VII. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
1.5. CÁC QUY ĐỊNH XỬ LÝ KHI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP LỢ
DỤNG VỊ TRÍ CỦA MÌNH ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI HAY VƯỢT QUÁ THẨM QUYỀN
Khái niệm “Giao dịch tư lợi” không được định nghĩa một cách chính thức trong các văn bản pháp luật. Trên thực tế, giao dịch tư lợi có thể được hiểu là giao dịch giữa một hoặc một nhóm người có chức năng quản lý trong doanh nghiệp đó lấy danh nghĩa doanh nghiệp, ký hợp đồng mua bán hợp tác… với người hoặc các bên liên quan nhằm mang lại lợi ích cho riêng (tư lợi) cho mình và đi ngược lại lợi ích chung của cả cơng ty.41
Ở các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, người quản lý doanh nghiệp đồng thời là người bỏ vốn vào công ty. Khi quản lý điều hành công ty, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ cân nhắc lợi hại của từng cơng việc, giao dịch, vì lợi ích của cơng ty ln gắn liền với lợi ích của người quản lý. Tuy nhiên, với những cơng ty có quy mơ lớn, đặc biệt là những cơng ty cổ phần có tính đại chúng, vốn góp trong cơng ty khơng chỉ là một hay một nhóm cá nhân nhỏ mà của rất nhiều người, nhiều tổ chức. Việc phát sinh các giao dịch tư lợi trong doanh nghiệp cực kỳ nguy hiểm. Những người quản lý công ty được các cổ đông tin tưởng, giao cho nhiệm vụ quản lý điều hành
40 Bùi Trang, 12/10/2017. Phúc thẩm vụ cổ đông STT kiện lãnh đạo: Tổng giám đốc người Nhật chỉ phải bồi thường 65 triệu đồng. <http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-dinh/phuc-tham-vu-co-dong-stt-kien-lanh-dao-
tong-giam-doc-nguoi-nhat-chi-phai-boi-thuong-65-trieu-dong-204670.html>. [Truy cập lúc 0h45 ngày
03/06/2018].
41 Nguyễn Hồng Duy, kỳ 10/2015. Kiểm sốt giao dịch tư lợi nhìn từ giác độ của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
cơng ty. Nếu họ lợi dụng vị thế quản lý của họ, ký những hợp đồng gây tổn hại đến lợi ích của số đơng của cơng ty, điều đó gây tác hại vơ cùng lớn lao.
Có những hợp đồng được ký với những điều khoản vô cùng bất lợi với công ty mà một người bình thường nhìn vào khó có thể hiểu được vì sao hợp đồng đó được ký kết để nhận vơ số bất lợi về mình. Nhưng đằng sau những hợp đồng gây bất lợi cho công ty lại là những khoản lợi béo bở mà bên đối tác, có liên hệ mật thiết với người ký hợp đồng nhận được. Trên thực tế, những hợp đồng kiểu này rất phổ biến.
Thời gian vừa qua, nhiều những vụ án kinh tế xảy ra có liên quan đến những hợp đồng, giao dịch tư lợi của các bên liên quan. Như vụ án của Hà Văn Thắm tại Ocean bank là một minh chứng cho các giao dịch mang tính tư lợi. Hà Văn Thắm nguyên là Chủ tịch hội đồng Quản trị của Ocean bank. Hà Văn Thắm đã dùng vị trí đứng đầu ngân hàng của mình đã chỉ đạo cấp dưới ký những hợp đồng cho cơng ty có mối liên hệ làm ăn, quen biết với mình vay tiền mà bỏ qua các quy định của ngân hàng Nhà Nước, của pháp luật về cho vay. Hầu như các hợp đồng cho vay tiền cho các công ty sân sau của Thắm đều rất thuận lợi, bỏ qua các bước xét duyệt hồ sơ theo quy trình cho vay rất chặt chẽ của ngân hàng. Kết quả là Ocean bank đã bị thất thoát hàng trăm tỷ đồng vì những khoản vay khơng thu hồi được, Thắm và nhiều thuộc cấp của mình phải chịu trách nhiệm hình sự vì những hợp đồng cho vay đó. Tuy nhiên, những thất thoát của Ocean Bank mà những cổ đông Oceanbank phải gánh chịu đến nay vẫn chưa khắc phục được.
Vụ Đại án Ngân hàng Xây dựng của Phạm Công Danh và những người có liên quan cũng tương tự. Phạm Công Danh cũng đã lập các công ty sân sau của mình, lợi dụng vị trí đứng đầu ngân hàng để chuyển tiền cho các cơng ty con của mình vay. Các cơng ty con này của Phạm Cơng Danh vừa thành lập, chưa có bất cứ hoạt động kinh doanh gì, khơng có những dự án đầu tư trên thực tế. Các dự án, có chăng là do Danh chỉ đạo vẽ ra để hợp lý các hồ sơ vay ngân hàng. Các cơng ty này, dĩ nhiên khơng có đủ những điều kiện cần thiết để được vay tiền từ ngân hàng. Nhưng Phạm Công Danh bất chấp các công ty con không đủ điền kiện vay, vẫn chỉ đạo cho cấp dưới của mình lập những hồ sơ khống để rút tiền ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng. Đến lúc ngân hàng Xây dựng mất khả năng thanh toán, bị ngân hàng Nhà Nước đưa vào
diện kiểm soát đặt biệt, vụ việc bị vỡ lỡ. Ông Danh và những người cùng giúp sức với ơng phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi trái pháp luật của mình42.
