Ứng dụng hệ số bêta và hệ số biến thiên để lựa chọn chứng khoán đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 83)

6. Kết cấu của đề tài

3.2. Ứng dụng các phương pháp phân tích định lượng khi quyết định đầu tư

3.2.2. Ứng dụng hệ số bêta và hệ số biến thiên để lựa chọn chứng khoán đầu tư

Lựa chọn chứng khoán để đầu tư cũng là một vấn đề quyết định đến thành công của nhà đầu tư. Vì mỗi cổ phiếu thuộc các ngành nghề khác nhau sẽ có những lợi thế riêng, qui mơ doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh sẽ đem lại cho nhà đầu

tư sự khác biệt về tỷ suất sinh lời.

Việc căn cứ vào hệ số bêta và hệ số biến thiên để lựa chọn chứng khoán đầu

tư dựa theo nguyên tắc: Những chứng khốn có hệ số Bêta và hệ số biến thiên cao

thì rủi ro cao đồng nghĩa với cơ hội tìm kiếm lợi nhuận lớn. Hệ số bêta và hệ số biến thiên cao phù hợp với những nhà đầu tư mạo hiểm chấp nhận rủi ro, chủ yếu tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá. Đối với những nhà đầu tư thận trọng khơng thích mạo hiểm, đầu tư chủ yếu tìm lợi nhuận từ cổ tức thì nên chọn những chứng khốn có hệ số bêta và hệ số biến thiên thấp.

Bên cạnh việc sử dụng hệ số bêta và hệ số biến thiên giá chứng khốn thì cần kết hợp với một số tiêu thức phân nhóm chứng khốn để làm cở sở lựa chọn chứng khoán cho phù hợp với từng mục tiêu của nhà đầu tư.

- Ngành nghề hoạt động của công ty: Đối với nhà đầu tư mạo hiểm, kỳ vọng

lợi nhuận cao có thể chọn chứng khốn của những nhóm ngành kinh tế: Kinh doanh bất động sản; Ngành xây dựng; Ngành tài chính, Ngân hàng và bảo hiểm. Vì những ngành nghề này đều có hệ số bêta và hệ số biến thiên cao hơn so với toàn thị trường.

Đối với các nhà đầu tư thận trọng, mục đích là bảo tồn vốn, và tìm kiếm lợi nhuận

chủ yếu từ cổ tức, có thể chọn những chứng khốn của những nhóm ngành kinh tế: Chứng chỉ quỹ; Thương nghiệp, sửa chửa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia

đình; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt. Vì những chứng khốn thuộc nhóm

ngành này có hệ số bêta và hệ số biến thiên thấp hơn so với thị trường.

- Qui mô của công ty: Các nhà đầu tư mạo hiểm nên lựa chọn nhóm chứng khốn có GTT nằm trong khoảng 35.000-50.000 đồng và nhóm chứng khốn có khối lượng niêm yết từ 50-100 (triệu chứng khoán) vì những nhóm này có hệ số

biến thiên cao hơn so với toàn thị trường. Đối với nhà đầu tư thận trọng nên chọn nhóm chứng khốn có GTT nhỏ hơn 10.000 đồng, đầu tư vào nhóm ngành có GTT nhỏ hơn mệnh giá hệ số biến thiên thấp và khơng địi hỏi phải cần vốn lớn nên khi

xảy ra rủi ro thua lỗ cũng ít hơn. Ngồi ra nhóm chứng khốn có khối lượng niêm yết từ 100 (triệu chứng khốn) cũng phù hợp đối với nhà đầu tư thận trọng, vì hệ số biến thiên giá thấp và tính thanh khoản cao nên rất thuận lợi trong việc mua bán, khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản của nhóm chứng khốn này thấp.

- Hiệu quả kinh doanh của công ty: Đối với những nhà đầu tư mạo hiểm nên chọn những chứng khốn có EPS dưới 2.000 đồng và chứng khốn có giá trị ghi sổ

trên 30.000 đồng, vì những chứng khốn này có hệ số biến thiên lớn. Ngược lại, đối

với những nhà đầu tư thận trọng nên chọn những chứng khốn có EPS từ 2.000 –

5.000 đồng hoặc những chứng khốn có giá trị ghi sổ dưới 10.000 đồng vì có hệ số

biến thiên thấp so với thị trường.

