số liệu ước đạt (đơn vị tính: triệu USD)
Nguồn: P.V (2012) Số lượng doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT tăng nhanh, tính đến năm 2010, cả nước có khoảng trên 1.000 doanh nghiệp tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005, trong đó chủ yếu tập trung tại tỉnh, thành phố lớn với nhân lực trên 70.000 người. Một số doanh nghiệp có quy mơ trên 1.000 nhân viên như FPT, TMA, PSV,... còn lại là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, đa phần ở khoảng 20-30 nhân viên.
Nhà nước cũng đang có nhiều chính sách ưu đãi cho ngành công nghiệp phần mềm nhằm khuyến khích đầu tư. Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt nhiều chương trình, kế hoạch trọng điểm như Chương trình phát triển cơng nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 (theo Quyết định số 51/200 /QĐ – TTg), Chương
trình phát triển cơng nghiệp nội dung số (theo quyết định 50/2009/QĐ – TTg). Những chương trình, kế hoạch này đã góp phần quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩu phát triển ngành công nghiệp CNTT đầy tiềm năng này của Việt Nam. Với việc tạo môi trường thuận lợi cho ngành CNTT, đặc biệt là phần mềm, Việt Nam hi vọng tới năm 2015 sẽ đào tạo được gần 1 triệu kỹ sư CNTT và mức tăng trưởng của ngành đạt trung bình từ 30 đến 40%, trở thành nhà cung cấp phần mềm đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc.
Cùng với các biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển nguồn nhân lực đó, Nhà nước ta cũng rất quan tâm tới việc thành lập các khu công nghệ cao tập trung. Đầu tiên phải kế tới Công viên phần mềm Sài Gòn (Saigon Software Park) được thành lập vào tháng 6/2000 với tổng vốn đầu tư 14,9 tỉ đồng. Nhờ cơ sở hạ tầng hiện đại, trung tâm đã thu hút đầu tư của hơn 30 doanh nghiệp trong và ngoài nước với số lượng kỹ sư làm việc tại đây đạt hơn 585 người. Các công ty xuất khẩu và phát triển phần mềm tại đây có: Crown Systems (Singapore), Data Design (Nhật Bản), …Ngồi ra cịn có Cơng viên phần mềm Quang Trung (Quang Trung Software Park) được thành lập vào năm 2001 theo Quyết định về việc thành lập và phát triển công nghiệp phần mềm trong giai đoạn 2000 - 2005 của Chính phủ. Đây là khu phần mềm tập trung lớn nhất Việt Nam, đã thu hút hơn 4 doanh nghiệp CNTT với tổng vốn đăng kí đầu tư là 30,4 triệu USD với hơn 6.300 nhân viên, trong đó bao gồm 42 doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi.
4.2.1.2 Định hướng phát triển ngành cơng nghiệp CNTT tới năm 2015 và tầm nhìn đến 2020
Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT – TT” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/09/2010 (theo quyết định số 1 55/QĐ – TTg) đã xác định các mục tiêu phát triển cho ngành cơng nghiệp CNTT, trong đó nhấn mạnh: Việt Nam nằm trong số 15 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm. Quy mơ và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam được nâng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và khu vực. Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam làm chủ thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Công
nghiệp CNTT đặc biệt là các doanh nghiệp phần mềm trở thành một ngành cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế kỹ thuật, chiếm tỉ trọng cao trong GDP của cả nước.
4.2.2 Giới thiệu Công ty cổ phần MISA 4.2.2.1 Giới thiệu chung 4.2.2.1 Giới thiệu chung
Công ty CP MISA được thành lập năm 1994. Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, hiện nay MISA đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất phần mềm. MISA luôn tiên phong trong cơng tác tin học hóa tại nhiều Bộ, Ban ngành và các doanh nghiệp trên khắp 63 tỉnh thành.
MISA có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, 5 văn phòng đại diện đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ cùng Trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách hàng, Trung tâm phát triển phần mềm. Hiện nay MISA đã có trên 600 cán bộ nhân viên trên tồn quốc.
