Đánh giá các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự thay đổi của đời sống kinh tế các hộ dân trước và sau tái định cư trên địa bàn huyện phú quốc , trường hợp dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế phú quốc (Trang 32 - 49)

CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu

cứu

Từ số liệu khảo sát thực tế về đời sống kinh tế - xã hội của các hộ gia đình tại khu vực quy hoạch Cảng hàng khơng quốc tế Phú Quốc, sẽ giúp ta đi sâu tìm hiểu rõ thực trạng đời sống kinh tế các hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất, đồng thời tìm hiểu thêm về việc làm, thu nhập và các khó khăn, thuận lợi của họ sau khi bị thu hồi đất. Qua đó, sẽ giúp chúng ta xác định rõ mục tiêu mà tác giả đã đặt ra ở chương 1.

4.2.1-Nguồn nhân lực

Về giới tính: Theo số liệu khảo sát, thì trong tổng số 56 hộ điều tra, có 32

hộ có chủ hộ gia đình là nam, chiếm 57,14% trong tổng số hộ được điều tra, cịn lại

là 24 hộ có chủ hộ gia đình là nữ, chiếm 42,86%2.

Hình 4: Thống kê giới tính chủ hộ điều tra

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Về độ tuổi: Qua khảo sát thực tế, thì độ tuổi trung bình của chủ hộ khoảng

53,32 tuổi, chủ hộ có độ tuổi cao nhất là 80 tuổi, chiếm 1,79%, chủ hộ có độ tuổi nhỏ nhất là 35 tuổi, chiếm 3,57%. Trong đó: Chủ hộ có độ tuổi từ 40-69 tuổi là

nhiều nhất, có đến 46 người, chiếm 82,14% trên tổng số hộ điều tra3.

Hình 5: Thống kê độ tuổi chủ hộ gia đình khảo sát

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Về trình độ học vấn: Nhìn chung qua điều tra khảo sát thì trình độ học vấn

của các đối tượng khơng cao, trong đó: Chủ hộ có trình độ học vấn cấp tiểu học là 45 người, chiếm 80,36%, chủ hộ có trình độ cấp THCS là 06 người, chiếm 10,71%, chủ hộ có trình độ cấp THPT và ĐH chỉ có 05 người, chiếm 8,93% trên tổng số đối tượng được khảo sát.

Bảng 4.2: Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ gia đình được khảo sát STT Học vấn Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Tích lũy (%)

1 Tiểu học 45 80,36 80,36

2 Trung học cơ sở 6 10,71 91,07

3 Trung học phổ thông 4 7,14 98,21

4 Đại học 1 1,79 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua số liệu thống kê cho thấy, phần lớn các chủ hộ trong khu vực khảo sát có tuổi đời khơng cao, trung bình khoảng 53,5 tuổi, nhưng trình độ học vấn đa số

là thấp. Những hộ có tuổi đời dưới 50 tuổi trình độ học vấn cũng khơng cao (có 3

người trình độ THPT và ĐH). Điều này sẽ gây khó khăn trong tìm kiếm việc làm

mới một khi họ bị mất đất sản xuất nơng nghiệp.

Bảng 4.3: Phân tích trình độ học vấn của chủ hộ theo độ tuổi

STT Trình độ học vấn ĐVT TH THCS THPT ĐH Tổng

1 Chủ hộ có độ tuổi từ 70-80 tuổi người 3 3

2 Chủ hộ có độ tuổi từ 60-69 tuổi người 10 1 11

3 Chủ hộ có độ tuổi từ 50-59 tuổi người 17 2 2 21

4 Chủ hộ có độ tuổi từ 40-49 tuổi người 9 3 2 14

5 Chủ hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi người 6 1 7

Về quy mơ hộ gia đình: Trong số 56 hộ gia đình được khảo sát, thì có 01 hộ

có nhân khẩu nhiều nhất là 07 người, chiếm 1,79% và 07 hộ có số nhân khẩu ít nhất là 01 người, chiếm 12,5%, số hộ có số nhân khẩu từ 2-4 người là nhiều nhất trong số hộ điều tra, chiếm tỷ lệ 75%%, cịn lại là hộ gia đình có 05 nhân khẩu,

chiếm tỷ lệ 10,71% trong tổng số hộ được điều tra4.