Để tính tốn hệ số bêta và hệ số biến thiên, thật ra khơng q phức tạp. Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm có thể tính tốn được hệ số bêta và hệ số biến thiên.

Cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc tính các hệ số bêta và hệ số biến thiên được một số công ty chứng khốn cung cấp miễn phí. Tuy nhiên để đơn giản hơn, các nhà đầu tư có thể tham khảo hệ số bêta được các cơng ty chứng khốn tính tốn và công bố, để

làm cơ sở đưa ra quyết định lựa chọn chứng khoán đầu tư. Việc sử dụng hệ số bêta

và hệ số biến thiên là một cơ sở định lượng để các nhà đầu tư tham khảo trong việc lựa chọn chứng khoán đầu tư.

3.2.3. Xây dựng hệ số tín nhiệm đối với các cơng ty

Hệ số tín nhiệm (Credit rating) là hệ số đánh giá khả năng tài chính và khả

năng thanh toán của một tổ chức đối với các khoản tiền nghĩa vụ - gốc và lãi - của

các khoản nợ. Việc đánh giá tín nhiệm thực chất là việc đánh giá chất lượng, mức

độ tin cậy, khả năng thanh tốn của một cơng ty phát hành đối với các công cụ nợ

dựa trên các yếu tố rủi ro có liên quan. Cơng cụ nợ có thể là các cơng cụ ngắn hạn

như: hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi; hoặc dài hạn như: trái phiếu, cổ phiếu

ưu đãi cổ tức,...

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm để định kỳ cơng bố đối với các cơng ty chứng khốn thành viên, các công ty niêm yết, các công ty kiểm toán độc lập.

+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước sẽ lấy chỉ số tín nhiệm của các cơng ty

niêm yết, cơng ty chứng khốn, cơng ty kiểm tốn làm cơ sở đưa ra các quyết định

điều hành trong việc cho phép các công ty mở rộng quy mơ phịng giao dịch, văn

phịng đại diện, huy động vốn trên TTCK.

+ Việc công bố xếp hạng tín nhiệm đối với cơng ty chứng khốn để nhà đầu

tư có cơ sở lựa chọn cơng ty chứng khốn mở tài khoản đầu tư nhằm hạn chế rủi ro.

Ngồi ra cịn để loại trừ những cơng ty chứng khốn hoạt động kinh doanh không đúng qui định, vì khi cơng ty chứng khốn mất uy tín sẽ bị khách hàng từ bỏ buộc

cơng ty chứng khoán phải cải thiện chất lượng dịch vụ nếu muốn tồn tại.

+ Xếp hạng tín nhiệm đối với cơng ty niêm yết, để nhà đầu tư có cơ sở lựa chọn hàng hóa để đầu tư, giảm được tình trạng bất cân xứng thơng tin. Vì khi cơng ty bị đánh giá thấp, thì khơng chỉ cổ phiếu không được nhà đầu tư lựa chọn, mà

thương hiệu cũng bị ảnh hưởng và cơng ty sẽ gặp khó khăn trong việc giao dịch với đối tác, với các tổ chức tín dụng. Vì vậy, cơng ty phải cải thiện hình ảnh thông qua

cải thiện hoạt động kinh doanh, hoạt động cơng bố thơng tin góp phần làm cho hàng hóa trên TTCK có chất lượng hơn.

+ Xếp hạng tín nhiệm đối với cơng ty kiểm tốn độc lập, để các cơng ty niêm yết có cơ sở lựa chọn cơng ty kiểm toán thực thiện kiểm toán các báo cáo tài chính. Việc xếp hạng tín nhiệm sẽ buộc các cơng ty kiểm tốn độc lập thực hiện việc kiểm

toán nghiêm túc hơn, thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu trong q trình kiểm tốn, làm

cho các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn khi cơng bố, thực sự trở thành một tài liệu tin cậy trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty niêm yết.