Tầm nhìn
Bằng nỗ lực lao động và sáng tạo trong khoa học và công nghệ, MISA mong muốn trở thành một cơng ty có phần mềm và dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất trong nước và quốc tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có thứ hạng cao trên bản đồ Công nghệ thông tin thế giới.
Sứ mệnh
Sứ mệnh của MISA là hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng phần mềm tốt nhất, giải pháp tối ưu nhất với giá thành hợp lý nhất nhằm đóng góp vào q trình tin học hóa tồn cầu nói chung và sự phổ biến của phần mềm MISA nói riêng
Giá trị cốt lõi
Sự hài lịng của khách hàng: MISA ln lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động. Các sản phẩm, dịch vụ cũng như quy trình kinh doanh của MISA đều hướng tới nhu cầu khách hàng.
Động lực cho đội ngũ: Đội ngũ cán bộ nhân viên chính là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. MISA chú trọng việc tạo động lực làm việc tốt cho nhân viên để có thể phát huy tối đa khả năng của mỗi người.
Tri thức cho cộng đồng:
o MISA sẵn sàng đem tri thức của mình chia sẻ với cộng đồng mang lại kiến thức thiết thực cho sinh viên, tham gia mạnh mẽ vào cơng tác xã hội hóa giáo dục.
o Với những doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, MISA ln có những sản phẩm miễn phí, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây cũng chính là trách nhiệm xã hội mà MISA luôn khát khao chia sẻ.
MISA luôn cam kết mang lại cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt nhất, thỏa mãn mọi nhu cầu nghiệp vụ với giá thành hợp lý nhất. MISA đã đạt được chứng chỉ CMMI về mơ hình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm, chứng chỉ ISO 9001 về Hệ thống quản lý chất lượng.
4.2.2.2 Khách hàng
Tính đến hết năm 2011, MISA đã có trên 60.000 khách hàng là các cơ quan hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp 63 tỉnh, thành phố. Đối với khối khách hàng doanh nghiệp, MISA đã cung cấp phần mềm kế toán và các giải pháp quản trị doanh nghiệp cho hơn 30.000 khách hàng, một số khách hàng tiêu biểu có thể kể đến là:
Tập đồn cơng nghiệp Than và Khống sản Việt Nam Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Cafe Trung Nguyên Tổng công ty Mía đường I
Cơng ty cổ phần Ơ tơ Hyundai Việt Nam
Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Nam dược Bảo Long Tập đồn Cavico
Cơng ty cổ phần Đầu tư tài chính (BIDV) Cơng ty Cấp thốt nước Gia Lai
Công ty cổ phần Rạng Đông
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Đà Nẵng ...
Đối với khối khách hàng hành chính sự nghiệp, MISA đang cung cấp phần mềm kế toán cho trên 300.000 đơn vị hành chính sự nghiệp và trên 10.000 xã/phường các Bộ ngành trung ương đến các địa phương, một số khách hàng tiêu biểu:
Văn phòng Quốc Hội Văn phịng Bộ Ngoại Giao Văn phịng Chính phủ Bộ Tư Pháp Bộ Nội vụ Bộ Công Thương Bộ Y tế (Dự án LIFE GAP) Tổng Cục Thống Kê Tổng Cục Thi hành án 4.2.2.3 Sản phẩm và dịch vụ
Với chiến lược sản xuất phần mềm đóng gói, hiện nay MISA tập trung chủ yếu vào thị trường nội địa với các sản phẩm phục vụ cơng tác quản lý tài chính, kế tốn tại các đơn vị hành chính sự nghiệp và các giải pháp quản trị doanh nghiệp, cụ thể:
Nhóm sản phẩm dành cho các doanh nghiệp bao gồm:
o Phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET 2012: là phần mềm kế toán phục vụ cho các doanh nghiệp được xây dựng theo Quyết định 15, 48
o Phần mềm Quản trị nhân sự MISA HRM.NET 2012: là phần mềm phục vụ công tác quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp
o Phần mềm Quản trị Bán hàng MISA CRM.NET 2012: là phần mềm phục vụ công tác quản lý bán hàng tại các doanh nghiệp.
o Phần mềm Quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN: là giải pháp phần mềm quản trị tồn diện doanh nghiệp, được tích hợp từ Quản trị bán hàng, Quản trị tài chính – kế tốn, Quản trị nhân sự, Quản trị công việc, Quản trị truyền thông,.... vào thành một hệ thống duy nhất, tương tác trao đổi với nhau một cách chặt chẽ.
