Trong nghiên cứu này, tác giả dùng mẫu bao gồm 46 tỉnh thành có ngân sách bị thâm hụt, phải nhận bổ sung cân đối liên tục trong giai đoạn 2005 – 2014 để đảm bảo tính cân bằng
Chuyển giao ngân sách có mục tiêu NHĨM YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI NHĨM YẾU TỐ CHÍNH TRỊ Hố cách tài khóa
GDP bình qn đầu người
Tỷ lệ hộ nghèo
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số Có người địa phương nắm
quyền ảnh hưởng Số người nắm quyền ảnh
của bảng dữ liệu cũng như tính nhất quán trong việc ra quyết định của chính quyền trung ương.
Đặc điểm phân bố của các tỉnh theo sáu vùng kinh tế như sau:
Bảng 3.1: Phân bố của mẫu quan sát
STT Khu vực kinh tế Số lượng Các tỉnh được nghiên cứu 1 Trung du và miền
núi phía bắc
14 tỉnh Bắc Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hịa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái.
2 Đồng bằng sông Hồng
6 tỉnh Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,
3 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung
11 tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hóa, Huế 4 Tây Nguyên 5 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum,
Lâm Đồng
5 Đông Nam bộ 1 tỉnh Bình Phước
6 Đồng bằng sơng Cửu Long
9 tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh
(Nguồn:Tác giả tự tổng hợp)
Như vậy các tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía bắc chiếm tỷ lệ cao nhất (30%), kế đến là các tỉnh Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung (24%), đồng bằng sông Cửu Long (20%), Đồng bằng sông Hồng (13%), Tây nguyên (11%) và thấp nhất là các tỉnh Đơng Nam bộ (2%). Điều này cũng hợp lý vì tỷ lệ như trên tương ứng tỷ lệ số lượng các tỉnh trong khu vực.
Về thời đoạn của nghiên cứu cũng có những đặc điểm nổi bật như:
Bảng 3.2: Đặc điểm nổi bật trong các thời đoạn nghiên cứu
STT Thời đoạn Đặc điểm
1 2005 - 2007 Giai đoạn Việt Nam vừa gia nhập WTO, làn sóng đầu tư tăng mạnh.
2 2008 - 2009 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu
3 2010 - 2011 Nền kinh tế trong tình trạng lạm phát phi mã, Chính phủ ban hành nghị quyết 11 về hạn chế đầu tư công để kiềm chế lạm phát15.
4 2012 - 2014 Nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Như vậy thời đoạn nghiên cứu trải qua nhiều tình trạng khác nhau của nền kinh tế như: tăng trưởng nhanh, khủng hoảng tài chính tồn cầu ảnh hưởng làm sụt giảm tăng trưởng, lạm phát và phục hồi kinh tế sau khủng hoảng và lạm phát. Điều này giúp nghiên cứu có được tính tổng qt cao trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân bổ ngân sách của chính quyền trung ương.