CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Phân tích điểm chuyển đổi dao động
Tại bước này, bài nghiên cứu sử dụng thuật toán PELT do Killick và cộng sự giới thiệu năm 2011 để xác định các điểm chuyển đổi trong chuỗi phần dư thu được từ ước lượng mơ hình 𝑉𝐴𝑅 ở phần đầu tiến trình ước lượng. Trong nghiên cứu này, các điểm chuyển đổi được xác định bằng cấu trúc của trung bình (mean) và phương sai (variance). Zapodeanu Daniela và cộng sự (2014) trước đó cũng đã sử dụng thuật tốn này trong nghiên cứu của mình. Kết quả xác định điểm chuyển đổi dao động được trình bày trong Hình 4.4 và Bảng 4.9. Kết quả xác định điểm chuyển đổi dao động cho thấy thuật toán đã bắt được những điểm chuyển đổi gắn liền với các sự kiện thực tế ảnh hưởng biến dao động của chuỗi dữ liệu, xác thực việc sử dụng phương pháp này là hiệu quả. Cụ thể:
Thị trường cổ phiếu: chỉ số VN-Index đánh dấu những điểm chuyển đổi dao
là năm đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc của thị trường cổ phiếu so với thời kỳ trước đó khi mà mức tăng trưởng của thị trường đạt tới 60% tính từ đầu đến giữa năm 2006. Thị trường cổ phiếu Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê. Khối lượng vốn hố tăng gấp 15 lần trong vịng 1 năm. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, chỉ số VN-INDEX tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006.
Điểm chuyển dao động tiếp theo đánh dấu thời điểm giữa năm 2009. Sự thăng trầm của thị trường cổ phiếu trong năm 2009 có quan hệ khá chặt chẽ với những chính sách tiền tệ và dịng tiền đổ vào thị trường. Kể từ lúc phục hồi từ mức thấp nhất vào tháng 2/2009, thị trường đã trải qua hai lần điều chỉnh mạnh. Sự phục hồi của thị trường từ mức 235.5 lên 512 đểm vào tháng 6/2009 gắn liền với cung tiền trong nền kinh tế tăng nhanh do các chính sách kích cầu của chính phủ. Dư nợ từ gói hỗ trợ lãi suất tăng lên nhanh chóng, người tiêu dùng được khuyến khích vay tiền. Từ mức đỉnh 512 điểm vào tháng 6, chỉ số VN-Index giảm xuống còn 412.88 điểm vào 20/7. Sự sút giảm của đợt này trùng khớp với sự kiện Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ trong việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức 25-27%. Nhiều ngân hàng thương mại vượt trần tăng trưởng tín dụng bị cảnh báo.
Thị trường trái phiếu: chuỗi lãi suất xác định điểm chuyển đổi dao động đầu
tiên vào thời điểm ngay đầu năm 2006 và và đều đặn sau đó vào các thời điểm đầu năm 2008, cuối năm 2008, cuối năm 2009, đầu năm 2011, giữa năm 2013, đầu năm 2014 và đầu năm 2015.
Cuối năm 2005, lãi suất trên thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là lãi suất đồng đơ la đã đẩy lãi suất của tiền đồng có những biến động đầu tiên. Vào thời điểm này, lãi suất huy động tiền Đồng đã vượt ngưỡng 9%/năm vào ngay cuối năm 2005 cùng với đó là lãi suất huy động đồng đô la cũng tiệm cận 5%/năm.
Đầu 2008, cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại bắt đầu bùng nổ, biểu hiện đầu tiên là sự leo thang của lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng với các kỷ
lục 20%, 25% liên tục bị đánh đổ, và đỉnh điểm là mức chào 27%/năm… Liên tiếp những tháng sau đó, cuộc đua diễn ra căng thẳng. Sau các cuộc họp giữa các thành viên qua Hiệp hội Ngân hàng và sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, từ nửa sau 2008 lãi suất bắt đầu hạ nhiệt nhanh chóng, tại thành hai nửa đối lập. Đến cuối năm, các ngân hàng rút về phổ biến chỉ còn 9%/năm.
