần

phải được quan tâm giải quyết. Khi lãi suất ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế mở rộng phát triển sản xuất, hệ thống ngân hàng

thương mại thuận lợi trong các vấn đề về thanh khoản, nhà đầu tư yên tâm trong

việc giải ngân đầu tư sẽ góp phần làm cho TTCK phát triển.

Tuy nhiên, lãi suất chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác, trong đó yếu tố lạm phát tác động trực tiếp đến lãi suất. Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát được thể hiện qua công thức (3.1)

Để huy động được nguồn vốn trong nền kinh tế vào hoạt động sản xuất kinh

doanh các doanh nghiệp phải trả một khoản chi phí sử dụng vốn, chính là khoản lãi vay phải trả cho ngân hàng. Từ khoản lãi cho vay, các ngân hàng thương mại xây dựng lãi suất huy động, chính là khoản tiền lãi ngân hàng phải trả cho người gởi tiền. Điều này là hợp lý, vì trong quá trình phân phối thu nhập giữa các bộ phận trong nền kinh tế dựa vào nguyên tắc hưởng lợi theo mức độ đóng góp. Cho nên lãi suất thực tế phải dương mới đảm bảo được lợi ích của người gởi tiền. Lãi suất thực tế âm có nghĩa giá trị số tiền của người gởi vào ngân hàng bị giảm, nguồn tiền từ hệ thống ngân hàng sẽ có xu hướng dịch chuyển vào các kênh khác, để đảm bảo quyền lợi của người chủ sở hữu.

Thực tế hiện nay, lãi suất huy động được hình thành trước và từ đó các ngân hàng mới xác định lãi suất cho vay. Việc xây dựng lãi suất huy động của các ngân

hàng thương mại chịu tác động nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó vấn đề quan trọng

nhất là tuân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, mức lãi suất huy động hiện nay do Ngân hàng Nhà nước quy định không đảm bảo được vấn đề

lãi suất thực dương. Cụ thể tại điều 1 thông tư Số: 02/2011/TT-NHNN do Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 03/03/2011 quy định: “Tổ chức tín dụng

ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi; lãi suất chứng

chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức khơng vượt q

14%/năm; riêng các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn

bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14,5%/năm. Mức lãi suất huy động vốn tối đa này áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy động vốn tối đa”. Trên cơ sở quy định đó các tổ chức tín dụng xây dựng lãi suất huy động tối đa chỉ ở mức là 14,5%/năm. Trong khi theo công bố Tổng cục thống kê về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đến tháng 8/2011 là 23,2%, trong đó khu vực

đơ thị là 23% và khu vực nông thôn là 23,4%. Theo dự báo của ANZ về lạm phát

của Việt Nam trong năm 2011, nằm trong khoảng 19%-21%. Theo mục tiêu kiểm sốt lạm phát của Chính phủ trong năm 2011 là 15%. Nếu căn cứ vào công bố của Tổng cục thống kê, dự báo của ANZ hoặc mục tiêu kiểm sốt lạm phát của Chính

phủ, để tính lãi suất thực thì đều cho kết quả âm và giao động trong khoản từ 1%-

9,2%. Điều này có nghĩa người gởi tiền khơng những khơng được hưởng lợi ích từ

việc góp vốn mà cịn bị thiệt hại do lạm phát, nên sẽ khơng khuyến khích người dân gởi tiền vào hệ thống ngân hàng.

Chính vì vậy, để ổn định được lãi suất, Chính phủ cần phải thực hiện tốt các biện pháp kiềm chế lạm phát. Việc kiềm chế lạm phát hiện nay đang được Chính phủ triển khai nhiều biện pháp, tuy nhiên trọng tâm của tất cả các biện pháp là tăng hiệu quả đầu tư và chi tiêu cơng. Vì đặc thù nền kinh tế của Việt Nam, các chương trình đầu tư trọng điểm quốc gia, các dự án lớn ở Việt Nam phần lớn đều do nhà nước đầu tư. Nếu vấn đề đầu tư và chi tiêu công khơng được kiểm sốt, hiệu quả đầu tư công không được nâng cao, thì tất cả các giải pháp khác đều không giải

quyết được vấn đề lạm phát cao ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh việc kiểm soát lạm phát để ổn định lãi suất, một vấn đề nữa cần quan tâm giải quyết, là cạnh tranh không lành mạnh trong việc huy động vốn giữa

các ngân hàng thương mại. Hiện nay, một số ngân hàng thương mại gặp rủi ro về

thanh khoản nên bất chấp tất cả để đẩy cao lãi suất huy động vốn, làm cho lãi suất càng bất ổn. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải có những chế tài xử phạt đủ mạnh

để hạn chế tình trạng các ngân hàng thương mại không tuân theo các quy định về huy động vốn. Ngoài ra các ngân hàng thương mại cần nâng cao khả năng quản trị

rủi ro thanh khoản để góp phần ổn định lãi suất.

3.1.2. Cải thiện năng lực điều hành của cơ quan quản lý nhà nước đối với thị

trường chứng khốn

Cần có sự thay đổi về cách đánh giá sự tăng trưởng của TTCK. Sự tăng GTT của chứng khốn khơng phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá sự tăng trưởng của TTCK. Sự tăng trưởng TTCK thể hiện qua tính thanh khoản và qui mô của thị

trường vì chính sự thanh khoản cao trên trị trường thứ cấp góp phần cho thị trường sơ cấp phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho công ty huy động vốn qua kênh

TTCK. Từ sự thay đổi về cách đánh giá tăng trưởng của TTCK để từ đó các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước can thiệp vào TTCK khơng phải vì mục đích giữ GTT hay làm tăng GTT của chứng khoán. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện

chức năng quản lý, ban hành khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào thị trường, góp phần thúc đẩy thị trường phát triển. Không can thiệp trực tiếp hãy để thị trường hoạt động theo qui luật cung cầu thị trường.

