CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến thủy sản và nông nghiệp của tỉnh
Trà Vinh:
4.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Tỉnh Trà Vinh nằm ở phía Đơng Nam vùng đồng bằng sơng Cửu Long, nằm giữa 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và sơng Hậu, có tọa độ địa lí từ 9031’5’’ đến 100 04’55’ vĩ độ Bắc, 1050 57’16’’ đến 106036’04’’ kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đơng và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre bởi sơng Cổ Chiên, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng bởi sơng Hậu, phía Đơng giáp biển Đơng với 65 km bờ biển. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện và 106 đơn vị hành chính cấp cấp xã (85 xã, 11 phường, 10 thị trấn). Trà Vinh cách trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh trên 140 km và cách trung tâm thành phố Cần Thơ trên 85 km. Như vậy, với vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ là một khó khăn lớn trong phát triển kinh tế của Trà Vinh. Với lợi thế giáp biển, tỉnh có cửa ngõ là cửa biển Đơng thơng thương với cả nước và quốc tế, Trà Vinh có thể phát triển kinh tế thơng qua cửa biển, đồng thời phát triển giao thông vận tải và các dịch vụ gắn với kinh tế.
4.1.2. Tài nguyên:
- Tài nguyên nước mặt:
Nguồn nước mặt của Trà Vinh được cung cấp trực tiếp trên 02 sông lớn là hệ thống sông Tiền và sông Hậu thơng qua hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít và hệ thống các sơng nhánh như sơng Cái Hóp - An Trường, sông Cần Chông, rạch Tân Định, rạch Bơng Bót, rạch Tổng Long,…và trên 600 kênh lớn, khoảng 2.000 km kênh cấp I, II. Tỉnh đã xây dựng nhiều cơng trình thủy lợi dẫn nước ngọt vào để phục vụ sản xuất nông nghiệp, lớn nhất là hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít, các cơng trình thủy lợi vừa và nhỏ cũng được chú trọng đầu tư, nguồn nước ngày càng được khai thác bằng nhiều hình thức để đảm bảo nước tưới và dân sinh. Tuy nhiên đến nay tỉnh Trà Vinh vẫn còn thiếu nước ngọt để sản xuất đặc biệt là mùa khô, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên nước ngầm:
Nước ngầm của Trà Vinh có 5 tầng chứa nước, ở tầng trên nguồn nước bị nhiễm mặn, 3 tầng tiếp theo là nguồn nước ngầm phong phú và chất lượng khá hơn và tầng cuối cùng là tầng Mioxene sâu nhất. Nước ngầm ở khu vực ven biển tồn tại ở 02 dạng: Dạng 1 là nước ngầm tầng nông nằm dưới các giồng cát, chủ yếu là tích tụ nước mưa tại chỗ có độ sâu dưới 100 m, trữ lượng ít. Dạng 2 là nước ngầm tầng sâu còn gọi là nước ngầm Pleitocene, ở sâu trên 100 m, khả năng khai thác trữ lượng khoản 97.000m3/ngày nhưng chỉ mới được khai thác ở một số khu vực ở thành phố Trà Vinh và một số huyện.
Độ mặn của môi trường nước khu vực ven biển thường không dưới 10%o, mùa khô tăng cao 15-30%o, cực đại có thể lên tới 32%o ở vùng bãi bồi ven biển.
Nhìn chung, tiềm năng nước ngầm của tỉnh có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước tốt, phân bố chủ yếu ở độ sâu trên 100m cùng với các nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt và khai thác phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tài nguyên biển và thủy, hải sản:
Tài nguyên biển thủy hải sản của Trà Vinh có tiềm năng rất lớn. Thềm lục địa từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An hiện có 661 lồi thủy sản sinh sống, đa phần đều có giá trị kinh tế.
+ Ngồi khơi xa có nhiều loại hải sản có giá trị thương phẩm cao như cá ngừ, cá hồng, cá chim, cá thu... với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác khoảng 400 – 600 nghìn tấn/năm.
+ Từ các đặc điểm trên, cho thấy triển vọng của ngành khai thác, đánh bắt thủy sản theo hướng sắp xếp, tổ chức lại ở khu vực ven bờ và đẩy mạnh khai thác xa bờ, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành.
- Diện tích ni trồng thủy sản 62.000 ha (nuôi tôm sú 25.000 ha).
