Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công khai minh bạch tài sản để phòng, chống tham nhũng trong quản lý kinh tế qua thực tế tại cà mau (Trang 76 - 81)

a ./ Bn hành văn bản cụ thể hoá, chỉ đạo việc thực hiện

2.1.3.1. Những hạn chế, bất cập

Thực tế đã qua trên địa bàn tỉnh Cà Mau, việc cơng khai, minh bạch và kiểm sốt TSTN của cán bộ, công chức đã mang lại được những hiệu quả hết sức tích cực nhưng bên cạnh đó cũng cịn nhiều những yếu kém cần phải khắc phục. Những hạn chế, bất cập rõ nhất là:

- Quy định pháp luật về minh bạch tài sản hiện vẫn còn nhiều bất cập: Bất cập lớn nhất là các quy định vẫn mang tính hình thức; việc cơng khai bản kê khai tài sản chưa được thực hiện nghiêm túc; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chưa chủ động tiến hành xác minh tài sản của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc diện phải kê khai; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về kê khai tài sản còn hạn chế.

- Việc kê khai TSTN hiện nay không chỉ được điều chỉnh trong Luật PCTN mà còn được điều chỉnh trong những văn bản dưới luật do Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước thực thi quyền hành pháp ban hành. Điều này có nghĩa là các quy định của pháp luật còn nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, gây khó khăn đối với người tổ chức thực hiện, người thực hiện. Hơn nữa, việc cán bộ, công chức thực thi quyền hành pháp ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập là khó đảm bảo tính khách quan, vơ tư trong

việc thiết lập các quy phạm pháp luật, vì đây là các chủ thể có nhiều khả năng xung đột lợi ích trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật về PCTN.

- Chậm trễ trong việc kê khai tài sản, thu nhập: Chậm trễ thường do nguyên nhân một số cá nhân đi cơng tác, học tập ở nước ngồi trong thời điểm kê khai. Bên cạnh đó, cịn có tình trạng nhiều cơ quan, đơn vị lúng túng chưa nắm chặt hướng dẫn của các văn bản, quy định về kê khai, minh bạch tài sản, nhất là mẫu kê khai, cách thức kê khai; kể cả những người đứng đầu cơ quan, đơn vị và bộ phận tham mưu trong thực hiện.

- Việc kê khai chủ yếu chỉ dựa vào ý thức tự giác, hầu hết khơng kiểm tra, xác nhận; cịn có sự nhầm lẫn về đối tượng phải kê khai dẫn đến tình trạng nhiều nơi trong tỉnh tổ chức việc kê khai chưa đúng, chưa đủ, chưa kịp thời; việc công khai bản kê khai TSTN ở nơi công tác, trong chi bộ, trong cấp uỷ nhiều nơi chưa thực hiện nghiêm túc; việc xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai cịn ít do điều kiện để tiến hành kiểm tra, xác minh đối với việc kê khai tài sản thu nhập quá chặt chẽ…

- Phạm vi công khai tài sản thu nhập quá hẹp: Theo quy định của Nghị định 78/2013/NĐ-CP, ngày 17-7-2013 và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP, ngày 31-10- 2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch TSTN thì bản kê khai TSTN của cán bộ, cơng chức sẽ được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi thường xuyên làm việc. Hình thức cơng khai là cơng bố tại cuộc họp hoặc niêm yết bản kê khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, cơng chức đó cơng tác. Thời gian công khai tối thiểu 30 ngày. Với quy định này, thì người dân và giới truyền thơng, báo chí trong và ngồi tỉnh khó tiếp cận với nguồn thơng tin về công khai, minh bạch TSTN của cán bộ, cơng chức; theo quy định Luật PCTN thì bản kê khai tài sản phải được lưu cùng với hồ sơ cán bộ mà hồ sơ cán bộ được xếp vào diện bí mật nhà nước. Theo quy định Thơng tư 08 ai muốn khai thác, sử dụng bản kê khai TSTN của cơng chức sẽ phải "có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu, trong đó ghi rõ họ tên, chức vụ, mục đích sử dụng". Những quy định có phần khắc khe và phiền hà như vậy đã ngăn cản sự tiếp cận thông tin của những người dân, cơ quan truyền thơng, báo chí.

Hiện nay, bản kê khai được quản lý theo hồ sơ cán bộ và chỉ được khai thác, sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Quy định này chưa tạo được sự công khai, minh bạch, chưa tạo cơ sở cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người dân biết

được TSTN của người có nghĩa vụ kê khai. Từ đó, dẫn đến việc kê khai thiếu thực chất, còn biểu hiện của tính hình thức trong kê khai TSTN.

