Phân loại số quan sát ngân hàng – năm theo giá trị ngưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu, rủi ro đạo đức và các quy định điều tiết trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

Đặc điểm Tổng cộng

Tỷ lệ nợ xấu ≥ 3.25% 38 (19%)

Tỷ lệ nợ xấu < 3.25% 162 (81%)

Số quan sát theo ngân hàng - năm (bank - year) và tỷ lệ phần trăm được trình bày trong Bảng 4. Phần lớn các ngân hàng (81%) có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn giá trị ngưỡng (3.25%). Điều này phù hợp với những gì chúng ta kỳ vọng: các ngân hàng có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề rủi ro đạo đức, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong số họ có vấn đề nghiêm trọng thực sự hành xử phù hợp với kỳ vọng về rủi ro đạo đức.

Bảng 5 trình bày các kết quả hồi quy cho 4 mơ hình20. Khi cho phép khơng có hiệu ứng ngưỡng, mơ hình 1 cho thấy có yếu tố quan trọng nhất ngồi biến giả là quy mơ của ngân hàng. Ngân hàng càng lớn, thì tỷ lệ nợ xấu càng cao. Trường hợp thường thấy là các ngân hàng lớn ở Việt Nam thường thuộc sở hữu nhà nước (ngân hàng quốc doanh), trong đó ngân hàng lớn nhất là ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn được nhà nước sở hữu hoàn toàn. Theo Jia (2009), các ngân hàng này được bảo hộ bởi chính phủ và hành vi cho vay của họ có xu hướng mang động cơ chính trị rõ ràng. Có nhiều khả năng là các khoản vay của họ hướng đến các ngành công nghiệp có hiệu quả thấp thuộc sở hữu nhà nước, với nguy cơ vỡ nợ cao, do đó tạo ra một mức độ cao về tỷ lệ nợ xấu. Hệ số biến giả được cho thấy là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, hàm ý rằng cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 đã

có một tác động tiêu cực và đáng kể lên ngành ngân hàng Việt Nam thông qua việc làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Kết quả này phù hợp với Kumbirai và cộng sự (2010), Andrew Maredza và cộng sự (2013), Zhang và cộng sự (2015), nguyên nhân là do trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các hoạt động kinh tế đi xuống, tình trạng thất nghiệp gia tăng làm cho thu nhập của người vay suy giảm, qua đó gặp khó khăn nhiều hơn trong việc trả nợ (Klein, 2013; Mihail Petkovski và cộng sự, 2016). Thực tế cũng cho thấy trong giai đoạn này số lượng doanh nghiệp tuyên bố vỡ nợ ở Việt Nam tăng mạnh, cụ thể tính đến cuối năm 2013, con số này đạt 60.737 doanh nghiệp21, do đó chất lượng các khoản vay của các ngân hàng dành cho họ vì thế cũng suy giảm.

Nhìn chung, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (LGR) và độ trễ của nó là khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Một phần thú vị trong các ước lượng của bài nghiên cứu là khi đặt hiệu ứng ngưỡng vào xem xét và làm một so sánh giữa các mơ hình 2-4. Có thể thấy, các tác động có ý nghĩa thống kê trong mơ hình tuyến tính vẫn được duy trì tương tự đối với các biến giả năm và quy mơ ngân hàng. Ở đây, tất cả các mơ hình được xem là có hiệu ứng ngưỡng một phần, nghĩa là chỉ LGR có thể có khả năng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề rủi ro đạo đức của các nhà quản lý.

Xem xét mơ hình 2 chỉ bao gồm biến hiện thời LGR và hiệu ứng ngưỡng. Có thể thấy kết quả từ mơ hình này là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng làm gia tăng nợ xấu khi ngân hàng có khoản lỗ đáng kể trước đó và làm giảm nợ xấu khi các ngân hàng tương đối an tồn, mặc dù chỉ có hệ số tác động hiện thời của tỷ lệ tăng khi tỷ lệ nợ xấu trên mức ngưỡng là có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng nhìn chung, kết quả này phù hợp với Messai và cộng sự (2013), Zhang và cộng sự (2015) và Nguyễn Thị Minh Huệ (2015). Cụ thể, một sự tăng trưởng tín dụng hay cho vay thêm 1% ở những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn (so với giá trị ngưỡng) sẽ làm tăng 1.6 – 2 điểm phần trăm trong tỷ lệ nợ xấu. Trong khi với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trung bình hàng năm là 45% cho tất cả các ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu trung bình là 2.46% (Bảng 2 về thống

kê mơ tả), thì việc tăng cường cho vay của các ngân hàng đang gặp khó khăn có thể mang lại vấn đề nghiêm trọng.