Những biến động nửa đầu năm 2010 đẩy lãi suất huy động VND lên quanh 11%/năm. Đồng thuận lãi suất là yêu cầu quen thuộc đặt ra giữa các ngân hàng trong năm này. Trước xu hướng biến động mạnh vào cuối năm, Hiệp hội và Ngân hàng Nhà nước đã họp với các thành viên, đồng thuận không quá 12%/năm được đưa ra vào ngày 5/11. Tuy nhiên, sau đó nhiều thành viên “phá rào”, lãi suất lần lượt tăng lên 13%, 14%, 15%/năm…
Giữa năm 2013, sự ra đời của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã có tác động khơng nhỏ đến mặt bằng lãi suất. Năm 2013, Ngân Hàng Nhà Nước đã giảm 2% các mức lãi suất điều hành; giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên; giảm 1% lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi và từ cuối tháng 6 cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm 2-5%/năm so với năm 2012 và trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Đến cuối năm, lãi suất các khoản vay cũ đã về dưới 13%/năm, lãi suất cho vay các khoản mới kỳ hạn ngắn chỉ cịn 8 – 9%/năm, có những DN tốt được vay 7%/năm.
Hình 4.4. Các điểm chuyển đổi dao động trong chuỗi phần dư VAR
Thị trường ngoại hối: Cuối năm 2007, đầu năm 2008 cũng là thời điểm chuỗi
tỷ giá USD/VND xuất hiện điểm chuyển đổi dao động đầu tiên. Đây được coi là năm mà tỷ giá hối đoái dao động nhiều nhất, khi mà tỷ giá được Ngân Hàng Nhà Nước nới biên độ 3 lần chỉ trong vòng 1 năm. Đầu tiên là vào tháng 2/2008, khi mà lượng kiều hối đổ về vào dịp tết nguyên đán đã khiến lượng USD trong hệ thống tăng cao. Khi đó ngân hàng nhà nước đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nên đã không thu mua USD mà cho phép nới lỏng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008. Tiếp đó, vào 27/6/2008, Ngân Hàng Nhà Nước lại tiếp tục nới biên độ từ 1% lên +/-2% và kiểm soát chặt các bàn thu đổi ngoại tệ khi cơn sốt ngoại tệ tăng do nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng cao, cộng với tâm lý lo ngại khan hiếm USD do giới đầu cơ tung ra. Ngay sau đó, Ngân Hàng Nhà Nước đã can thiệp kịp thời vào thị trường ngoại hối khi công bố lượng dự trữ ngoại hối ở mức 20.7 tỷ USD nhằm phủ định tin đồn khan hiếm ngoại hối. Đây cũng là giai đoạn mà giá tỷ giá VND/USD bất ổn định nhất khi mà trên thị trường đầu năm tỷ giá chỉ xoay quanh ở mức 15.000 đến 16.000 VND/USD vậy mà chỉ trong vòng 5 tháng đã gần chạm ngưỡng 19.500 VND. Vào ngày 7/11/2008, một lần nữa Ngân Hàng Nhà Nước buộc phải nới lỏng biên độ tỷ giá từ mức 2% tăng lên 3% do làn sóng thối vốn đầu tư ngoại trên thị trường cổ phiếu cộng với tác động của việc mua vàng lậu sau khi nhà nước ra quyết định khơng cho phép nhập vàng. Trước đó, Ngân Hàng Nhà Nước cũng đã thực hiện việc tăng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng lên mức 16.517 VND/USD.