+ Tổng sản lượng thủy, hải sản bình qn đạt 157.000 tấn/năm. Trong đó, sản lượng hải sản khai thác 54.000 tấn, nuôi trồng 90.000 tấn, khai thác nội đồng 12.000 tấn, trong đó tơm sú trên 19.000 tấn/năm, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng 3.000 tấn/năm.
+ Sản lượng cá: 52.000 tấn/ năm. Trong đó cá da trơn 30.000 tấn/năm. + Cua: 5.200 tấn/năm
+ Nghêu: 3.800 tấn/năm.
Hiện nay sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của tỉnh có bước phát triển, nên nhu cầu về đầu tư nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu rất cần thiết.
4.1.3. Đặc điểm về dân cư và lao động:
Tỉnh Trà Vinh hiện nay có khoảng trên 1,012 triệu người trong đó 66,36% trong độ tuổi lao động. Như vậy phần lớn dân số trẻ và trong độ tuổi lao động và tỷ lệ dân số phụ thuộc thấp. Dân số từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 biết chữ đạt 92,35% và tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ mới đạt 27,45% năm 2015.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động tăng lên từ gần 57,59% năm 2010 lên 68,9% năm 2015. Như vậy, tỉnh vẫn còn 1 bộ phận lao động chưa tham gia lực lượng lao động hiện đang đi học, làm nội trợ và không muốn làm việc.
Số lượng lao động được huy động làm việc trong nền kinh tế tăng từ hơn 567.665 người năm 2010 lên 588.380 người năm 2015 bình quân tăng 1,01%. Lao động phần lớn được huy động cho sản xuất nông nghiệp, cho dù tỷ lệ lao động cho khu vực này đã giảm từ 69,07% năm 2006 xuống còn 53,71% năm 2011 nhưng vẫn khá cao so với cả nước và đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ trọng lao động cho công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm hơn 17,65% và dịch vụ hơn 28,64%.
Như vậy tiềm năng lao động cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Trà Vinh cịn nhiều và có thể huy động vào hoạt động kinh tế thúc đẩy tăng trưởng nhưng cần có chính sách thu hút động viên nguồn lực này một cách hợp lý và góp phần giải quyết vấn đề thiếu vốn. Tuy nhiên cần phải chú trọng hơn việc nâng cao chất lượng lao động thông qua phát triển giáo dục đào tạo mới bảo đảm sự phát triển bền vững.
4.1.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
- Hệ thống đường bộ: Toàn tỉnh Trà Vinh có 03 tuyến Quốc lộ, có tổng chiều dài 248,5 km nối tỉnh Trà Vinh với các tỉnh lân cận. Tuyến Quốc lộ 53 là
tuyến quan trọng thứ nhất có tổng chiều dài tuyến là 126,5 km nối với tỉnh Vĩnh Long đi qua thành phố Trà Vinh đến huyện Duyên Hải. Tuyến Quốc lộ 54 là tuyến quan trọng thứ hai có tổng chiều dài tuyến là 67 km song song với sông Bassac. Tuyến Quốc lộ 60 là tuyến đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, với tổng chiều dài tuyến là 55 km nối với cầu Cổ Chiên qua tỉnh Biến Tre và Quốc lộ 53. Tỉnh có 183,08 km tuyến đường tỉnh lộ gồm 05 tuyến đường tỉnh lộ, 322,35 km tuyến đường huyện lộ gồm 39 tuyến và 1.600 km tuyến đường giao thông nông thôn trên 400 tuyến.
- Hệ thống đường thủy: Đường thủy là hình thức giao thông quan trọng của
tỉnh. Đặc biệt sông Cổ Chiên và sông Hậu là các tuyến giao thông thủy quan trọng của quốc gia. Có 01 cảng sơng nằm cạnh khu cơng nghiệp Long Đức, diện tích bãi trên 40.000m2, có cầu tàu dài 35m, có lịng sơng rộng và sâu, khơng hạn chế những phương tiện vận tải có trọng tải lớn hoạt động; hồn thành đưa vào khai thác Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sơng Hậu (Kênh Quan Chánh Bố) xuyên qua địa phận tỉnh Trà Vinh thơng với biển Đơng, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 20.000 tấn, giao lưu đến Cảng Cái Cui (Cần Thơ).