So với các kết quả nghiên đối với mơ hình Trung Quốc, nghiên cứu của tác giả cho Việt Nam có những điểm tương đồng rõ rệt, cụ thể là các yếu tố hố cách tài khóa, người có ảnh hưởng chính trị ở chính quyền trung ương, tỷ lệ dân tộc thiểu số và thu nhập bình quân đầu người đồng thời có tác động đến quyết định phân bổ ngân sách của Trung Quốc và phân bổ ngân sách có mục tiêu của Việt Nam. Ngồi ra, giả thuyết về tác động của yếu tố tỷ lệ hộ nghèo đều không được ủng hộ trong cả nghiên cứu này và các nghiên cứu khác đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Shih, Zang và Liu (2010) đối với Trung Quốc cho thấy chính quyền trung ương Trung Quốc thiên về yếu tố hiệu quả, tưởng thưởng cho những địa phương đạt thành tích trong phát triển kinh tế, thu ngân sách từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương. Cịn Việt Nam thì cho thấy giai đoạn trước khủng hoảng thiên về đảm bảo tính bình đẳng giữa các địa phương nên đẩy mạnh hỗ trợ ngân sách có mục tiêu cho những tỉnh nghèo, có hố cách tài khóa lớn để cải thiện nền kinh tế địa phương nghèo, đảm bảo tính cơng bằng trong thụ hưởng hàng hóa cơng của người dân các địa phương. Tuy nhiên sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, chính phủ phải phân bổ ngân sách có mục tiêu hướng đến những địa phương có thành tích phát triển kinh tế tốt để nuôi dưỡng nguồn thu.
Như vậy điểm khác biệt tiêu biểu ở đây là việc chính quyền trung ương Trung Quốc ưu tiên tính hiệu quả, xây dựng chính sách phân bổ ngân sách trung ương nhằm tạo động cơ cho các địa phương cạnh tranh nhau trong phát triển kinh tế, tăng trường nguồn thu. Trong khi đó, chính sách phân bổ ngân sách có mục tiêu của Việt Nam hướng đến mục tiêu đảm bảo công bằng, cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy nền kinh tế các địa phương nghèo bằng nguồn ngân sách trung ương. Tuy nhiên, điều này lại tạo động cơ ỷ lại vào chính quyền trung ương, kém năng động và hiệu quả trong việc phát triển kinh tế địa phương dẫn đến tình trạng trì trệ và kém phát triển ở các địa phương nghèo.
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận
Như vậy thông qua nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân bổ ngân sách có mục tiêu của chính quyền trung ương với mẫu nghiên cứu là 46 tỉnh thành trong giai đoạn 2005 – 2014 cho thấy các yếu tố có tác động đến quyết định phân bổ ngân sách có mục tiêu của chính quyền trung ương bao gồm hố cách tài khóa, thu nhập bình quân đầu người, người có ảnh hưởng ở chính quyền trung ương và tỷ lệ người dân tộc thiểu số của tỉnh. Trong đó, yếu tố hố cách tài khóa có sự thay đổi trước và sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn câu 2008 – 2009, cụ thể là giai đoạn trước khủng hoảng thì yếu tố này đồng biến với ngân sách hỗ trợ có mục tiêu, tuy nhiên sau giai đoạn khủng hoảng thì yếu tố này đổi chiều sang nghịch biến với ngân sách hỗ trợ có mục tiêu.
Bên cạnh đó, việc so sánh kết quả nghiên cứu này với các kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy chính quyền trung ương Trung Quốc hướng đến mục tiêu hiệu quả nên những địa phương có thành tích tốt trong phát triển kinh tế, thu ngân sách sẽ được phân bổ ngân sách hỗ trợ nhiều hơn. Chính sách này vừa tạo động lực thúc đẩy phát triển kinht tế cho các địa phương, vừa mang lại hiệu quả cao cho việc sử dụng ngân sách trung ương. Đây là bài học quan trọng mà chính quyền trung ương Việt Nam cần hướng đến để tạo lực phát triển kinh tế các địa phương và nâng cao hiệu quả của việc phân bổ ngân sách có mục tiêu.