Hình 6: Quy mơ hộ gia đình

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Lực lượng lao động trong hộ gia đình: Qua điều tra khảo sát thì lực lượng

lao động của các hộ gia đình vào thời điểm trước khi thu hồi đất và sau khi thu hồi đất khơng có sự biến động và tương đối dồi dào so với quy mơ hộ, bình qn 1 hộ có khoảng 2,07 lao động chính và 1,02 lao động phụ thuộc. Tuy nhiên, cũng có những hộ gia đình chỉ có lao động chính, khơng có lao động phụ thuộc, loại này có khoảng 22 hộ, chiếm 39,28% trên tổng số hộ điều tra. Tỷ lệ lao động chính so với quy mơ hộ là 116/173 người, chiếm 67,5%; tỷ lệ lao động phụ thuộc so với quy mô hộ là 57/173 người, chiếm 32,95%. Trong số người phụ thuộc thì người cao tuổi chiếm tỷ lệ thấp khoảng 31,57%, còn lại là đối tượng trẻ trong độ tuổi đi học. Điều này cho thấy nguồn nhân lực của các hộ gia đình khá dồi dào, tuy nhiên để định ra chiến lược sinh kế bền vững cho tương lai là vấn đề khơng dễ dàng, bởi vì đa số

các hộ dân trong khu vực nghiên cứu đều là những hộ bị thu hồi phần lớn đất nơng nghiệp và điều khó khăn là tìm kiếm nghề nghiệp mới hoặc nơi ở mới cho phù hợp với điều kiện của từng hộ gia đình.

Bảng 4.4: Thống kê tỷ lệ lao động trong hộ Số TT Chỉ tiêu Số lao động Số lao động trung bình/hộ (người) Số lao động ít nhất/hộ (người) Số lao động nhiều nhất/hộ (người) 1 Số lao động chính 116 2,07 1 5 2 Số lao động phụ thuộc 57 1,02 0 3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Bảng 4.5: Thống kê nhóm lao động trong hộ gia đình

Diễn giải Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Tích lũy (%) Số lao động chính (người) 1 16 28.57 28.57 2 25 44.64 73.21 3 13 23.21 96.43 4 1 1.79 98.21 5 1 1.79 100 Tổng cộng 56 100

Số lao động phụ thuộc (người)

0 22 39,29 39,29

1 14 25,00 64,29

2 17 30,36 94,64

3 3 5,36 100

Tổng cộng 34 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Về tình hình sức khỏe của các hộ gia đình: Một trong các yếu tố để đánh

giá nguồn vốn con người là tình trạng sức khỏe của các thành viên trong hộ gia đình, nếu các thành viên đều có sức khỏe tốt thì việc đầu tư cho một chiến lược

sinh kế mới là hoàn toàn dễ dàng, nhưng nếu sức khỏe giảm sút thì sẽ làm hạn chế đến việc theo đuổi mục tiêu sinh kế mới của gia đình, bởi vì vốn con người được xem là quan trọng nhất trong tài sản sinh kế, vì nó đóng vai trị quan trọng trong việc sử dụng và tạo ra bốn loại vốn còn lại. Qua trao đổi, tiếp xúc với các hộ gia đình cho thấy tình trạng sức khỏe của đa số các thành viên trong hộ là bình thường. Theo kết quả phỏng vấn và ghi nhận được thì có trên 75% thành viên trong gia đình có sức khỏe tốt, đơi lúc cũng xảy ra một số trường hợp bệnh nhẹ như: Cảm cúm, sốt, ho, v.v, nhưng không đáng kể. Số cịn lại 25% là thuộc nhóm người già và trẻ em là có sức khỏe kém hơn, thường xuyên có bệnh nhưng nhìn chung là những bệnh thơng thường, khơng có trường hợp bị bệnh nặng.

Hộp 1. Phỏng vấn tình trạng sức khỏe

Theo bà LKL, 78 tuổi, ngụ ấp Suối Mây, xã Dương Tơ cho rằng: “Người

dân ở đây đa số là dân lao động, nên ít khi bị bệnh vặt, nếu có bệnh lặt vặt cũng tự khỏi, ít uống thuốc lắm. Chỉ có một số người lớn tuổi như tui thì thường xuyên mệt mỏi, bệnh già nhưng đôi lúc cũng khơng đi bệnh viện vì xa xơi và khó khăn, chỉ khi nào nặng lắm mới đi”.

