VII. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
1.4. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ RÀNG BUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI ĐẠI DIỆN VỚI CỔ ĐÔNG CỦA CÔNG TY
Như đã nói ở phần trên, người đại diện theo pháp luật theo Luật định thường là một trong hai vị trí, Chủ tịch hoặc Giám đốc (Tổng Giám đốc). Nếu điều lệ công ty khơng có quy định gì đặt biệt thì trách nhiệm điều hành công ty sẽ thuộc về Giám đốc (Tổng Giám đốc). Luật mặc nhiên thừa nhận người đại diện pháp luật là người điều hành chính của cơng ty vì thực tế điều này thường xảy ra. Vì là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động của cơng ty nên trong phạm vi của bài viết này, người viết sẽ phân tích các quy định pháp luật ràng buộc người trực tiếp người điều hành doanh nghiệp với cổ đơng, người góp vốn.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp vi phạm pháp luật, hẳn nhiên doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo pháp luật và người đại diện pháp luật đương nhiên sẽ chịu trách nhiệm liên đới. Nếu doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho đối tác. Đối tác sẽ không quan tâm cá nhân nào của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho mình mà cứ yêu cầu lấy tài sản của chính doanh
37 Đạt Lê, 29/09/217. Vì sao “bóng hồng” Hồng Tứ thốt án tù giam ?. <http://kinhtedothi.vn/bong-
hong-hoang-thi-hong-tu-thoat-an-tu-giam-dai-an-oceanbank-299290.html>. [Truy cập lúc 11h30
ngày 02/05/2018]. Đức Minh, 30/8/2017 <http://plo.vn/phap-luat/vu-oceanbank-khi-nu-dien-vien- tro-thanh-chu-tich-hdqt-724338.html> truy cập lúc 11h45 ngày 2/5/2018
nghiệp ra bù đắp tổn thất cho mình, cịn cá nhân nào gây nên sai phạm đó, đối tác khơng quan tâm vì việc đó là việc riêng của nội bộ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sai phạm, gây thiệt hại cho các cổ đông, trách nhiệm bồi thường cho chính các cổ đông lại là chuyện khác. Tài sản của doanh nghiệp chính là tài sản của các cổ đơng đóng góp. Các cổ đơng khơng thể nào lấy tài sản của chính mình bồi thường cho mình. Trong trường hợp này, trách nhiệm cá nhân của người người đứng đầu doanh nghiệp sẽ được xem xét đến.
Luật doanh nghiệp cũng đã lường trước đến vấn đề này nên trong quy định về người đại diện pháp luật đã có một số lưu ý nhất định. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật được quy định “ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; khơng sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác…”38
Trong các cơng ty có quy mơ lớn, thường là các cơng ty đại chúng, có sự tách biệt nhất định giữa cổ đông và người quản lý điều hành công ty. Nhằm giảm thiểu rủi ro tới mức tối thiểu của các cổ động do những bất cẩn, tư lợi của người quản lý. Luật đã buộc người quản lý điều hành phải có sự cẩn trọng nhất định trong cơng việc của mình, phải quản lý cơng ty một cách đường hồng, minh bạch, khơng chút tư lợi. Trường hợp giám đốc làm thiệt hại cho cơng ty, dù vơ tình hay cố ý, có thể bị yê cầu bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Luật cũng đã quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu
trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này. 39
Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp cổ đơng kiện người đại diện pháp luật đòi bồi thường những thiệt hại do trách nhiệm cá nhân của người quản lý điều hành. Trường hợp ông Nguyễn Văn Hồng, thành viên hội đồng quản trị, là cổ đông của công ty cổ phần vận chuyển Sài Gòn Tourist (STT) kiện ông KakaZu Shoho, là
38 Điều 14, luật doanh nghiệp 2014
Tổng giám đốc của STT là một ví dụ điển hình.40 Tháng 9/2015, ơng Hồng nộp đơn kiện ơng KakaZu Shoho vì những sai phạm của cá nhân ơng KakaZu Shoho tại vị trí điều hành, làm cơng ty phải thiệt về tài chính, tổn hại đến quyền lợi của cổ đông, yêu cầu đòi bồi thường 1,5 tỷ đồng. Tịa sơ thẩm đã chấp nhận tồn bộ u cầu của ông Hồng, bắt ông Kakazu phải chịu trách nhiệm bồi thường cá nhân. Ơng Kakazu Shoho kháng án, tịa Phúc thẩm đã xử lại vụ án, tuyên phạt ông Kakazu Shoho phải bồi thường 65 triệu đồng. Tuy số tiền phạt không nhiều như mong muốn của ông Hồng, là một cổ đơng. Nhưng nó cũng là một cảnh bảo cho việc những người quản lý điều hành doanh nghiệp phải hết sức cẩn trọng trong công việc của mình.