5.2 Khuyến nghị chính sách
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả có hai khuyến nghị sau nhằm hạn chế sự tác động của yếu tố chính trị và nâng cao hiệu quả và công bằng trong việc chuyển giao ngân sách có mục tiêu:
Thứ nhất, để hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực chính trị ảnh hưởng đến quyết định phân bổ ngân sách có mục tiêu, các tiêu chí và yêu cầu của việc hỗ trợ có mục tiêu cần minh bạch, rõ ràng và chịu sự giám sát của cơ quan dân cử như Quốc hội. Cụ thể các quy định và tiêu chí nên đơn giản, dễ nắm bắt, để tránh tình trạng mù mờ trong thực thi. Bên cạnh đó, cơ quan phụ trách phê duyệt, cố vấn và ra quyết định phân bổ ngân sách hỗ trợ có mục tiêu cần phải cơng khai và minh bạch hóa số liệu cụ thể, chi tiết đến từng dự án và chịu trách nhiệm giải trình trước quốc hội về các quyết định trên. Có như vậy việc phân bổ ngân sách có mục tiêu mới hướng đến mục tiêu đảm bảo tính cơng bằng và hiệu quả.
Thứ hai, để nâng cao tính hiệu quả và cơng bằng, cần thiết kế chính sách chuyển giao ngân sách mục tiêu cần kết hợp cả điều kiện yêu cầu đầu vào và điều kiện yêu cầu đầu ra. Cụ thể, chính sách chuyển giao ngân sách có mục tiêu cần đưa ra các yêu cầu đầu vào như hố cách tài khóa nhưng phải kết hợp với mục tiêu thu hẹp hố cách tài khóa trong những năm tiếp theo làm điều kiện yêu cầu đầu ra. Có như vậy mới tạo động cơ khuyến khích cho chính quyền địa phương sử dụng nguồn ngân sách hỗ trợ có mục tiêu một cách hiệu quả, thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển nguồn thu của địa phương vừa thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương nghèo.
5.3 Hạn chế của đề tài
Do tác giả chưa thể tiếp cận đến số liệu cụ thể về hố cách tài khóa nên việc sử dụng bổ sung cân đối làm biến đại diện cho hố cách tài khóa có thể dẫn đến sai lệch giữa nhu cầu thực tế và nhu cầu mà chính quyền trung ương có thể đáp ứng được trong giới hạn ngân sách.
Bên cạnh đó, tác giả chưa tiếp cận được hết lý lịch của những cá nhân có ảnh hưởng chính trị đến việc ra quyết định phân bổ ngân sách, nhất là ở cấp thứ trưởng và tương đương nhưng có vai trị cố vấn trong việc ra quyết định của các thành viên trong chính phủ.
Ngồi ra, do thiếu dữ liệu về chi đầu tư của địa phương nên nhiều khả năng mơ hình thiếu biến quan trọng, có khả năng mơ hình bị nội sinh do có một số biến trái dấu kỳ vọng. Mơ hình tuy đã đươc kiểm tra đa công tuyến, khắc phục các hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, tuy nhiên vẫn chưa kiểm sốt hồn nên gây ra hiện tượng trái dấu kỳ vọng của một số biến quan trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Nhật Anh (2003), ““Chạy” vốn, “chạy” dự án - bao giờ dứt?”, Báo người lao động,
truy cập ngày 01/06/2017 tại địa chỉ: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/chay-von--
chay-du-an-bao-gio-dut-76742.htm
2. Bộ Tài chính, Thơng tư số 86/2006/TT-BTC về việc “Hướng dẫn quản lý vốn bổ sung
có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương”, ngày 18/09/2006
3. Chính phủ, Nghị định số 60/2003/NĐ – CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
luật Ngân sách 2002, ngày 06 tháng 06 năm 2003.