Dễ thấy, các kết quả trên hỗ trợ cho giả thiết của bài nghiên cứu này, đó là các nhà quản lý ngân hàng hành động rủi ro hơn khi họ phải đối mặt với áp lực do thua lỗ trước đó, và vì thế có khả năng dẫn đến một kịch bản tồi tệ hơn cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà trong đó tỷ lệ nợ xấu là đại diện chính.

Ngồi ra, một điều khá bất ngờ là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có một tác động dương lên tỷ lệ nợ xấu, điều này trái với kỳ vọng ban đầu, khi mà vốn chủ sở hữu gia tăng thì các ngân hàng sẽ trở nên thận trọng hơn trong cho vay và qua đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, phát hiện này được hỗ trợ bởi các kết quả từ những nghiên cứu trước đó về ngân hàng như Curak và cộng sự (2013), Gosh (2015), Ozcan (2016). Đoàn Thanh Hà và Hoàng Thị Thanh Hằng (2016) lập luận rằng thực tế là do trình độ ban quản lý kém và không đủ đáp ứng khi các ngân hàng gia tăng quy mô và vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, tình trạng sở hữu chéo gia tăng giữa các ngân hàng Việt Nam nảy sinh khi huy động vốn chủ sở hữu để đạt được mức vốn quy định của NHNN trong điều kiện thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh cũng là một lý do quan trọng (Vũ Hoàng Cương và cộng sự, 2013)22. Bởi sở hữu chéo có thể làm gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát, đặc biệt là vào các dự án khơng đủ tiêu chuẩn nhưng có lợi cho các ngân hàng hay doanh nghiệp là cổ đông lớn của ngân hàng đang xem xét, qua đó làm tăng tỷ lệ nợ xấu của họ23.

Ở hai mơ hình 3 và 4, khi tác động độ trễ và tác động hiện thời được xem xét cùng nhau, chúng ta thấy rằng tác động độ trễ của LGR đối với những ngân hàng gặp khó khăn (có mức nợ xấu trên mức ngưỡng) là mang dấu dương đúng như kỳ vọng, và

22 Vũ Hoàng Cương, Phạm Minh Tuấn, Phạm Đức Nam, 2013. Nghiên cứu về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng, số 1/2013. Địa chỉ:

http://nckh.hvnh.edu.vn/5830/news-detail/722311/so-1-2013/nghien-cuu-ve-so-huu-cheo-trong-he-thong- nhtm-vn.html.

23 Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt nam hiện nay và một số khuyến nghị. http://npklaw.com/en/articles/securities-banking-articles/202-thuc-trang-so-huu-cheo-trong-he-thong-ngan- hang-viet-nam-hien-nay-va-mot-so-khuyen-nghi.html ; và

phù hợp với Zhang và cộng sự (2015) cùng với các nghiên cứu trước đó ở Việt Nam, nhưng điều đáng tiếc là khơng có ý nghĩa thống kê. Dù vậy, tác động hiện thời của tăng trưởng tín dụng vẫn được duy trì trong hai mơ hình trên, điều này gợi ý rằng các ngân hàng có thể phải chấp nhận rủi ro vượt mức hoặc trở nên ít thận trọng hơn khi cho vay, và hệ quả là tình hình sẽ cịn tồi tệ hơn. Ngồi ra, các biến cịn lại đều có kết quả tương tự như mơ hình 2, trong đó hệ số an tồn vốn CAR thay thế cho biến ER cũng có một tác động có ý nghĩa đối với tỷ lệ nợ xấu và điều này được giải thích tương tự như biến ER.

Tóm lại, các kết quả của nghiên cứu đề xuất rằng việc giám sát ngân hàng có nợ xấu cao hơn giá trị ngưỡng thì đặc biệt quan trọng đối với các cơ quan điều tiết để tránh tình trạng trầm trọng hơn của các ngân hàng đã gặp khó khăn, và ngăn chặn họ khỏi thất bại cuối cùng với hậu quả tạo ra sự bất ổn hơn nữa trong hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu, rủi ro đạo đức và các quy định điều tiết trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)