Khung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự khác biệt về thu nhập của người học theo các ngành nghề đào tạo tại trường cao đẳng nghề kiên giang (Trang 25 - 36)

Nguồn: Theo đề xuất của tác giả 2016

3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Có quan hệ cùng chiều giữa số năm đi học và thu nhập của cá nhân.

Giả thuyết H2: Có quan hệ cùng chiều giữa kinh nghiệm làm việc của cá nhân và thu nhập của cá nhân.

Giả thuyết H3: Có quan hệ ngược chiều giữa bình phương kinh nghiệm và thu nhập của cá nhân.

Giả thuyết H4: Có quan hệ cùng chiều giữa nghề đào tạo và thu nhập của cá nhân.

Giả thuyết H5: Có quan hệ cùng chiều giữa giới tính và thu nhập của cá nhân.

Giả thuyết H6: Có quan hệ cùng chiều giữa thành tích học tập của cá nhân và thu nhập của cá nhân.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Trong phần nghiên cứu sơ bộ này, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố. Sau đó tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi và thông qua các chuyên gia và học sinh sinh viên để hoàn thiện các bảng câu hỏi này.

3.2.2. Nghiên cứu chính thức

Căn cứ vào danh sách lần theo vết học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp tại Trường Cao Đẳng Nghề được phịng quản lý cơng tác học sinh, sinh viên cung cấp, nơi học sinh, sinh viên làm việc (đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng từ 1 năm đến 3 năm) của các nghề điện dân dụng, công nghệ ô tô, chế biến thủy sản, kỹ thuật xây dựng và chăn ni.

Từ đó lập phiếu điều tra các câu hỏi có liên quan đến thu nhập của các ngành nghề đào tạo tại trường. Số liệu sơ cấp: lấy từ danh sách tốt nghiệp các khóa trung cấp nghề, cao đẳng nghề gần nhất 3 năm của các ngành nghề đào tạo tại trường. Số liệu thứ cấp: lấy kết quả thu thập của phịng cơng tác quản lý học sinh, sinh viên, nơi làm việc của học sinh, sinh viên từ đó tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu về thu nhập của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Thời điểm gửi bảng câu hỏi đi khảo sát từ ngày 01/11/2016 đến ngày 1/12/2016. Tổng số mẫu phát ra là 450 mẫu, thu về được 420 mẫu và số mẫu hợp lệ là 416 mẫu. Sau khi thu về, các dữ liệu sẽ được lọc và loại những câu trả lời không phù hợp trước khi được xử lý, phân tích bằng phần mềm Stata 12.

3.3. MƠ HÌNH PHÂN TÍCH

3.3.1. Biến phụ thuộc - Thu nhập cá nhân

Qua quá trình khảo sát thực tế, tác giả đưa biến phụ thuộc cụ thể vào các bài toán gồm biến lnthunhap (logarit tự nhiên của thu nhập) thể hiện thu nhập của cá nhân sau khi học các nghề tại trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang tính đến thời điểm gửi bảng câu hỏi đi khảo sát từ ngày 01/11/2016 đến ngày 1/12/2016. Tác giả giả sử biến thu nhập là lnthunhap chứ không phải thunhap vì sử dụng ln thu nhập để đo lường sự thay đổi tương đối (phần trăm) của thu nhập khi các biến độc lập thay đổi sẽ chính xác hơn theo như hàm thu nhập của Mincer (1974). Qua kết quả khảo sát các sinh viên học nghề tại trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang, tác giả thấy rằng các sinh viên sau khi học tại trường đều có việc làm và không thay đổi công ty làm việc nên mức thu nhập không thay đổi từ khi ra trường đến thời điểm khảo sát. Bên cạnh đó, do làm cho các doanh nghiệp, công ty tư nhân nên thu nhập của cá nhân thường được khốn trọn gói nên thu nhập của nhân ít khi thay đổi theo từng tháng.

3.3.2. Biến độc lập - Các yếu tố tác động đến thu nhập cá nhân trong mơ hình nghiên cứu nghiên cứu

Gồm có hai nhóm có tác động đến thu nhập cá nhân:

Nhóm liên quan đến cá nhân: giới tính, kinh nghiệm làm việc, thành tích học tập, số năm đi học của cá nhân.