Chính điều này đã phần nào làm hạn chế quyền được giám sát của công dân tại tỉnh Cà Mau đối với cán bộ, cơng chức. Hơn nữa cịn làm giảm hiệu quả của một biện pháp PCTN quan trọng. Bởi vì chính người dân là người có thể nắm rõ được sự tăng, giảm tài sản của cán bộ, công chức nơi họ đang sinh sống. Trong khi đó, trên thực tế thời gian qua, rất nhiều vụ án tham nhũng được phanh khui nhờ sự phát giác của người dân.

Hình thức cơng khai bản kê khai TSTN bằng cách niêm yếu bản kê khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị làm việc cũng là vấn đề cần phải bàn. Mỗi cán bộ, công chức nếu thực hiện kê khai định kỳ hằng năm thì trung bình từ 3 đến 4 trang giấy A4, nếu dán niêm yết bản kê khai thì sẽ có một lượng bản kê khai khổng lồ, chiếm diện tích lớn tại cơ quan, đơn vị khi niêm yết...Hình thức cơng khai nêu trên khá tốn kém và thực chất cũng không bảo đảm hiệu quả của việc giám sát, bởi chỉ có những người làm việc trong cùng cơ quan có thể xem được, cịn những người khác khó có khả năng tiếp cận thơng tin trên.

- Việc kê khai TSTN là nhằm minh bạch tài sản của người có nghĩa vụ kê khai, phục vụ công tác quản lý cán bộ và góp phần phịng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, nhưng pháp luật lại chưa quy định về việc xử lý đối với số tài sản kê khai khơng trung thực, cũng chưa có quy định về kiểm tra nguồn gốc tài sản. Các quy định của pháp luật hiện hành mới chỉ đề cập đến việc xác minh tài sản khi có dấu hiệu nghi ngờ. Việc minh bạch hố tài sản khơng chỉ dừng lại ở việc kê khai, mà cần phải đi đơi với việc kiểm sốt, đánh giá, khẳng định nguồn gốc tài sản. Nếu chỉ kê khai gọi là "cho có", mà khơng phải giải trình, khơng truy ngun nguồn gốc thì rõ ràng thiếu tính khả thi trong việc PCTN.

- Hiện nay, không phải tất cả cán bộ, công chức, viên chức đều phải kê khai tài, sản thu nhập; toàn tỉnh Cà Mau có hơn 28.000 cán bộ, công chức, viên chức nhưng đối tượng phải kê khai theo quy định chỉ gần 8.000 người, vì vậy chưa bảo đảm được sự bình đẳng giữa các cán bộ, cơng chức, viên chức trong việc kê khai TSTN; chưa tạo được thói quen đối với cán bộ, cơng chức, viên chức trong việc kê khai TSTN.

- Điều 44 Luật PCTN sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về đối tượng phải kê khai tài sản. Luật mới chỉ quy định là người có chức vụ, quyền hạn. Theo đó, hằng năm tất cả các đối tượng phải nghiêm túc tiến hành kê khai tài sản theo quy

định tại Điều 44 Luật PCTN, đây là cơ sở để cơ quan, tổ chức và người dân giám sát tài sản của đối tượng thuộc diện phải kê khai TSTN theo quy định của Luật PCTN. Nghĩa là, Nhà nước thực hiện quyền kiểm sốt, nhằm minh bạch hóa tài sản, thu nhập của đối tượng bằng hình thức kê khai. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quy định này không hiệu quả, nhất là trong việc ngăn chặn, phát hiện tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng. Hiệu quả thực tế của việc kê khai tài sản của các đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai là khơng cao, mang tính hình thức, thậm chí là thiếu trung thực. Người có nghĩa vụ kê khai có thể để cho người thân, bản thân thậm chí là cấp dưới đứng tên sơ hữu. Đặc biệt ở Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng, khi thói quen sử dụng, giao dịch thanh toán bằng tiền mặt, vàng thường trực và khó kiểm sốt thì việc trung thực trong kê khai tài sản là khó.

Ngồi ra, cịn có việc gửi tiền tại các ngân hàng nước ngoài để tránh việc phải kê khai tồn bộ tài sản của mình. Một số ngân hàng khơng cung cấp thơng tin cá nhân khách hàng của họ. Chính vì vậy rất khó cho việc phát hiện ra sự gian lận nếu khơng có một cơ chế hiệu quả hơn nữa thì sẽ khơng thể nào giải quyết được tình trạng gian lận nêu trên.

- Khoản 1, Điều 2 Luật PCTN sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định: “Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham những, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng”. Theo quy định này, để kết luận tài sản của một người nào đó có được do tham nhũng thì phải chứng minh được rằng người đó đã có hành vi tham nhũng. Hay nói cách khác, pháp luật hiện tại định nghĩa tài sản của người đã bị kết án về hành vi tham nhũng. Nhưng từ khi phát hiện đến tiến hành các hoạt động điều tra vụ án tham nhũng là một quá trình dài và trong thời gian đó, nghi can cũng như người thân của họ đã kịp tẩu tán tài sản. Việc tẩu tán lại vô cùng dễ dàng khi mà Nhà nước chưa thể kiểm soát được tài sản, thu nhập của tồn xã hội. Chính từ quy định bất cập này nên muốn thu hồi tài sản thì trước hết phải xác định được người đó có hành vi tham nhũng không?