Đối với ông DHT, 68 tuổi, ngụ ấp Suối Mây, xã Dương Tơ cũng có một vài ý kiến phát biểu giống với bà LKL, nhưng theo ông nhận thấy: Hiện nay đa số thanh niên, trung niên trong xóm, ấp thường xuyên tụ tập uống rượu thâu đêm. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tốn tiền bạc, đôi khi xảy ra tai nạn giao thơng, gây gổ, đánh nhau, có trường hợp tử vong tại chỗ hay phải nằm viên điều trị dài ngày.

Nguồn: Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn

Về việc làm, tỷ lệ người thay đổi việc làm khá thấp, chiếm khoảng 30,35% và 5,35% phải thất nghiệp trong tổng số lao động đang làm việc hiện nay, chủ yếu là chuyển từ làm nông nghiệp sang làm thuê cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Việc đa số người dân không thay đổi việc làm khơng phải là một tín hiệu tốt, thể hiện khả năng tự ổn định cuộc sống của người dân sau tái định cư. Mà thực tế cho thấy, do người dân tái định cư thường khơng được bố trí tái định cư tại những nơi

có nhiều nhu cầu việc làm hay có thị trường bn bán thuận lợi nên đa số họ phải quay lại nơi ở cũ để làm việc và buôn bán. Chính sự “khơng thể thay đổi” ấy khiến họ phải chịu đựng những khó khăn, chịu đựng những tổn thất để giữ được công việc làm cũ nhằm tạo ra thu nhập cho gia đình. Và việc người dân khơng tìm được việc làm ở nơi ở mới cũng thể hiện sự khó khăn trong việc hoà nhập vào cộng đồng dân cư mới của người dân tái định cư.

Hình 7: Tình hình chuyển đồi nghề của hộ khảo sát

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Ở lĩnh vực học hành, hầu hết con em các hộ gia đình tái định cư phải quay lại trường cũ để học, vì giấy tờ thủ tục khó khăn, nơi ở mới thiếu cơ sở vật chất, những giới hạn của định biên tài chính trong ngành giáo dục; và việc quay lại trường cũ học gây ra nhiều khó khăn cho các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh, nó thể hiện sự khó khăn trong hồ nhập vào cộng đồng dân cư nơi ở mới của người dân tái định cư. Tỷ lệ khá đông học sinh phải tiếp tục học ở trường cũ gây ra khá nhiều những “tổn thất vơ hình” như những xáo trộn về thời gian, những tổn thất về sức khoẻ và tâm lý cho người dân. Những khó khăn khác trong việc học hành của con em các hộ gia đình tái định cư như: tái định cư tác động mạnh mẽ đến việc học hành của con em các hộ nghèo dẫn đến tình trạng bỏ học do tái định cư,… Chính vì thế, các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến việc tạo thêm

có thể dễ dàng hơn trong việc chuyển trường cho con cái. Và một vấn đề mang tính lâu dài khác cũng cần quan tâm là việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về trường lớp, giáo viên ở các nơi ở mới cho con em các hộ gia đình tái định cư để tạo sự thuận lợi cho cả người đến và cả nơi tiếp nhận.

Hộp 2. Thực trạng việc học của con em trong hộ gia đình

Bà PTN, 35 tuổi, ngụ ấp Suối Mây, xã Dương Tơ cho biết: “Sau khi nhà

nước bồi thường giải tỏa, gia đình được suất mua đất nền tại khu tái định cư tại xã khác nhưng do còn 3 đứa con đang theo học tại trường ở xã nhưng không thể xin chuyển trường gần nơi được bố trí tái định cư do hộ khẩu vẫn thuộc ở xã, nên gia đình đã mua lại nền đất gần khu vực trước đây sinh sống để cho các con có thể theo đuổi việc học; bên cạnh đó một số gia đình khơng đủ điều kiện mua đất gần nơi ở trước đây phải chấp nhận cho con em đi học xa hoặc dừng việc học để chờ thời gian đổi hộ khẩu”.

Nguồn: Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn

Về việc học nghề, đa số người dân tái định cư khơng học nghề và khơng có nguyện vọng học nghề. Họ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc có đựơc một trình độ chun mơn nhất định để có thể có được nghề nghiệp ổn định tại nơi ở mới, không tha thiết với việc học hay tìm một nghề mới (có thể họ thiếu sự hướng dẫn) và họ chỉ quan tâm đến cơng việc cũ họ đang làm. Bên cạnh đó, những nơi bố trí tái định cư cho người dân thường khơng phải là những nơi có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nên mơi trường ở mới này khơng khuyến khích và thúc đẩy người dân có nguyện vọng học nghề. Đa số dân tái định cư là dân nghèo nên nhu cầu cuộc sống quá bức bách khiến họ phải tham gia ngay vào thị trường lao động mà khơng có thời gian học nghề; đồng thời kinh phí hỗ trợ việc học nghề cho người dân tái định cư hiện nay cịn thấp khiến cho người dân khó có thể trang trải trong suốt thời gian học nghề. Đồng thời, chất lượng của các trường dạy nghề tại huyện hiện nay cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn nên chưa tạo được niềm tin nơi người dân.