Đối với thành tích học tập của cá nhân, tác giả đã đưa ra bốn biến giả đó là: Biến giả xuatsac thể hiện cá nhân sau khi ra trường có kết quả học tập là xuất sắc. Biến này có giá trị là trong trường hợp mẫu quan sát có kết quả học tập xuất sắc và các trường hợp còn lại là 0. Biến giả gioi thể hiện cá nhân sau khi ra trường có kết quả học tập là giỏi. Biến này có giá trị là trong trường hợp mẫu quan sát có kết quả học tập giỏi và các trường hợp còn lại là 0. Biến giả kha thể hiện cá nhân sau khi ra trường có kết quả học tập là khá. Biến này có giá trị là trong trường hợp mẫu quan sát có kết quả học tập khá và các trường hợp còn lại là 0. Biến giả trungbinh thể hiện cá nhân sau khi ra trường có kết quả học tập là trung bình. Biến này có giá trị

là trong trường hợp mẫu quan sát có kết quả học tập trung bình và các trường hợp cịn lại là 0. Trong mơ hình phân tích của luận văn này, tác giả đề xuất biến giả xuatsac dùng làm biến cơ sở để thực hiện so sánh với các biến giả khác như gioi, kha, trungbinh trong yếu tố thành tích học tập của cá nhân.

Nhóm liên quan đến đặc điểm nghề nghiệp: liên quan đến sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp. Ở đây tác giả đưa 5 biến giả đó 5 nghề đào tạo của trường hiện nay mà các đối tượng tham gia khảo sát. Biến giả channuoi: cá nhân học nghề chăn ni, có học thì giá trị 1, khơng học thì giá trị 0. Biến giả oto: cá nhân học nghề cơng nghệ ơ tơ, có học thì giá trị 1, khơng học thì giá trị 0. Biến giả chebien: cá nhân học nghề chế biến thủy sản, có học thì giá trị 1, khơng học thì giá trị 0. Biến giả dien: cá nhân học nghề điện cơng nghiệp, có học thì giá trị 1, khơng học thì giá trị 0. Biến giả xaydung: cá nhân học nghề kỹ thuật xây dựng, có học thì giá trị 1, khơng học thì giá trị 0. Trong mơ hình phân tích của luận văn này, tác giả đề xuất biến giả channuoi dùng làm biến cơ sở để thực hiện so sánh với các biến giả khác như dien, oto, xaydung, chebien trong yếu tố nghề nghiệp của cá nhân.

Để tránh hiện tượng đa cộng tuyến trong hồi quy, tác giả sẽ hồi quy các biến giả đó là oto (ơtơ), dien (điện), chebien (chế biến), xaydung (xây dựng), gioi (giỏi), kha (khá) và trungbinh (trung bình).

3.3.3. Mơ hình nghiên cứu

Theo hàm thu nhập của Mincer (1974) và khung phân tích mà tác giả đã nghiên cứu ở phần 3.1, nay tác giả đề xuất hàm thu nhập cho mơ hình nghiên cứu như sau:

Lnthunhap = β0 + β1sonamdihoc + β2kinhnghiem + β3bpkinhnghiem + β4oto + β5chebien + β6xaydung + β7dien + β8gioi + β9kha + β10trungbinh + β11gioitinh

Sonamdihoc là số năm đi học của cá nhân. Tác giả tính tốn dựa trên kết quả khảo sát của sinh viên đã học tại trường Cao đẳng nghề Kiên Giang.

Kinhnghiem là số năm kinh nghiệm làm việc của cá nhân.

Bpkinhnghiem là bình phương số năm kinh nghiệm làm việc của cá nhân. oto: Cá nhân học nghề công nghệ ô tô.

chebien: Cá nhân học nghề chế biến thủy sản. xaydung: Cá nhân học nghề kỹ thuật xây dựng. dien: Cá nhân học nghề điện cơng nghiệp. gioi: Cá nhân có thành tích học tập giỏi. kha: Cá nhân có thành tích học tập khá.

trungbinh: Cá nhân có thành tích học tập trung bình. gioitinh: Giới tính của cá nhân.