Nếu ơng Danh là một nhân viên ngân hàng bình thường, không phải là người đứng đầu ngân hàng, ông ta đã khơng thể nào tự mình ký và chỉ đạo cấp dưới của mình ký các hợp đồng cho vay trái quy định, để rồi hậu quả đáng tiếc xảy ra khơng chỉ cho một mình ơng mà cho cả nhiều cấp dưới trong ngân hàng. Trách nhiệm liên đới cả những người ông thuê làm giám đốc các công ty sân sau của ông mà không hiểu được cơng việc mình là gì. Rõ ràng, những người đứng đầu một công ty, một tổ chức, nếu dùng những đặc quyền, đặc lợi, những ảnh hưởng có được từ vị trí của mình để thực hiện những hành vi, những giao dịch mang tính tư lợi cá nhân thì hậu quả thật là khủng khiếp. Cũng như trường hợp của Ocean bank phía trên, cổ đơng của ngân hàng xây dựng cũng phải gánh chịu hậu quả do ông Danh để lại.
Bên cạnh việc lợi dụng vị thế đứng đầu để ký những hợp đồng bất hợp lý, những người quản lý công ty cũng lợi dụng vị trí của mình để có được những thơng tin dạng “tuyệt mật”. Từ những thơng tin dó, những người đứng đầu thực hiện những giao dịch mang tính chất tư lợi cá nhân cũng rất khó chấp nhận. Như cơng ty vừa ký được một hợp đồng hợp tác độc quyền với một doanh nghiệp có tiếng tăm ở nước ngồi. Doanh nghiệp sẽ được đối tác đầu tư dây chuyền công nghệ mới, cử chuyên gia qua đào tạo hướng dẫn kỹ năng cho quản lý và công nhân của công ty, ký hợp đồng mua sản phẩm do doanh nghiệp này sản xuất, giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị phần…. Hợp đồng này được ký kết, cơng ty sẽ có được những lợi thế đáng kể so với những doanh nghiệp cùng ngành nghề trên thị trường. Nếu thông tin về hợp đồng vừa được ký kết được công bố, cổ phiếu của công ty nhiều khả năng sẽ được tăng giá cao. Những người có được thơng tin này sẽ tranh thủ gom mua cổ phiếu công ty lúc chưa tăng giá do thị trường không biết được hợp đồng có lợi cho cơng ty vừa được ký kết. Những người gom mua cổ phiếu lúc này sẽ thu được lợi lớn khi hợp đồng được công bố, cổ phiếu lên giá.
Ngược lại, những người biết trước thông tin cũng sẽ nhanh chóng bán đi các cổ phiếu mình đang nắm giữ nếu biết trước những thông tin gây bất lợi cho công ty. Các thông tin gây bất lợi như : Nhà nhập khẩu chính của cơng ty từ chối mua hàng của công ty trong các năm tiếp theo; sản phẩm của công ty bán trên thị trường bị
42 Ngọc Lê, 04/08/2017. Giám đốc ảo và công ty “sân sau” của Phạm Công Danh. <https://thanhnien.vn/thoi-
su/giam-doc-ao-va-cong-ty-san-sau-cua-pham-cong-danh-862329.html>. [Truy cập lúc 20h ngày
phát hiện lỗi và phải thu hồi hàng loạt, công ty sắp bị đối tác kiện, nhiều khả năng công ty sẽ thua kiện và phải bồi thường một số tiền lớn; công ty bị các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện công ty nhập lậu một lô hàng lớn và nhiều khả năng công ty sẽ phải nộp phạt một số tiền lớn, bị cấm kinh doanh trên một số lĩnh vực… Trước hàng loạt thông tin gây bất lợi cho doanh nghiệp, nhiều khả năng cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ bị giảm đáng kể, những người biết trước những thông tin bất lợi này sẽ nhanh chóng bán cổ phiếu của mình đi, giảm thiểu thiệt hại khi thơng tin cơng bố chính tức ra bên ngồi. Nếu những người quản lý lợi dụng những thơng tin này nhằm mục đích thu lợi cá nhân thì điều này cũng khơng công bằng với những cổ đơng khác.
Vì những tác động đáng kể của những người lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng vị trí quyền lực của mình để trục lợi cá nhân. Pháp luật có nhiều quy định nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do các giao dịch tư lợi gây ra cho doanh nghiệp, cho tổ chức. Nhiều khái niệm, định nghĩa được đưa vào trong luật nhằm làm rõ nét hơn về các bên liên quan, người có liên quan … trong các giao dịch có nhiều nguy cơ dẫn đến tư lợi.
Về khái niệm “người có liên quan”, Luật Doanh nghiệp 2014, có định nghĩa:
“Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp” và được liệt kê tất cả các trường hợp cụ thể theo các trường hợp bên dưới.