Hộp 3. Thực trạng tìm kiếm việc làm mới của hộ gia đình

Ơng VVT, 56 tuổi, ngụ ấp Suối Mây cho biết: “Việc tìm kiếm việc làm cho

con em trong gia đình rất khó khăn. Do nhà nước thu hồi phần lớn diện tích đất trồng cây Tiêu và cây ăn trái khác nên số lao động làm nông nghiệp bị dư ra không thể tìm được việc làm vì từ nhỏ đến lớn ở nhà làm nơng nghiệp, trình độ thấp, chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Sau khi Nhà nước thu hồi đất, có tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân nhưng đào tạo một số nghề không phù hợp với tình hình của địa phương, chất lượng đào tạo nghề khơng cao nên khi học xong cũng không thể xin được việc làm”.

Nguồn: Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn

4.2.2-Nguồn lực xã hội

Về việc tiếp cận các dịch vụ đơ thị, chưa có đủ các cơ sở y tế trong các khu tái định cư của người dân và các cơ sở y tế cũng chưa tạo được niềm tin đối với người dân, điều này thể hiện ở hơn 1/2 số hộ dân không lựa chọn khám bệnh tại các cơ sở y tế gần nhà. Bên cạnh đó, khảo sát cũng cho thấy tất cả các dịch vụ xã hội như: siêu thị, shop quần áo, bưu điện, các loại hình giải trí, qn ăn và tiệm tạp hố đều xa các khu tái định cư nên việc tiếp cận các dịch vụ này của các hộ tái định cư theo chương trình khá khó khăn; ngồi ra các hộ thuộc diện “nhận tiền tự lo” hoặc “tạm cư” gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội vì lý do kinh tế nên họ thường chọn ở tại những khu vực xa trung tâm, chưa có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như các dịch vụ xã hội.

Hộp 4: Thực trạng việc tiếp cận các dịch vụ đơ thi

Ơng VĐP, 69 tuổi, ngụ ấp Suối Mây cho biết: “từ khi nhà nước bồi thường

giải tỏa đến nay hầu hết các hộ đều mua đất gần nơi ở trước đây nên việc tiếp cận các dịch vụ xã hội hầu như không đổi, việc chữa bệnh hầu như ít đến cơ sở y tế tại địa phương, nếu cảm nhẹ thì mua thuốc tại các quầy thuốc, cịn bệnh nặng thì đi đến các cơ sở ở đất liền hay đi thành phố Hồ Chí Minh để điều trị, do khơng an tâm về chất lượng cung cấp dịch vụ ở địa phương, mặc dù người dân đều có tham

gia bảo hiểm y tế”.

Bà TNY, 75 tuổi, ngụ ấp Suối Mây cũng đồng quan điểm với ông VĐP và cho biết thêm: “thường khi bị bệnh phải nằm viên thì bà thường đi thành phố Hồ

Chí Minh để điều trị, do chất lượng dịch vụ y tế của địa phương không cao, cơ sở vật chất không đảm bảo,… nên không yên tâm điều trị tại địa phương”.

Nguồn: Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn

Về các quan hệ xã hội, đa số hộ gia đình vẫn giữ được quan hệ như cũ với hàng xóm cũ của mình. Đặc biệt, các hộ gia đình về tái định cư ở cùng một nơi mới đã có được mối quan hệ rất tốt với nhau, họ quan tâm giúp đỡ nhau rất nhiều. Bên cạnh đó, người dân tái định cư cũng cịn gặp khá nhiều khó khăn trong việc hoà nhập với cộng đồng dân cư (tại chỗ) nơi ở mới, và ở một số nơi cũng đã xảy ra những mâu thuẫn khơng đáng có. Mặc dù đây chưa phải là vấn đề lớn nhưng thiết nghĩ, các cấp có trách nhiệm cũng cần quan tâm hơn đến vấn đề này để giúp cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự thay đổi của đời sống kinh tế các hộ dân trước và sau tái định cư trên địa bàn huyện phú quốc , trường hợp dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế phú quốc (Trang 32 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)