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được tác giả sẽ nghiên cứu những nhân tố nào thực sự có ảnh hưởng đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp sau khi ra trường.

3.4. MÔ TẢ DỮ LIỆU

Với mơ hình nghiên cứu ở mục 3.1, tác giả đã thực hiện mơ tả hóa dữ liệu thành các biến và thể hiện dấu kỳ vọng của các biến như bảng 3.1.

Dấu kỳ vọng các biến

Ký hiệu Tên biến Dấu kỳ

vọng Ý nghĩa

Biến phụ thuộc

lnthunhap Logarit thu nhập cá nhân hàng tháng

Thể hiện phần trăm thu nhập cá nhân theo tháng

Ký hiệu Tên biến Dấu kỳ

vọng Ý nghĩa

Biến độc lập

Sonamdihoc Số năm đi học của

cá nhân +

Số năm đi học càng nhiều, thu nhập càng cao

kinhnghiem Kinh nghiệm làm

việc +

Cá nhân càng có nhiều kinh nghiệm làm việc thì thu

nhập càng cao.

bpkinhnghiem Bình phương kinh

nghiệm làm việc -

Biến này thể hiện suất sinh lợi có xu hướng giảm dần khi kinh nghiệm ngày càng

tăng

oto Nghề Công nghệ ô

tô +

Biến này thể hiện cá nhân học nghề cơng nghệ ơ tơ và

có giá trị là 1. Các nghề khác có giá trị là 0.

chebien Nghề Chế biến

thủy sản +

Biến này thể hiện cá nhân học nghề chế biến thủy sản

và có giá trị là 1. Các nghề khác có giá trị là 0.

xaydung Nghề Kỹ thuật xây

dựng +

Biến này thể hiện cá nhân học nghề kỹ thuật xây dựng

và có giá trị là 1. Các nghề khác có giá trị là 0.

Ký hiệu Tên biến Dấu kỳ

vọng Ý nghĩa

dien Nghề Điện công

nghiệp +

Biến này thể hiện cá nhân học nghề điện cơng nghiệp và có giá trị là 1. Các nghề

khác có giá trị là 0.

gioi Kết quả học tập giỏi

Biến này thể hiện cá nhân có kết quả học tập là gioi và

có giá trị là 1. Các kết quả khác có giá trị là 0.

kha Kết quả học tập kha

Biến này thể hiện cá nhân có kết quả học tập là khá và

có giá trị là 1. Các kết quả khác có giá trị là 0.

trungbinh Kết quả học tập trung bình

Biến này thể hiện cá nhân có kết quả học tập là trung bình và có giá trị là 1. Các kết quả khác có giá trị là 0.

gioitinh Giới tính của cá

nhân +

Biến này thể hiện giới tính cá nhân. Nếu cá nhân là nam thì có giá trị là 0 và nữ

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày mơ hình và phương pháp nghiên cứu. Tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố độc lập gồm số năm đi học, kinh nghiệm, nghề đào tạo, thành tích học tập và giới tính. Các nhân tố này đều ảnh hưởng đến thu nhập của cá nhân. Mẫu nghiên cứu gồm 416 mẫu được chọn từ các sinh viên đã tốt nghiệp tại trường và hiện nay đều có việc làm. Đồng thời, tác giả dựa vào hàm thu nhập Mincer đã đưa ra hàm thu nhập cho đề tài luận văn.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác trình bày đặc điểm của các nhân tố và mối quan hệ giữa thu nhập với số năm đi học, kinh nghiệm, nghề nghiệp, thành tích học tập, giới tính thơng qua thống kê mơ tả và kết quả hồi quy các biến

4.1. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KIÊN GIANG

Ngày 04 tháng 4 năm 2002, theo Quyết đi ̣nh số 30/2002/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Trường Dạy nghề tỉnh Kiên Giang được thành lập với đội ngũ cán bộ, giáo viên gồm 24 ngườ i.