Nhóm sản phẩm dành cho khối cơ quan nhà nước gồm:
o Phần mềm kế tốn hành chính sự nghiệp MISA Mimosa.NET 2012: là phần mềm kế tốn phục vụ cho các cơ quan hành chính sự nghiệp tuân thủ đúng chế độ kế toán theo Quyết định 19/2006/QĐ – BTC.
o Phần mềm kế toán xã/phường MISA Bamboo.NET 2012: là phần mềm kế toán phục vụ cho các UBND xã/phường/thị trấn, tuân thủ đúng chế độ kế toán theo Quyết định 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 146/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.
o Phần mềm kế tốn Thi hành án MISA Panda.NET 2012: là phần mềm kế toán phục vụ cho Tổng cục Thi hành án – Bộ tư pháp tuân thủ đúng chế độ kế toán của ngành Thi hành án theo Thông tư số 91/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 17/06/2010 về việc hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
o Phần mềm Quản lý tài sản QLTS.VN: là phần mềm phục vụ cho các đơn vị HCSN theo dõi tài sản công, tuân thủ đúng Nghị định 52 của chính phủ về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
MISA là doanh nghiệp phần mềm luôn tiên phong trong việc phát triển các sản phẩm theo công nghệ tiên tiến nhất nhằm mang lại tiện ích, hiệu quả cao nhất cho người dùng. Các sản phẩm của MISA đã và đang dịch chuyển theo hướng SaaS (Software as a Service) tức sản phẩm như là dịch vụ theo cơng nghệ điện tốn đám mây chạy hoàn toàn trên nền tảng web. Các sản phẩm SaaS luôn mang lại những hiệu quả tối ưu cho cả người dùng lẫn nhà cung cấp, là xu hướng của toàn thế giới hiện nay.
4.2.2.4 Cơ cấu tổ chức
Hình 4.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần MISA
4.2.2.5 Nhân sự
Tính đến đầu năm 2012, MISA đã có trên 600 cán bộ nhân viên trên tồn
quốc. Liên tục trong nhiều năm, MISA liên tục tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân sự cả về số lượng lẫn chất lượng.
Hình 4.3 Biểu đồ tăng trưởng nguồn nhân lực 2009 – 2012 của MISA
Nguồn: : Công ty cổ phần MISA (2012b) Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi phải nắm bắt nhanh những kiến thức mới về công nghệ, về kỹ thuật đồng thời luôn phải sáng tạo, năng động. Cơ cấu nhân sự của MISA có hơn 80% nhân viên trong độ tuổi trẻ (dưới 30 tuổi), đó là một thế mạnh của cơng ty.
Hình 4.4 Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi của MISA
Về trình độ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm gần 80%, 1 % là Cao đẳng và chỉ 3% là Trung cấp, trung học phổ thông, đây cũng là một thế mạnh của MISA.
Hình 4.5 Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ của MISA
Nguồn: : Công ty cổ phần MISA (2012a)
4.2.2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh
Hình 4.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của MISA
MISA ln giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%. Đặc biệt năm 2011, tốc độ tăng trưởng doanh số tăng 0% so với năm 2010.
Song song với hoạt động kinh doanh và phát triển phần mềm, MISA cũng chú trọng tới việc đưa phần mềm vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trên toàn quốc, giúp sinh viên làm quen, sử dụng thành thạo phần mềm. Tính đến hết năm 2011, đã có 368 trường đưa phần mềm MISA vào giảng dạy cho sinh viên; hợp tác trao đổi banner với 132 trườngvà cấp 4.626 giấy chứng nhận sử dụng thành thạo phần mềm cho sinh viên tham gia các khóa đào tạo của MISA (Cơng ty cổ phần MISA, 2012a)
4.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU KHẢO SÁT
Bộ dữ liệu với kích thước 296 mẫu sau khi đã được làm sạch và loại đi những bản câu hỏi không đạt yêu cầu (bỏ trống nhiều, chỉ chọn một mức độ đồng ý đối với tất cả các câu hỏi…) được sử dụng để phân tích.
