Thống kê các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ dân tham gia chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 25)

Stt Nội dung mơ hình Tác giả

1 Thu nhập hộ dân = f(lượng vốn vay, trình độ học vấn, số thành viên của hộ, diện tích đất, việc tham gia các khóa tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp)

Trương Đông Lộc và Đặng Thị Thảo Triều (2011)

2 Thu nhập = f(đặc điểm gia đình: nhân khẩu, giáo dục, tuổi, giới tính của chủ hộ, học vấn)

Phan Thị Nữ (2010)

3

Thu nhập = f(lượng vốn tín dụng vi mơ được tiếp cận)

Lê Đức Niêm và Võ Xuân Hội (2015)

4 Thu nhập = f(kiến thức của chủ hộ, khả năng linh hoạt trong xây dựng các mơ hình kinh tế, diện tích đất nơng nghiệp)

Đinh Phi Hổ và Hoàng Thị Thu Huyền (2010) 5 Thu nhập = f(tính chất hoạt động của chủ hộ,

số lao động của hộ, lượng vốn lưu động của hộ).

Mai Văn Nam (2012)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Căn cứ vào các mơ hình tại bảng 2.1 và căn cứ vào mục tiêu của đề tài, hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân khi tham gia chương trình cho vay hộ nghèo được triển khai kế thừa các nghiên cứu trên, trong đó:

- Biến phụ thuộc: thu nhập có thể được thể hiện dưới hai dạng: thu nhập hoặc log tự nhiên của thu nhập[Ln(thunhap)].

Bảng 2.2: Tổng hợp các biến được chọn trong mơ hình

Stt Tên biến Định nghĩa biến Căn cứ chọn biến

Dấu kỳ vọng 1 Thamgia chuongtrinh

Biến giả về tham gia chương trình cho vay hộ nghèo (0 nếu hộ thuộc nhóm khơng tham gia, 1 nếu hộ thuộc nhóm có tham gia).

Phan Thị Nữ (2010) +

2 Tuoi Tuổi của chủ hộ

Phan Thị Nữ (2010); Trương Đông Lộc và Đặng Thị Thảo Triều (2011) +/- 3 Trinhdohocvan Trình độ học vấn của chủ hộ (=1 nếu chủ hộ có trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên, =0 nếu chủ hộ có trình độ học vấn từ cấp 1 trở xuống) Phan Thị Nữ (2010); Trương Đông Lộc và Đặng Thị Thảo Triều (2011) + 4 Gioitinh Giới tính của chủ hộ (1=nam, 0=nữ) Phan Thị Nữ (2010); Trương Đông Lộc và Đặng Thị Thảo Triều (2011) +/- 5 Dantoc Dân tộc của chủ hộ (=1 nếu chủ hộ là dân tộc Kinh, =0 nếu chủ hộ là dân tộc khác)

Phan Thị Nữ (2010) +/-

đang sử dụng. Trương Đông Lộc và Đặng Thị Thảo Triều (2011) 7 Tongsothanhvien Tổng số thành viên trong hộ Phan Thị Nữ (2010) + 8 Tylephuthuoc Tỷ lệ phụ thuộc (là tỷ lệ tổng số thành viên khơng có làm việc trên tổng số thành viên của hộ) Phan Thị Nữ (2010); Trương Đông Lộc và Đặng Thị Thảo Triều (2011) - 9 Tienvay

Số tiền vay được tiếp cận của các hộ dân Lê Đức Niêm và Võ Xuân Hội (2015); Trương Đông Lộc và Đặng Thị Thảo Triều (2011) +

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Theo kết quả tổng hợp tại bảng 2.2, mơ hình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo hai hướng:

Hướng1: Thunhap = β0 + β1ThamgiaCT + β2tuoi + β3hocvan + β4gioitinh + β5dantoc + β6dientich + β7sothanhvien + β8tylephuthuoc + β9sotienvay + ɛ

Hướng 2: Ln(Thunhap) = β0 + β1 ThamgiaCT + β2tuoi + β3hocvan + β4gioitinh + β5dantoc + β6dientich + β7sothanhvien + β8tylephuthuoc + β9sotienvay + ɛ

