Thực trạng về quản lý và những vấn đề phát sinh tiêu cực tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công khai minh bạch tài sản để phòng, chống tham nhũng trong quản lý kinh tế qua thực tế tại cà mau (Trang 74 - 76)

a ./ Bn hành văn bản cụ thể hoá, chỉ đạo việc thực hiện

2.1.2.3. Thực trạng về quản lý và những vấn đề phát sinh tiêu cực tham nhũng

lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Trong quản lý kinh tế, các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng là: Quản lý, sử dụng đất đai; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý phân bổ dự toán ngân sách; đấu thầu thực hiện dự án; mua sắm cơng; ngân hàng...

Cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, thời gian qua đã tích cực triển khai quyết liệt nhiều giải pháp PCTN, trong đó có việc cơng khai, minh bạch trong quản lý vốn, đầu thầu, đầu tư xây dựng cơ bản...nhưng đây vẫn cịn là "điểm nóng", vẫn cịn khơng ít kẽ hở. Mặc dù Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư công nhằm ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực trong quản lý dự án, sử dụng vốn Nhà nước, trong đó có cả vốn vay; tuy nhiên, thực tế đã qua có nhiều quan chức cấp cao vướng vào những vụ việc tiêu cực tham nhũng (đã có 06 quan chức ngành đương sắt bị tạm giữ vì liên quan đến tham nhũng và một số vụ việc nổi cộm khác...).

- Trong quản lý kinh tế, đấu thầu được đánh giá là một khâu quan trọng trong thực hiện dự án; và đây cũng là khâu dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, thất thốt, lãng phí nhất. Thực tế đã qua, vai trị quản lý của Nhà nước cịn q lỏng lẻo, vì vậy cần có các quy định và cách thức quản lý chặt chẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước cũng như sự giám sát của các bên tham gia trong hoạt động đấu thầu nhằm giảm thiểu các hành vi tiêu cực tham nhũng. Vẫn còn một số hành vi "lách luật" hoặc không tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu: Chỉ định thầu đối với một số gói thầu khơng đúng quy định (thời gian thực hiện gói thầu vượt 18 tháng, chưa xác

định hoặc không đủ nguồn vốn khi chỉ định thầu), lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu không đủ nội dung, không đúng thẩm quyền, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu...

Trong việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ mời sơ tuyển thì đưa điều kiện tiên quyết không đúng hoặc đưa thêm một số yêu cầu về năng lực kinh nghiệm nhằm tạo lợi thế cho một nhà thầu; không đăng tải thông tin mời thầu trên Báo Đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mà chỉ thông tin trên phương tiện báo, đài địa phương...

Quá trình giám sát thực hiện hợp đồng không được chủ đầu tư chú trọng, để xảy ra các sai phạm như: Thời gian nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng không đúng quy định của hồ sơ mời thầu; người thực hiện hợp đồng không đúng với người được đề xuất trong hồ sơ dự thầu; hàng hóa đưa vào cơng trình, dự án khơng có nhãn hiệu xuất xứ khơng đúng hồ sơ dự thầu; nhà thầu liên doanh ký hợp đồng nhưng khi thực hiện hợp đồng chỉ một thành viên thực hiện; điều chỉnh hợp đồng sai quy định đối với hợp đồng trọn gói; khơng xử phạt khi hợp đồng kéo dài...

- Trong quản lý, sử dụng đất đai: Thực tế ở địa phương việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất còn rất nhiều bất cập, tạo kẽ hở cho tham nhũng, trục lợi cho nhiều tổ chức và cá nhân. Việc thực hiện giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất khơng theo quy hoạch mà thường chạy theo nhu cầu của nhà đầu tư. Lợi dụng thẩm quyền để lập hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng nhằm trục lợi là vấn đề thường xuyên xảy ra. Hay việc xác định giá đất làm lợi cho doanh nghiệp, tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước. Qua việc quản lý một số dự án cho thấy, tham nhũng trong quản lý đất đai nảy sinh từ tương tác giữa doanh nghiệp với cán bộ, công chức là quan trọng nhất và ngày một tăng cao.

- Vê mua sắm cơng: Trong những năm qua, kinh phí mua sắm, sửa chữa tào sản công của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh được cân đối, bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán chi ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán cũng như về thực hiện dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính. Việc cân đối bố trí kinh phí mua sắm tài sản cơng ln đảm bảo các quy định. Về công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng kinh phí được giao phục vụ mua sắm cơng tn thủ theo các quy định của Trung ương và địa phương, đúng

dự toán được giao, đúng phân cấp và đúng mục đích nguồn kinh phí. Cơng tác cơng khai minh bạch, giám sát, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng kinh phí được thực hiện qua nhiều cấp, nhiều khâu của quản lý ngân sách. Từ phê duyệt cấp kinh phí đến kiểm sốt chi, đến kết quả trúng thầu, hợp đồng, hồ sơ, chứng từ mua sắm hợp lệ tại kho bạc nhà nước, cơng tác quyết tốn... Cơng khai minh bạch trong đấu thầu: Cơng khai kinh phí, kế hoạch đầu tư mua sắm, trang bị tài sản nhà nước, công khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu...Công khai minh bạch việc quản lý, sử dụng tài sản công được mua sắm luôn thực hiện đúng quy định.

Tuy nhiên, quy định quản lý tài sản của nhà nước nói riêng về tài sản cơng nói chung cịn chồng chéo và trùng lấp tại nhiều văn bản khác nhau; ý thức công khai minh bạch của cán bộ, công chức, người lao động trong một số cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình mua sắm, quản lý tài sản công chưa cao.

2.1.3. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của việc công khai, minh bạch tài sản thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công khai minh bạch tài sản để phòng, chống tham nhũng trong quản lý kinh tế qua thực tế tại cà mau (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)