Không đưa ra các quy định can thiệp trực tiếp vào sự biến động của TTCK như thay đổi biên độ giao động giá đột ngột, tạo cung cầu giả tạo trên thị trường.

Việc can thiệp của Nhà nước thông qua UBCKNN vào TTCK là điều cần thiết để thị trường phát triển. Tuy nhiên với những giải pháp thay đổi biên độ giao động giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, cho phép SCIC mua cổ phiếu tạo cầu trên thị trường đã tạo ra tâm lý không tốt trên thị trường. Thứ nhất việc đưa ra các quyết định can thiệp trực tiếp vào thị trường không đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp nhận thông tin giữa các nhà đầu tư, vơ tình tạo ra lợi thế rất lớn đối với những ai biết

trước thông tin, ra quyết định mua bán trước chính sách, góp phần lũng đoạn thị trường. Thứ hai, tạo tâm lý trông đợi vào sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước

từ các nhà đầu tư. Khi sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước khơng hiệu quả thì tạo ra phản ứng tiêu cực, làm niềm tin của nhà đầu tư bị giảm mạnh hơn, tâm lý hoảng loạn tháo chạy sẽ nảy sinh làm cho thị trường càng giảm mạnh hơn.

Xây dựng các chế tài quy định trách nhiệm đủ mạnh, để mang tính răn đe đối với cơng ty chứng khốn, công ty niêm yết, cơng ty kiểm tốn và đối với nhà đầu tư tham gia trên TTCK, trong việc giao dịch nội gián, thao túng giá cổ phiếu, cung cấp thông tin không trung thực nhằm mục đích trục lợi bất hợp pháp. Vì bất kỳ đối

tượng nào tham gia trên TTCK, đều có chung mục đích là tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu sẽ sẵn sàng làm những việc không đúng qui định nếu số tiền kiếm được lớn hơn

so với số tiền đóng phạt. Nếu số tiền phạt lớn hơn rất nhiều lần so với số tiền đem lại từ hoạt động không đúng qui định khuôn khổ của pháp luật, sẽ hạn chế được rất nhiều hoạt động phi pháp lũng đoạn trên thị trường.

Nên định hướng tái sắp xếp lại qui mơ cơng ty chứng khốn, vì hiện nay có 105 cơng ty chứng khốn đang hoạt động là q nhiều so với quy mô TTCK Việt Nam, dẫn đến sự cạnh tranh khơng lành mạnh. Trong khi đó ở TTCK của các quốc gia trong khu vực như: Thái Lan chỉ có hơn 50 cơng ty chứng khốn, Đài Loan cũng chỉ có khoản gần 50 cơng ty chứng khốn. Vì vậy, cần phải có những quy định

nghiêm ngặt về điều kiện nghiệp vụ, hệ thống thông tin, cơ sở vật chất và điều kiện

tài chính để thành lập, duy trì hoạt động của công ty chứng khốn. Điều này khơng

chỉ thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam, mà cịn tăng khả năng cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn, nhất là khi các cơng ty chứng khốn nước ngồi vào Việt Nam, khi Việt Nam thực hiện lộ trình mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng theo cam kết gia nhập tổ chức Thương mại thế giới. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có một lịch trình cụ thể trong việc cơng bố thông tin, như các quyết định

về điều hành tỷ giá, lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, các quyết định về tăng giảm các mặt hàng thiết yếu trong nền kinh tế như tăng giảm giá

xăng dầu, giá điện,...Vì tất cả những thông tin này đều tác động đến TTCK, cụ thể

làm cho giá chứng khoán biến động mạnh. Tuy nhiên việc cơng bố của Chính phủ về chính sách điều hành vĩ mơ nền kinh tế cịn mang tính bất ngờ, bí mật đến giờ phút cuối. Điều này làm cho TTCK có tính thắt nút, một số nhà đầu tư có thể biết

thơng tin trước, để đưa ra quyết định mua bán chứng khoán nhằm trục lợi. Đây là

một sự không công bằng trong việc tiếp cận thông tin, đối với các nhà đầu tư chứng khốn nói riêng và tồn bộ người dân nói chung.

Hồn thiện hệ thống giám sát đối với các chủ thể tham gia trên TTCK bao gồm:

+ Giám sát việc cơng bố thơng tin tình hình hoạt động của cơng ty niêm yết trên thị trường hiện nay, tình hình giao dịch của những người có liên quan đến các thành viên thuộc ban lãnh đạo của công ty.

+ Giám sát hoạt động của công ty chứng khoán trong việc nhập lệnh, thực hiện các hợp đồng hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư, giám sát tình hình tự doanh và hoạt động tài chính của các cơng ty chứng khốn, nhằm tránh tình trạng lạm dụng chức năng và quyền hạn đẩy nhà đầu tư vào tình trạng rủi ro cao.

+ Giám sát hoạt động của bộ phận kiểm tốn độc lập trực thuộc UBCKNN, vì nếu hoạt động kiểm tốn xảy ra sai sót sẽ làm cho nhà đầu tư mất niềm tin vào các báo cáo từ công ty cũng như từ cơ quan quản lý nhà nước.

+ Giám sát việc giao dịch và công bố thông tin của những nhà đầu tư lớn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)