4. Chính phủ, Nghị quyết 11/NQ – CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về việc kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
5. Chính phủ, Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật ngân sách nhà nước
2002 – 2015
6. Võ Trí Hảo (2015), “Do cơ chế bao cấp ngân sách!”, Thời báo Kinh tế Sài gòn, truy
cập ngày 01/06/2017 tại địa chỉ: http://www.thesaigontimes.vn/134282/Do-co-che-bao-
cap-ngan-sach.html
7. Dwight H. Perkins, David D. Dapice, Jonathan H. Haughton (1994), “Việt Nam cải
cách kinh tế theo hướng rồng bay”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
8. Quốc hội khóa 11, Luật Ngân sách số 01/2002/QH11.
9. Quốc hội khóa 13, Luật Tổ chức chính quyền số 77/2015/QH13
10. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã
hội, NXB Thống kê.
11. Lê Việt Phú (2016), Chiến lược xây dựng và chuẩn đốn mơ hình hồi quy, Các phương
Tài liệu tiếng Anh
1. Alperovich, G. (1984), The economics of choice in the allocation of intergovernmental
grants to local authories, Public Choice Volume 44, Issue 2, pp 285–296
2. Anwar Shah (2007) , A Practitioner’s Guide to Intergovernmental Fiscal Transfers,
Intergovernmental Fiscal Transfer, World Bank
3. Baron, D. and J. Ferejohn, “Bargaining in Legislatures,”, The American Political
Science Review, Vol. 83, No. 4. (Dec., 1989), pp. 1181-1206
4. Bahl R.(2000), Intergovernmental Transfers in Developing and Transition Countries:
Principles and Practice, World Bank.
5. Becker, G.S. 1983. “A Theory of Competition among Pressure Groups for Political Influence.” Quarterly Journal of Economics 98 (3): 371–400.
6. Diaz-Cayeros, Alberto (2003), "The centralization of fiscal authority: an empirical
investigation.", In Working Papers, ed. S. U. Department of Political Science. Palo
Alto, CA: Stanford University
7. Dittmer, L. (1995), Chinese informal politics, The China Journal, 34, 1–34
8. Feld, L. P. and Schaltegger, Ch. A. (2002), Voters as hard budget constraints: On the
determination of intergovernmental grants, mimeo, Philipps-University of Marburg.
9. Gist J.R., and R.CarterHill (1981), The economics of choice in the allocation of
Federal grants: An empirical test, Public Choice , Volume 36, Issue 1, pp 63–73
10. Gist J. R., and R.CarterHill (1984), Political and economic influences on the
bureaucratic allocation of federal funds: The case of Urban Development Action Grants, Journal of Urban Economics Volume 16, Issue 2, Pages 158-172
11. Gramlich, E. 1977, Intergovernmental Grants: “ A Review of the Empirical Literature”
in W. E. Oates (ed.), The International Library of Critical Writings in Economics,
Lexington/Heath, Lexington, 88: 275-294
12. Grossman, P. J. (1994), A political theory of intergovernmental grants, Public Choice, 78, 295–303
13. Inman, R.P., and D.L. Rubinfeld (1996), “Designing Tax Policy in Federalist
Economies: An Overview.”, Journal of Public Economics 60 (3): 307–34.
14. Khemani (2003), “Partisan Politics and Intergovernmental Transfers in India.” Policy Research Working Paper 3016, World Bank, Washington, DC.
15. Lin, J. Y., & Liu, Z. (2000), Fiscal decentralization and economic growth in China, Economic Development and Cultural Change, 49(1), 1–21
16. Lin, J. Y., Tao, R., & Liu, M. (2005), Decentralization and Local Governance in
China’s Economic Transition (No. FE20050095), Forum for Economic Development,
CCER, Peking University
17. Lowry, Robert C. and Potoski, Matthew (2004), “Organized Interests and the Politics
of Federal Discretionary Grants”, The Journal of Politics, 66(2): 513-533
18. Malesky, E., Abrami, R. and Zheng, Y. (2011), Institutions and inequality in single-
party regimes: A comparative analysis of Vietnam and China, Comparative Politics,
43(4), 401–419.
