Khuyến nghị chính sách:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam, tình huống tại tỉnh quảng bình (Trang 57 - 58)

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

4.2. Khuyến nghị chính sách:

Từ những kết luận trên, luận văn đưa ra một số khuyến nghị. Vì nguồn lực giới hạn, nên luận văn chỉ đưa ra các giải pháp ưu tiên mang tính khả thi trước mắt.

i) Đối với Chính phủ

Bổ sung quy định về Giao dịch đảm bảo

Bổ sung quy định về giao dịch đảm bảo, khi bên bảo đảm không hợp tác trong việc xử lý TSĐB, bên nhận bảo đảm có thể u cầu Tịa án quyết định cưỡng chế xử lý TSĐB theo thủ tục rút gọn nếu giao dịch đảm bảo đã được đăng ký và công chứng hợp pháp.

Quyền pháp định của chủ nợ Việt Nam yếu hơn so với trung bình các nước trong khu vực và các nước OECD dựa vào các thước đo do WorldBank xây dựng cho 130 quốc gia trong đó có Việt Nam33. Do vậy, cần ban hành cơ chế cho phép NHTM hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với TSĐB mà không thông qua các thủ tục phức tạp khác của các cơ quan bảo vệ pháp luật, ngoại trừ đối với TSĐB đang có tranh chấp.

Minh bạch BCTC

Các BCTC minh bạch giúp hạn chế thông tin bất cân xứng trong cho vay, vì qua đó NH có thể đánh giá đúng năng lực tài chính cũng như năng lực trả nợ của KH. Để làm được điều này, địi hỏi Bộ tài chính cần áp dụng những nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), đồng thời có những quy định nghiêm ngặt địi hỏi các DN cần có kiểm tốn độc lập nếu muốn vay vốn NH. Tuy nhiên, điều này có thể gây thêm gánh nặng chi phí cho các

DN vừa và nhỏ. Do đó, trước mắt những biện pháp này chỉ có thể thực hiện đối với các DN có quy mơ trung bình và lớn.

ii) Đối với UBND tỉnh Quảng Bình

Cải thiện chất lượng thi hành án và hỗ trợ các NHTM trong việc thu giữ và cưỡng chế xử lý TSĐB.

ii) Đối với các NHTM

Quan điểm tăng trưởng tín dụng

Ngành ngân hàng đang phải nỗ lực tái cấu trúc từ sau những hệ lụy từ việc tăng trưởng tín dụng nóng thời kỳ 2005-2010 để lại (Đào Văn Hùng, 2013 trích từ Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014), do vậy các ngân hàng không nhất thiết phải chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng bằng mọi cách. Điều quan trọng là dịng vốn tín dụng cần phải đưa vào đúng nơi cần, những dự án khả thi và đảm bảo khả năng trả nợ. Dẫu biết tăng trưởng tín dụng là quan trọng với nền kinh tế, nhưng nếu nới lỏng chất lượng tín dụng thì cái giá phải trả sẽ đắt hơn nhiều lần so với việc tăng trưởng chậm nhưng vững chắc và lành mạnh. Tăng trưởng tín dụng bao nhiêu phần trăm không quan trọng bằng việc tăng trưởng như thế nào.

Quan điểm nhận tài sản đảm bảo khi cho vay

Quy định rõ chính các yếu tố tài chính, phương án kinh doanh/dự án khả thi của KH là điều kiện tiên quyết khi ra một quyết định cho vay, TSĐB chỉ là điều kiện đủ chứ khơng phải điều kiện cần. Ngồi ra, nhằm hạn chế những rủi ro do TSĐB mang lại, các NHTM cần quy định trước khi phê duyệt một khoản vay có giá trị lớn (Ví dụ 1 tỷ đồng) phải được thẩm định giá bởi một công ty thẩm định độc lập bên ngoài NH.

Giải pháp về nhân sự

Chú trọng phát triển năng lực nhân sự trong quá trình làm việc. Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo thường xuyên để nâng cao năng lực cán bộ và cả lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam, tình huống tại tỉnh quảng bình (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)