- Để tính hệ số tín nhiệm có thể sử dụng hệ số Z. Hệ số Z (Z score) được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern,

thuộc trường Đại Học New York. Hệ số Z được cả giới học thuật và thực hành

công nhận sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số Z được xác định theo công thức (3.2)

Z = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (3.2)

X1 = Tỷ số Vốn lưu động trên Tổng tài sản X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại trên Tổng tài sản

X3 = Tỷ số Lợi nhuận trước lãi và thuế trên Tổng tài sản

X4 = Giá trị thị trường của Vốn chủ sỡ hữu trên Giá trị sổ sách của tổng Nợ - Z > 2,6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản - 1,1 < Z < 2,6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản - Z < 1,1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

- Trên cở sở hệ số tín nhiệm Z , Giáo Sư Esward I. Altman đã phát minh

tiếp hệ số tín n h iệm Z’’ điều chỉnh. Hệ số Z” đ iều chỉnh được xác đ ịnh

theo côn g thức (3 .3)

Z’’ = 3,25 + 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (3.3)

- Z’’ > 5,85 Doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản - 4,15 <Z’’<5,85 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá

sản

- Z’’<4,15 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. - Hệ số tín nhiệm Z và hệ số tín nhiệm Z’’ điều chỉnh chênh lệch nhau 3,25

và các vùng cảnh báo phá sản cũng chênh lệch nhau 3,25.

Hiện nay, vấn đề xếp hạng tín nhiệm trên cơ sở định lượng như hệ số tín nhiệm chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên trên thế giới vấn đề xếp hạng tín nhiệm được sử dụng rộng rãi và là thông tin quan trọng đối với các tổ chức

tài chính, các nhà đầu tư. Cơng ty Moody's khơng chỉ xếp hạng tín nhiệm cho một

tổ chức mà còn đánh giá xếp hạng tín nhiệm cho cả một quốc gia. Sự xếp hạng tín nhiệm của Moody's đối với một quốc gia cũng như một thước đo đối với một quốc gia, sự thăng hạng hay tụt hạng theo sự đánh giá của Moody's cũng làm TTCK của một quốc gia biến động theo.

3.3. Cải tiến chất lượng dịch vụ trên thị trường chứng khoán

3.3.1. Chất lượng sản phẩm và năng lực phục vụ của các cơng ty chứng khốn

Để cải tiến chất lượng sản phẩm và năng lực phục vụ, các cơng ty chứng khốn cần giải quyết một số vần đề:

- Tuyệt đối không tham gia vào các vụ thao túng thị trường, làm giá cổ phiếu vì điều này khơng chỉ bất hợp pháp, làm thiệt hại lợi ích của các nhà đầu tư mà cịn tổn hại đến lợi ích lâu dài đối với cơng ty chứng khốn. Vì khi nhà đầu tư bị thiệt hại, TTCK khó khăn thì chính các cơng ty chứng khốn là đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất.

- Cung cấp thông tin khách quan đúng xu thế thị trường, phân tích tất cả nguyên nhân tích cực lẫn tiêu cực làm suy giảm thị trường, để cung cấp thông tin

đáng tin cậy đối với nhà đầu tư. Khơng vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động

tự doanh, mà đẩy nhà đầu tư vào tình trạng nhiễu loạn thơng tin để làm giá chứng

khốn. Khi nhà đầu tư mất niềm tin rời bỏ thị trường, thì chính những cơng ty

chứng khoán sẽ thiệt hại đầu tiên vì mất khách hàng, mất nguồn thu nhập thường xuyên từ phí mơi giới sẽ kéo theo nhiều khó khăn khác.

- Đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư, khơng nên phân biệt đối với những

nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nhỏ, vì đây là đối tượng chủ yếu trên TTCK Việt

Nam.

- Có cơ chế kiểm soát đội ngũ nhân viên làm việc đúng quy định, làm theo những quy trình văn bản pháp lý. Khơng nên tùy tiện trong quá trình nhập lệnh giao dịch, thực hiện các hợp đồng giao dịch hợp tác đầu tư đúng qui định, để khi có tranh chấp xảy ra có cơ sở phân xử nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cũng như bảo vệ uy tín của cơng ty.

- Xây dựng quy trình kiểm sốt các dịng tiền của nhà đầu tư, để tránh xảy ra tình trạng nhân viên tự ý sử dụng tiền của công ty và của nhà đầu tư không đúng mục đích, gây tổn thất và làm mất niềm tin ở nhà đầu tư.