Xét về chức vụ của khách hàng trong doanh nghiệp của mình thì kế tốn trưởng chiếm đa số với 126 người (42,6%), kế đó là kế tốn tổng có 86 người chiếm 29,1%, tiếp theo là kế tốn viên có 60 người chiếm 20,3 %, trong khi đó đối tượng là giám đốc chỉ có 19 người chiếm 6,4%, một số khác có thể là những cán bộ nhân viên kiêm nhiệm kế tốn có 5 người chiếm 1,7%.
Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu theo chức vụ
Chức vụ Số lượng Tỷ lệ (%) Giám đốc 19 6.4 Kế toán trưởng 126 42.6 Kế toán tổng hợp 86 29.1 Kế toán viên 60 20.3 Khác 5 1.7 Tổng 296 100.0
Xét về thâm niên cơng tác thì có sự phân bố tập trung đa số vào đối tượng có thâm niên trên 3 năm với 246 người (chiếm 83,1%), những người có thâm niên từ 1-3 năm chiếm số lượng 37 người, và chỉ có 13 người có thâm niên cơng tác từ dưới 1 năm.
Bảng 4.2 Thống kê mô tả mẫu theo thâm niên công tác
Thâm niên số lượng Tỷ lệ (%)
Trên 3 năm 246 83.1
Từ 1 đến 3 năm 37 12.5
Dưới 1 năm 13 4.4
Tổng 296 100.0
Xét về trình độ học vấn của những người được khảo sát thì trình độ đại học chiếm đa số với 214 người (72,3%), trình độ sau đại học và trung cấp cùng có 18 người, trình độ cao đẳng có 46 người.
Bảng 4.3 Thống kê mơ tả mẫu theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn số lượng Tỷ lệ (%) Sau Đại học 18 6.1 Đại học 214 72.3 Cao Đẳng 46 15.5 Trung cấp 18 6.1 Tổng 296 100.0
Về độ tuổi và giới tính của những khách hàng được khảo sát, số người trên 25 tuổi chiếm đa số với 250 người (84,5%) và nữ giới chiếm đa số với 228 người (77%), chi tiết ở bảng 4.4
Bảng 4.4 Thống kê mơ tả mẫu theo giới tính và tuổi của khách hàng
Biến nhân khẩu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Tuổi Dưới 25 tuổi 46 15.5
Trên 25 tuổi 250 84.5
Giới tính Nữ 228 77.0
Nam 68 23.0
4.4 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO
Đề tài sử dụng các thang đo của Kim & ctg (2004) được đo lường tại thị trường Hàn Quốc. Một số thang đo được hiệu chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm tại thị trường Việt Nam và phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài (phần mềm). Các thang đo sau khi được hiệu chỉnh và bổ sung cần phải kiểm định lại ở thị trường Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực phần mềm nói riêng.
Việc đánh giá độ tin cậy của thang đo được thực hiện bằng cách đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Những thành phần đạt yêu cầu về độ tin cậy có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 sẽ được giữ lại để tiếp tục sử dụng cho bước phân tích nhân tố khám phá (EFA), những thành phần không đạt yêu cầu về độ tin cậy Cronbach’s Alpha bị loại bỏ khỏi thang đo. Việc phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm khám phá cấu trúc thang đo lòng trung thành khách hàng, sự thỏa mãn khách hàng cũng như thang đo các yếu tố rào cản chuyển đổi tại thị trường Việt Nam. Các thành phần không đạt yêu cầu về hệ số tải nhân tố sẽ bị loại, cấu trúc thang đo được sắp xếp lại và đưa vào phân tích hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã nêu ra ở chương 2.
4.4.1 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha
Công cụ này dùng để loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu dựa trên hệ số tương quan biến-tổng và hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả kiểm định độ tin