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm
người quản lý đó đối với cơng ty con trong nhóm cơng ty; b) Cơng ty con đối với cơng ty mẹ trong nhóm cơng ty;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thơng qua cơ quan quản lý doanh nghiệp;
d) Người quản lý doanh nghiệp;
đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của nhân viên, cổ đơng sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối”43.
Khái niệm các bên liên quan cũng được định nghĩa trong các văn bản pháp Luật. Bộ Tài chính đã dành hẳn một chuẩn mực kế tốn44 nói về các giao dịch với các bên có liên quan. Mục đích của chuẩn mực kế toán này cũng nhằm minh bạch hóa các thông tin các bên liên quan, một số các giao dịch đặt biệt luôn được yêu cầu phải cơng bố nhanh chóng, kịp thời cho các đối tượng quan tâm (cổ đông hiện tại, cổ đông tiềm năng, nhà cung cấp, đối tác…). Chuẩn mực hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp có cơ sở để hạch toán các giao dịch của mình đồng thời cũng tránh được việc doanh nghiệp cố tình khơng cơng bố thơng tin, nhưng lại viện lý do không biết do không được hướng dẫn cụ thể. Việc Luật yêu cầu phải công bố thông tin sẽ giảm thiểu tình trạng giao dịch chồng chéo, khơng minh bạch gây ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động kinh doanh của công ty.
Luật doanh nghiệp 2014 cũng nêu ra trách nhiệm của người đại diện doanh nghiệp
“Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; khơng sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác”45
Quy định này được xem như một quy tắc đạo đức ứng xử của người đại diện doanh nghiệp, khơng lợi dụng vị thế của mình để ký các hợp đồng bất cân xứng.
Luật doanh nghiệp cũng có những quy định để kiểm sốt các giao dịch có giá trị lớn của cơng ty và những giao dịch với các bên liên quan. Luật doanh nghiệp 2014 khi quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thành viên của cơng ty đã có quy định: “Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm cơng bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty”46
Rõ ràng, với quy định này của Luật đã kiểm soát phần nào những quyết định của người điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Người đại diện doanh nghiệp được các cổ đông tin tưởng bổ nhiệm vào vị trí quản lý, chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp nhưng khơng phải muốn làm gì cũng được. Quyền lực của người đứng đầu đã bị giới hạn bởi quy định này. Khi ký các hợp đồng có giá trị lớn hơn
44 Chuẩn mực số 26, Bộ Tài chính ban hành ngày 30/12/2003
45 Mục b, khoản 1, Điều 14, luật doanh nghiệp 2014
50% giá trị tài sản trong báo cáo tài chính, người đại diện pháp luật phải xin ý kiến của ông chủ thực sự công ty là các thành viên trong hội đồng thành viên công ty. Tỷ lệ 50% giá trị tài sản trong báo cáo tài chính cũng khơng phải là một tỷ lệ bất di bất dịch mà đây là tỷ lệ tối đa mà luật cho phép. Nếu muốn, cơng ty có thể tự mình quy định một tỷ lệ thấp hơn và ý chí này sẽ được thể hiện trong điều lệ công ty.
Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về các giao dịch, các hợp đồng tuy giá trị chưa chiếm tới 50% giá trị tài sản cơng ty trên báo cáo tài chính nhưng khi ký hợp đồng với những đối tượng liên quan vẫn phải xin ý kiến của hội đồng thành viên47. Trước khi ký hợp đồng, người tham gia ký kết phải thông báo rõ về các liên hệ với các bên để hội dồng thành viên biết rõ trước khi ra quyết định có cho phép hợp đồng có ký kết hay không. Quy định này cũng hạn chế bớt một phần rủi ro khi công ty phải chấp nhận các hợp đồng bất cân xứng về quyền lợi khi người đứng đầu doanh nghiệp có ý đồ tư lợi.
Vì những tác động đáng kể của những người lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng vị trí quyền lực của mình để trục lợi cá nhân. Pháp luật có nhiều quy định nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do các giao dịch tư lợi gây ra cho doanh nghiệp, cho tổ chức. Nhiều khái niệm, định nghĩa được đưa vào trong luật nhằm làm rõ nét hơn về các bên liên quan, người có liên quan … trong các giao dịch có nhiều nguy cơ dẫn đến tư lợi.
Với công ty cổ phần, Luật doanh nghiệp 2014 cũng có quy định về cơng khai các lợi ích các bên liên quan. Điều luật này quy định, các thành viên giữ các chức vụ chủ chốt của các công ty cổ phần gồm: “Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát
viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với cơng ty”48.
Trong cơng ty cổ phần, cũng có những quy định về những loại giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị thông qua. Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định “Thơng qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy
47 Điều 67, Luật doanh nghiệp 2014
định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định, tại điểm d khoản 2 Điều 135, khoản 1 và khoản 3 Điều 162 của Luật này”;49
Tại điểm d khoản 2 Điều 135, quy định về Đại hội đồng cổ đông cũng quy định tương tự cho Đại hội đồng cổ đông về loại hợp đồng được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Luật vẫn cho Doanh nghiệp quyền tự quyết về quản lý, điều hành công