Năm 2009, tiếp tục làn sóng 4 tháng cuối năm 2008, biên độ tỷ giá lại được nới lên mức 5% kéo tỷ giá trên thị trường vượt ngưỡng 18.000 VND/USD. Luồng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) , đầu tư gián tiếp ( FII) năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ tới cán cân tổng thể, từ đó gây sức ép tới tỷ giá . Lượng vốn FDI mà các nhà đầu tư nước ngồi giải ngân năm 2009 sụt giảm cịn khoảng 7,5- 8 tỷ USD so với 9,579 tỷ USD năm 2008. Giống như FDI, FII cũng suy giảm khi mà các nhà đầu tư nước ngồi cũng có xu hướng rút vốn khỏi thị trường cổ phiếu Việt Nam. Sau khi đạt mức kỉ lục vào tháng 3/2008 (26,4 tỷ USD), dự trữ ngoại hối của
Việt Nam giảm dần và đến thời điểm cuối tháng 10/2009 chỉ còn khoảng 16 tỷ USD tương đương với khoảng 12 tuần nhập khẩu, đã tạo nên sức ép giảm giá VND. Năm 2009 là năm chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của giá vàng. Giá vàng thế giới đã tăng khoảng 38% tính từ phiên giao dịch đóng cửa năm 2008 ở mức 881,10 USD/ounce đến phiên giao dịch kỷ lục khiến giá vàng trên thị trường New York đạt mức 1.215,8 USD/ounce. Giá vàng trên thị trường thế giới liên tục gia tăng đẩy giá vàng trong nước tăng theo đã khiến cầu ngoại tệ tăng đột biến do giới đầu cơ đẩy mạnh hoạt động thu mua USD để mua vàng, có thời điểm đẩy giá USD lên tới 20.000 VND/ 1 USD và mức chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường tăng mạnh từ mức xấp xỉ 800 VND đầu tháng 11/2009 lên gần 1.700 VND/1 USD vào tuần thứ 3 tháng 11/2009. Tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp bằng tiền đồng, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của CP nên một số doanh nghiệp có ngoại tệ có xu hướng khơng bán ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực khơng mong muốn khi triển khai gói kích cầu. Nguồn cung USD giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, xuất khẩu, du lịch của Việt Nam. Số liệu của Tổng cục thống kê, hết tháng 9 năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam giảm 11,6%, khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2008. Do đó, nguồn cung USD trên thị trường giảm. Các năm tiếp theo, Ngân Hàng Nhà Nước liên tiếp giảm giá VND vào các thời điểm đều đặn. Cho đến cuối năm 2015, tỷ giá USD/VND đã vượt mốc 21.000.
Các kết quả xác định điểm chuyển đổi dao động ở trên cho thấy, thông qua các chỉ báo dao động, thị trường tài chính Việt Nam khơng chị bị ảnh hưởng bởi chính các tác động nội tại bên trong nền kinh tế mà còn bị ảnh hưởng rất mạnh bởi các yếu tố ngoại sinh, cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007-2009 khởi nguồn tại Hoa Kỳ. Qua đó cho thấy Việt Nam không thể chủ quan trước các mối quan hệ tài chính kinh tế bên trong và bên ngồi. Chúng ta cần phải cẩn trọng trước các biến động kinh tế khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, một khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thì khả năng dễ bị tổn thương ngày càng gia tăng, đặc biệt là các sự kiện mang tính lây lan như các cuộc khủng hoảng tài chính.
Bảng 4.9. Mơ tả các thời điểm chuyển đổi dao động trong chuỗi phần dư VAR(1)
USDVND IR VNI
Thời điểm Dao động Thời điểm Dao động Thời điểm Dao động
09/2007 Xuống 01/2006 Xuống 08/2004 Xuống
03/2009 Lên 01/2008 Lên 10/2004 Xuống
09/2009 Lên 10/2008 Lên 01/2006 Lên
01/2010 Xuống 10/2009 Lên 04/2009 Xuống
11/2010 Lên 04/2011 Lên
01/2011 Xuống 07/2011 Xuống
08/2013 Xuống
01/2014 Xuống
01/2015 Xuống
Nguồn: tính tốn của tác giả