19. Musgrave, R. (1959), The Theory of Public Finance: A Study in Public Economics, McGraw Hill, New York.
20. Musgrave, R. (1998), “Approaches to a Fiscal Theory of Political Federalism”, in: Wallace E. Oates (ed.), The Economics of Fiscal Federalism and Local Finance, The International Library of Critical Writings in Economics, Lexington/Heath, Lexington, 88: 97-212.
21. Niskanen, William (1971), Bureaucracy and Representative Government, Chicago: Aldine Press.
22. Niskanen, William A. (1975), “Bureaucrats and Politicians”, Journal of Law and Economics, XVIII (3): 617-643.
23. Oates, W. (1972), Fiscal Federalism, Harcourt Brace Jovanovich, New York
24. Oates, Wallace E. (1999), "An essay on fiscal federalism." Journal of Economic Literature 37 (3):1120-49
25. Park, A., Rozelle, S., Wong, C., & Ren, C. (1996), Distributional consequences of
reforming local public finance in China, The China Quarterly, 147, 751–778
26. Pereira P. T. C. (1996), A politico-economic approach to intergovernmental lump-sum
grants, Public Choice, Volume 88, Issue 1–2, pp 185–201
27. Pinho, M. and L. Veiga (2005), The Determinants of Intergovernmental Grants in
Portugal: a Public Choice Approach, the Portuguese Foundation for Science and
Technology
28. Porto, A., P. Sanguinetti (2001), Political Determinants of Intergovernmental Grants:
29. Rodden, Jonathan, and Erik Wibbels (2002), "Beyond the fiction of federalism:
macroeconomic management in multitiered systems." , World Politics 54 (4):494-531
30. Shih, Zhang and Liu (2010), When the Autocrat Gives: Determinants of
Intergovernmental Transfers in China, Northwestern University Press
31. Shepsle K. A. (1979), Institutional Arrangements and Equilibrium in Multidimensional
Voting Models, American Journal of Political Science, Vol. 23, No. 1 (Feb., 1979), pp.
27-59
32. Treisman, Daniel (1999), After the Deluge: Regional Crises and Political
Consolidation in Russia, Ann Arbor: University of Michigan Press.
33. Wan, X., Ma & Zhang (2015), Political determinants of intergovernmental transfers in
a regionally decentralized authoritarian regime: evidence from China, Applied
Economics, 47:27, 2803-2820
34. Wang, Zou, Wang (2014), Fiscal Transfers From the Central Government to Provinces
in China: Potential Influence of the Native-place Connections of Politburo Members,
Journal of Chinese Economics, 2014 Vol. 2. No. 3, pp 4-17
35. Weingast, B. (1979), A Rational Choice Perspective on Congressional Norms, American Journal of Political Science, Vol. 23, No. 2 (May, 1979), pp. 245-262
36. Weingast, B., Kenneth A. Shepsle, and Christopher Johnsen (1981), The Political
Economyof Benefits and Costs: A Neoclassical Approach to Distributive Politics,
Journal of Political Economy Vol. 89, No. 4 (Aug., 1981), pp. 642-664
37. Wright, G. (1974) The political economy of new deal spending: an econometric
analysis, The Review of Economics and Statistics, 56, 30–8
38. Yilmaz S., (2003), Intergovernmental Transfers: Concepts and Policy Issues, World Bank
PHỤ LỤC Phụ lục 1: Chi bổ sung có mục tiêu qua các năm