- Xây dựng cơ chế đánh giá xếp hạng nhân viên, và xếp hạng chất lượng dịch vụ, thơng qua các chương trình khảo sát đánh giá từ khách hàng đối với các dịch vụ

do công ty cung cấp, nhằm ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng dịch vụ. Lấy chất lượng dịch vụ, sự đa dạng các dịch vụ làm lợi thế cạnh tranh. Khơng vì lý do

để tăng doanh thu từ phí mơi giới, chạy theo thị phần mà thực hiện không đúng các quy định, cho sử dụng địn bẩy tài chính q cao, dẫn đến tình trạng nhà đầu tư gặp

rủi ro cao. Hãy lấy lợi ích của nhà đầu tư chính là lợi ích của cơng ty, vì khi nhà đầu

tư có lợi ích thì mới tham gia TTCK lâu dài và nguồn lợi của nhà đầu tư đem lại cho

công ty sẽ nhiều hơn theo dài hạn. Hãy vì mục tiêu dài hạn chứ khơng chỉ vì mục tiêu ngắn hạn mà để mất thương hiệu của công ty.

3.3.2. Chất lượng sản phẩm và năng lực phục vụ của các cơng ty kiểm tốn

Hiện nay trong hệ thống kiểm tốn của Việt Nam có 3 hình thức kiểm tốn: kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập. Kiểm toán nội bộ là do doanh nghiệp thành lập, để tiến hành kiểm tra quá trình hoạt động tài chính, hạn chế tình trạng hạch tốn tài chính khơng đúng qui định, nhằm để các báo cáo tài chính

có độ chính xác cao. Kiểm tốn nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước thành lập,

thực hiện kiểm tra giám sát chi tiêu và hoạt động tài chính của các tổ chức sử dụng

ngân sách nhà nước, theo đúng với quy định hiện hành. Kiểm toán độc lập là một tổ

chức pháp nhân riêng biệt, cung cấp dịch vu kiểm tra giám sát hoạt động tài chính của các doanh nghiệp theo đúng quy định hiện hành.

Các báo cáo tài chính đã được kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của các cơng ty kiểm tốn. Trên TTCK, việc kiểm tốn các báo cáo tài chính là do các cơng ty kiểm toán độc lập thực hiện. Để các báo cáo tài chính có độ tin cậy cao, các cơng ty kiểm toán cần:

- Thực hiện đúng chức năng quyền hạn theo qui định, khơng vì mục đích cạnh tranh thị phần mà làm cho chất lượng của các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn bị giảm sút chất lượng, khơng đáng tin cậy.

- Cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng dịch vụ. Xây dựng thương hiệu công ty bằng chất lượng của các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn. Vì khi có thương hiệu các doanh nghiệp sẽ tìm đến và sẽ được sự tin tưởng của UBCKNN

trong việc chỉ định kiểm tốn một số cơng ty niêm yết, nguồn lợi của cơng ty kiểm tốn mới bền vững.

- Kiểm soát đội ngũ kiểm toán viên nhằm hạn chế tình trạng cấu kết giữa kiểm toán viên với doanh nghiệp, che dấu thơng tin nhằm đối phó với UBCKNN, tạo ra thông tin bất cân xứng, làm cho thị trường bị lũng đoạn, nhà đầu tư mất niềm tin. Vì báo cáo tài chính đã kiểm tốn, là một sự chứng nhận về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là đúng với báo cáo. Khi công ty kiểm tốn cấu kết với doanh nghiệp thì hậu quả vơ cùng nguy hiểm, gây thiệt hại cho nhà đầu tư và

các đối tác của doanh nghiệp.

3.4. Xây dựng và hồn thiện hệ thống quản trị cơng ty tại các công ty niêm yết

Quản trị công ty (Corporate governance) là một hệ thống các cơ chế và quy

định, thơng qua đó, cơng ty được định hướng điều hành và kiểm soát nhằm đáp ứng

quyền lợi của nhà đầu tư, người lao động và những người điều hành cơng ty.

Có sự khác biệt giữa quản trị công ty với quản trị kinh doanh. Quản trị kinh doanh (business management) là điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp do Ban giám đốc thực hiện. Quản trị công ty theo phạm vi nội bộ công ty là một hệ thống thực hiện quá trình giám sát và kiểm soát để bảo đảm cho việc thực thi quản trị kinh doanh phù hợp với lợi ích của các cổ đông. Quản trị

công ty theo nghĩa rộng là đảm bảo quyền lợi của những người liên quan, bao gồm: những người chủ sở hữu, các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp của công ty, môi

trường và các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)