Tóm tắc chương 2: trong chương 2 tác giả đã lược thảo các nội dung

giới thiệu một số khái niệm cơ bản về thu nhập, tín dụng vi mơ, vai trị của tín dụng vi mơ đối với người nghèo của những nghiên cứu trước. Các khái niệm trên là nội dung cơ bản xuyên suốt trong thực hiện đề tài. Chương 2 cũng đã lược thảo tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, mục tiêu của việc tổng quan nhằm nghiên cứu và tìm ra các nghiên cứu có liên quan về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân và của những hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có tham gia vào chương trình cho vay hộ nghèo. Trên cơ sở tổng quan, tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu cụ thể của đề tài nhằm thực hiện Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ dân tham gia chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang được thành lập ngày 06 tháng 04 năm 2007 theo Nghị định 58/2007/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của 03 huyện An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận. Diện tích tự nhiên 43.272 ha, với 17.651 hộ và 73.949 khẩu; có 06 đơn vị hành chính gồm các xã: An Minh Bắc, Thạnh Yên, Thạnh Yên A, Minh Thuận, Vĩnh Hòa và Hòa Chánh.

Hình 1: Bản đồ huyện U Minh Thượng, Tỉnh Kiên Giang

Nguồn: UBND huyện U Minh Thượng

Là một huyện thuần nông mới được thành lập, địa bàn cách xa trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh, phần lớn người dân từ các địa phương khác về đây sinh sống, trình độ dân trí thấp nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên nơi đây là vùng đất trũng, ngập nước theo mùa và nhiễm phèn mặn, năng suất thấp, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên nên cuộc sống của người dân cịn gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, cấp ủy và chính quyền đã vận dụng các chủ trương, chính sách và tổ chức chỉ đạo thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, huyện U Minh Thượng đã đạt những kết quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từ 18,71% năm 2007 xuống còn 10,55% đến cuối năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay áp dụng dụng theo chuẩn nghèo đa

chiều giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg thì tỷ lệ hộ nghèo tại huyện U Minh Thượng là 20%.

Về vị trí địa lý: huyện U Minh Thượng nằm ở Tây bán đảo Cà Mau. Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan (biển Tây), phía Đơng và Bắc bị giới hạn bởi sông Cái Lớn và sơng Xẻo Rơ, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau. Rừng U Minh rộng gần 190.000 ha, được chia bởi sông Trẹm thành hai nữa gần bằng nhau, phần phía Bắc là U Minh Thượng (thượng nguồn sơng Trẹm) thuộc tỉnh Kiên Giang, phía Nam là U Minh Hạ (hạ nguồn sơng Trẹm) thuộc tỉnh Cà Mau.

Về tài nguyên thiên nhiên: Rừng U Minh Thượng là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quý hiếm trên thế giới. Là một trong những vùng đất ngập nước quan trọng nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện là một trong số ít nơi cịn tồn tại đất than bùn ở Nam Bộ và của Việt Nam. Năm 1993, khu rừng Tràm U Minh Thượng trở thành khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích khu vực vùng Tràm trên đất than bùn được bảo vệ là 8.038 ha, năm 1997 được Bộ Văn hóa - Thơng tin công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia, năm 2002 Khu bảo tồn thiên nhiên được chuyển thành Vườn Quốc gia U Minh Thượng theo quyết định số 11/2002/QĐ-TTg, năm 2012 được công nhận là Vườn Di sản ASEAN và năm 2015 được công nhận là khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam và thứ 2.228 của thế giới.

Về giao thông: trên địa bàn huyện có Quốc lộ 63 là tuyến chính kết nối 06 xã trên địa bàn huyện và giữa huyện với bên ngoài cịn có các tuyến đường nhánh gồm các tuyến đường hành lang ven biển phía tây, lộ đê bao U Minh Thượng, tỉnh lộ 965,…tất cả đều kết nối với Quốc lộ 63 là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng với các huyện trong khu vực và tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang. Ngoài ra, hệ thống kênh rạch chằng chịt kết nối với sông Cái Lớn trên địa bàn huyện cũng là tuyến đường thủy quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giao thương hàng hố, nơng sản và gắn với các mơ hình sinh kế của người dân.