Hình i.1: Chi bổ sung có mục tiêu qua các năm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính cơng bố hàng năm)
Phụ lục 2: Thống kê mô tả với biến phụ thuộc và các biến độc lập định lượng
Hình ii.1:Thống kê mơ tả với biến phụ thuộc và các biến độc lập định lượng
Doornik-Hansen chi2(2) = 309.561 Prob>chi2 = 0.0000 Henze-Zirkler = 23.4729 chi2(1) = 44.420 Prob>chi2 = 0.0000 Mardia mKurtosis = 6.546731 chi2(1) = 241.103 Prob>chi2 = 0.0000 Mardia mSkewness = 2.806882 chi2(1) = 218.016 Prob>chi2 = 0.0000 Test for multivariate normality
. mvtest norm ttper, stats (all)
Doornik-Hansen chi2(2) = 576.421 Prob>chi2 = 0.0000 Henze-Zirkler = 35.27485 chi2(1) = 53.713 Prob>chi2 = 0.0000 Mardia mKurtosis = 7.477598 chi2(1) = 384.270 Prob>chi2 = 0.0000 Mardia mSkewness = 3.993495 chi2(1) = 310.183 Prob>chi2 = 0.0000 Test for multivariate normality
. mvtest norm btper, stats (all)
Doornik-Hansen chi2(2) = 234.516 Prob>chi2 = 0.0000 Henze-Zirkler = 11.34187 chi2(1) = 30.018 Prob>chi2 = 0.0000 Mardia mKurtosis = 6.226641 chi2(1) = 199.548 Prob>chi2 = 0.0000 Mardia mSkewness = 2.394186 chi2(1) = 185.961 Prob>chi2 = 0.0000 Test for multivariate normality
. mvtest norm pop, stats (all)
Doornik-Hansen chi2(2) = 80.825 Prob>chi2 = 0.0000 Henze-Zirkler = 12.19468 chi2(1) = 31.327 Prob>chi2 = 0.0000 Mardia mKurtosis = 2.617877 chi2(1) = 2.799 Prob>chi2 = 0.0943 Mardia mSkewness = .4030993 chi2(1) = 31.310 Prob>chi2 = 0.0000 Test for multivariate normality
Hình ii.2:Thống kê mơ tả logarit biến phụ thuộc và các biến độc lập định lượng
Doornik-Hansen chi2(2) = 36.132 Prob>chi2 = 0.0000 Henze-Zirkler = 6.227555 chi2(1) = 20.262 Prob>chi2 = 0.0000 Mardia mKurtosis = 2.121833 chi2(1) = 14.781 Prob>chi2 = 0.0001 Mardia mSkewness = .0670765 chi2(1) = 5.210 Prob>chi2 = 0.0225 Test for multivariate normality
. mvtest norm lngdpper, stats (all)
Doornik-Hansen chi2(2) = 0.346 Prob>chi2 = 0.8410 Henze-Zirkler = 1.340906 chi2(1) = 3.990 Prob>chi2 = 0.0458 Mardia mKurtosis = 2.927908 chi2(1) = 0.100 Prob>chi2 = 0.7523 Mardia mSkewness = .0041976 chi2(1) = 0.326 Prob>chi2 = 0.5680 Test for multivariate normality
. mvtest norm lnpop, stats (all)
Doornik-Hansen chi2(2) = 4.047 Prob>chi2 = 0.1322 Henze-Zirkler = .8694858 chi2(1) = 1.667 Prob>chi2 = 0.1966 Mardia mKurtosis = 2.998762 chi2(1) = 0.000 Prob>chi2 = 0.9957 Mardia mSkewness = .0503663 chi2(1) = 3.912 Prob>chi2 = 0.0479 Test for multivariate normality
. mvtest norm lnbtper, stats (all)
Doornik-Hansen chi2(2) = 8.761 Prob>chi2 = 0.0125 Henze-Zirkler = 1.509368 chi2(1) = 4.798 Prob>chi2 = 0.0285 Mardia mKurtosis = 2.790873 chi2(1) = 0.838 Prob>chi2 = 0.3599 Mardia mSkewness = .075338 chi2(1) = 5.852 Prob>chi2 = 0.0156 Test for multivariate normality
Phụ lục 3: Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến
Hình iii.1: Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến
Det(correlation matrix) 0.0000
Eigenvalues & Cond Index computed from scaled raw sscp (w/ intercept) Condition Number 117.5800 ---------------------------------