- Nếu chỉ quy định 4 khoản về các tài sản phải kê khai như Điều 45 là vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là vì liệt kê q nhiều, thiếu là khơng bao quát, không thực sự phù hợp quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự (Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản).

- Thực tế việc công khai bản kê khai tại đơn vị nơi công tác theo quy định tại khoản 1, Điều 46a cũng chỉ mang tính hình thức, thơng tin nội bộ, nên vẫn cịn nhiều sự bao che, cả nể hoặc khơng dám đấu tranh. Việc công khai bản kê khai tài

sản theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 46a cũng khơng hợp lý vì chỉ khi nào có các sự kiện đó mới kê khai cơng khai sẽ thiếu tính thời sự. Hơn nữa, việc kê khai TSTN của cán bộ, công chức hiện nay chưa được quy định theo hướng công khai kết quả kê khai, dẫn đến việc Nhà nước chưa kiểm soát được tài sản trong xã hội, việc kiểm tra, xác minh để đảm bảo tính trung thực của kê khai cịn ít.

- Tập quán lưu giữ tài sản của người Việt Nam làm cho việc kiểm tra tính xác thực của tài sản thu nhập gặp khó khăn. Phổ biến đó là việc mua và dự trữ vàng, bạc, trang sức, đá quý. Người Việt Nam phần lớn có thói quen mua vàng dự trữ. Hơn nữa giá trị của vàng ít mất giá, dễ dàng mua bán, trao đổi nên chúng ta ưa chuộng hình thức sở hữu là vàng. Theo thống kê của Hội đồng vàng thế giới dự trữ vàng ở Việt Nam khá lớn (khoảng 1.000 tấn)17và chủ yếu là nằm trong dân (có cán bộ, cơng chức, viên chức) nên gây khó khăn cho việc công khai, minh bạch và chứng minh tính xác thực của khối tài sản cán bộ, công chức, viên chức có thói quen lưu giữ vàng để "làm của".

- Theo kết quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 33- CT/TW, ngày 03-01-2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai TSTN và Nghị định 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về minh bạch TSTN của Tỉnh uỷ cho thấy: Việc triển khai, thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước cịn chậm, gặp khó khăn, vướng mắc do nhận thức của các cấp, các ngành chưa nhất quán, chưa thấy rõ ý nghĩa tầm quan trọng của cơng tác này. Cá biệt có địa phương, đơn vị, cá nhân chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật; kê khai TSTN chưa đầy đủ, kịp thời; thiếu biện pháp kiểm soát, đánh giá thực chất việc kê khai, minh bạch tài sản; thiếu chủ động rà soát, thẩm tra, xác minh làm rõ các trường hợp có dư luận về việc kê khai khơng trung thực.

- Việc kê khai TSTN cịn có trường hợp mang tính hình thức, đối phó; chưa có sự gắn kết giữa kê khai TSTN phục vụ việc thu thuế và phục vụ PCTN; chưa kiểm soát được đầy đủ TSTN, tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là thu nhập khơng chính thức; việc xác minh để đảm bảo tính trung thực tiến hành cịn ít...

- Về yêu cầu xác minh cán bộ, công chức, viên chức có gian dối trong kê khai TSTN, theo quy định của pháp luật thì người tố cáo phải có bằng chứng về việc kê khai không trung thực. Tuy nhiên, người dân lại không được quyền tiếp cận

tài liệu nên việc có bằng chứng chứng minh hành vi gian dối là rất khó khăn. Hơn nữa, đối với các tố cáo, phản ánh giấu tên, mạo tên thì khơng xem xét để ra yêu cầu xác minh. Với quy định như vậy sẽ phần nào làm mất đi hiệu quả trong việc tố giác của người dân hoặc những người biết được sai phạm trên vì họ lo lắng bị trả thù, trù dập nếu tố cáo những thông tin nhạy cảm trên.

- Ngoài ra, việc thực hiện trả lương qua tài khoản ở khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau vẫn cịn nhiều khó khăn hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật.

Tóm lại, việc cơng khai, minh bạch TSTN để phịng ngừa tham nhũng là giải pháp quan trọng và khơng khó thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề là cần phải có cơ chế phù hợp, rõ ràng để việc công khai, công bố càng chi tiết, cụ thể sẽ tạo được sự đồng thuận cao trong toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công khai minh bạch tài sản để phòng, chống tham nhũng trong quản lý kinh tế qua thực tế tại cà mau (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)