Các tổ chức tín dụng ở huyện U Minh Thượng phát triển chưa nhiều, hiện chỉ có hai tổ chức tín dụng là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng CS-XH nên người dân cịn ít có sự lựa chọn và tiếp cận được nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn được thực hiện theo phương pháp định lượng. Mơ hình nghiên cứu được tổng hợp, kế thừa từ quá trình tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến tài chính vi mơ, vốn vay cho hộ nghèo, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân.

Từ mơ hình nghiên cứu được tổng quan trên, tác giả xây dựng và lựa chọn mơ hình trên cơ sở biến phụ thuộc là biến thu nhập, các biến giải thích được chọn trên cơ sở căn cứ từ các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Vì vậy, mơ hình nghiên cứu của đề tài được triển khai có cơ sở khoa học và được đề cập cụ thể tại mục 2.3 (chương 2) của luận văn.

3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các cơng trình nghiên cứu về tín dụng vi mô cho cho người nghèo ở trong và ngoài nước nói chung và của tỉnh Kiên Giang, huyện U Minh Thượng nói riêng. Các văn bản chuyên ngành của Ngân hàng CSXH các cấp, các báo cáo nghiệm thu đề tài, cơng trình khoa học đã được cơng bố; các chương trình, dự án, báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết của các ngành chức năng trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2014-2016. Ngồi ra, số liệu thứ cấp cịn được thu thập trên các tập chí chuyên ngành, các báo, đài về những thơng tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Số liệu sơ cấp: được tác giả khảo sát, phỏng vấn trực tiếp bằng mẫu phiếu được thiết kế sẳn đối với những hộ dân có tham gia và khơng tham gia chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn 6/6 xã với 252 mẫu khảo sát. Trong đó: có 172 hộ dân có tham gia chương trình cho vay hộ nghèo, chiếm 68,3%, cịn lại 80 hộ khơng tham gia chương trình cho vay hộ nghèo, chiếm 31,7%. Cách thức tiếp cận khảo sát: tác giả được sự giới thiệu của UBND huyện và UBND các xã cử công chức xã phụ trách tham gia, hướng dẫn địa bàn. Khi khảo sát, được công chức phục trách và lãnh đạo các ấp giới thiệu và sau đó để tác giả phỏng vấn trực tiếp hộ nghèo (khơng có sự tham gia hoặc hiện diện của người giới thiệu). Kết quả khảo sát được thống kê qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thống kê mẫu khảo sát theo đơn vị hành chính Số Số TT Đơn vị Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy 1 Thạnh Yên 43 17.1 17.1 17.1 2 Thạnh Yên A 26 10.3 10.3 27.4 3 An Minh Bắc 59 23.4 23.4 50.8 4 Vĩnh Hòa 46 18.3 18.3 69.0 5 Hòa Chánh 51 20.2 20.2 89.3 6 Minh Thuận 27 10.7 10.7 100.0 Tổng cộng 252 100.0 100.0

Nguồn: Khảo sát quý năm 2017

Nhóm đối tượng tham gia và không tham gia chương trình cho vay hộ nghèo, được chia thành hai nhóm theo thống kê trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Thống kê hộ tham gia và khơng tham gia chương trình cho vay hộ nghèo theo đơn vị hành chính

Số TT Khơng tham gia chương trình Có tham gia chương trình Tổng cộng 1 Thạnh Yên 11 32 43 2 Thạnh Yên A 5 21 26 3 An Minh Bắc 21 38 59 4 Vĩnh Hòa 18 28 46 5 Hòa Chánh 19 32 51 6 Minh Thuận 6 21 27 Tổng cộng 80 172 252

Nguồn: Khảo sát năm 2017

3.4. Phương pháp phân tích số liệu

Với mơ hình nghiên cứu trên, phương pháp phân tích có thể triển khai với nhiều dạng. Một số hướng phân tích được tổng quan trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm cụ thể như sau:

Mục tiêu đánh giá tác động của một chương trình là đo lường mức độ thay đổi trong thu nhập của đối tượng tham gia chương trình do chương trình đó mang lại. Có rất nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của các chương trình giảm nghèo ở Việt Nam. Khi có số liệu gốc về đối tượng thụ hưởng và đối tượng không thụ hưởng từ chương trình, phương pháp thường được sử dụng là hồi quy các nhân tố cố định (fixed-effects regressions) với số liệu bảng (panel data), phương pháp khác biệt trong khác biệt (difference-in- differences) hay phương pháp khác biệt kết hợp với hồi quy các nhân tố. Phùng Đức Tùng và các cộng sự (2012) đã nghiên cứu về đánh giá tác động chương trình 135-II sử dụng phương pháp hồi quy các nhân tố cố định, hay Phan Thị Nữ (2010) kết hợp của phương pháp khác biệt trong khác biệt và mơ hình hồi quy OLS để đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thơn Việt Nam. Trong đó, phương pháp ước lượng khác biệt trong khác biệt (difference-in- differences hay viết tắc là DID) có thể xem như là một phương pháp thông dụng trong đánh giá một chương trình hay dự án mà các nghiên cứu trước thường sử dụng. Để áp dụng được phương pháp này cần phải có số liệu bảng, tức là số liệu phải vừa phản ánh thông tin theo thời gian và vừa phản ánh thông tin chéo của nhiều đối tượng quan sát khác nhau (Nguyễn Xuân Thành, 2006).

Như vậy, để đánh giá tác động của chương trình cho vay hộ nghèo/hay tín dụng vi mơ đến thu nhập hộ gia đình, tác giả sử dụng trong khung phân tích khác biệt trong khác biệt. Phương pháp này chia nhóm đối tượng thành hai nhóm, một nhóm được áp dụng chính sách (nhóm tham gia), nhóm cịn lại khơng được áp dụng chính sách (nhóm so sánh).

Gọi D là biến giả phản ánh quan sát, D=0: hộ quan sát thuộc nhóm đối chứng, D=1: hộ quan sát thuộc nhóm tham gia. Giả sử thu nhập Y1 là kết quả của hộ tham gia chương trình, Y0 là kết quả của những hộ không tham gia chương trình Phạm Thị Nữ, 2010). Như vậy, chênh lệch về thu nhập của các đối tượng sẽ được tính như sau:

1 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Y Y

Theo thời gian kết quả thu nhập của nhóm đối tượng thay đổi từ (Y D0 0) thành (Y D1 0). Vì nhóm đối tượng khơng hề chịu chi phối của chương trình nên ta có thể coi Y D1 0- Y D0 0 chính là thay đổi thu nhập theo xu thế thời gian. Một giả định đưa ra để áp dụng phương pháp DID là nếu như khơng có chương trình tín dụng thì theo thời gian thay đổi thu nhập của hai nhóm tham gia và nhóm so sánh sẽ là như nhau.

Như vậy, nếu khơng có chương trình cho vay hộ nghèo thì thay đổi thu nhập của nhóm tham gia cũng sẽ là: (Y D1 0- Y D0 0). Nói một cách khác, nếu khơng có chương trình thì thu nhập của nhóm tham gia vào thời điểm T=1 sẽ là:

Y D0  1 (Y D1  0 Y D0 0 ) (2)

Vì có chương trình cho vay nên thu nhập của nhóm xử lý vào thời điểm T=1 trên thực tế là: Y D1| 1

Cụ thể kết quả của tác động quan sát thứ i của nhóm hộ sẽ được thể hiện như sau:

0 ( i1 0) 0

i i i i i i

YYYY DY D (3)

Khi có chương trình cho vay hộ nghèo kết hợp với yếu tố thời gian T, với T=0 là trước khi có chính sách, T=1 là sau khi có chính sách. Lúc này thu nhập của nhóm đối chứng là Y01(D=0 và T=1) và thu nhập của nhóm tham gia chương trình cho vay hộ nghèo là Y11(D=1 và T=1). Chênh lệnh về mức thu nhập giữa hai nhóm này tại một thời điểm cụ thể:

(Y1|T=1-Y0|T=1) (4)

Như vậy tác động của chương trình cho vay hộ nghèo đến thu nhập hộ theo thời gian (ATT) với phương pháp DID sẽ được xác định như sau:

ATT = E (Y1|D=1,T=1 - Y0|D=0,T=1) - E (Y1|D=1,T=0 -Y0|D=0,T=0) (5)

Mơ hình ước lượng nghiên cứu có dạng hồi quy như sau:

Yit = β0 + β1Di+ β2 t+ β3 Di*t + εit (7)

Trong đó:

- Yit là thu nhập hộ nghèo.

- D là biến giả về nhóm tham gia/nhóm khơng tham gia: D=1 là nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ dân tham gia chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 25)