Trường Da ̣y nghề tỉnh Kiên Giang chủ yếu đào ta ̣o nghề hê ̣ ngắn ha ̣n (năm 2002 - 2006) và liên kết đào tạo nghề dài hạn (công nhân kỹ thuật) từ năm 2002 - 2005 đào tạo 5 nghề: kỹ thuật cầu đường (vận hành xe máy cơng trình); chăn ni thú y; nghiệp vụ buồng bàn; nuôi trồng thủy sản; điện nông thôn (đa số liên kết đào ta ̣o). Năm học 2006 - 2007 trường đào ta ̣o 9 nghề là: sửa chữa ô tô - máy nổ; hàn tiện; điện công nghiệp; xây dựng dân dụng; lắp ráp, sửa chữa máy tính; chế biến thủy sản; ni trồng thủy sản; chăn nuôi thú y; lễ tân khách sạn. Từ năm 2002 đến năm 2006 nhà trường thực hiện đào tạo nghề ngắn hạn và cấp chứng chỉ nghề cho 8.448 học viên, thực hiện đào tạo nghề dài hạn cấp Bằng nghề cho 1.605 học viên.

Tháng 11 năm 2006 Trường Dạy Nghề tỉnh Kiên Giang được nâng cấp lên thành Trường Trung cấp Nghề Kiên Giang (theo Quyết định số 1879/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang). Năm học 2007 - 2008 trườ ng đào ta ̣o 9 nghề trình độ trung cấp nghề là: sửa chữa ô tô - máy nổ; điện công nghiệp; sửa chữa, lắp ráp máy tính; chế biến thủy sản; ni trồng thủy sản; chăn nuôi thú y; xây dựng dân dụng; cắt gọt kim loại và lễ tân khách sạn. Năm học 2008 - 2009 đào ta ̣o 11 nghề hê ̣ trung cấp nghề (thêm hai nghề quản trị nhà hàng, khách sạn và kinh tế vận tải thủy bộ) và được phép của Ủy ban Nhân dân tỉnh

Kiên Giang, trường đã liên kết đào ta ̣o 2 nghề (điê ̣n công nghiê ̣p và cắt go ̣t kim loa ̣i) ở trình độ cao đẳng nghề ta ̣i trường.

Kết quả đạt được qua 3 năm thực hiện đào tạo nghề ở trình độ trung cấp, sơ cấp và thường xuyên, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường luôn năng động trong việc tiếp cận nhu cầu xã hội, công tác tuyên truyền tuyển sinh, đa dạng hóa các ngành nghề và hình thức đào tạo, tập trung cho công tác dạy thực hành và đẩy mạnh quan hệ phối hợp với các doanh nghiệp nhà máy trong thực tập tốt nghiệp và giới thiệu giải quyết việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp. Thương hiệu của trường ngày càng được khẳng định và được xã hội chấp nhận. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm của trường đạt từ 80% trở lên. Hàng năm nhà trường phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm để giải quyết việc làm cho người học nghề như: thơng báo ngành nghề, trình độ và số lượng học sinh tốt nghiệp ra trường đến các nhà máy, xí nghiệp để giới thiệu việc làm. Đồng thời, thiết kế và triển khai phiếu thông tin phản hồi về việc làm của học sinh sau tốt nghiệp được tổng hợp theo từng quý.

Chất lượng về kiến thức lý thuyết và kỹ năng tay nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp được các doanh nghiệp, nhà máy trong tỉnh chấp nhận. Học sinh sau khi tốt nghiệp phần lớn làm việc tại khu công nghiệp Tắc Cậu, các công ty cơ sở du lịch huyện đảo Phú Quốc, khu cơng nghiệp xi măng Kiên Lương, Cơng ty cơ khí tỉnh và nhà máy trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Một số học sinh học tại trường sau khi tốt nghiệp đã tham gia làm việc một số tỉnh, thành phố như: Đồng Tháp; Cần Thơ; Bình Dương. Các em học nghề nơng nghiệp về địa phương tự tạo việc làm, có thu nhập ổn định.

Cùng với sự phát triển của đất nước, xu hướng hội nhập quốc tế, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và nhu cầu đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao. Nắm bắt được tình hình, Trường Trung cấp nghề Kiên Giang đã làm đề án nâng trường lên thành Cao đẳng Nghề và đến tháng 11 năm 2010 Trường đã chính thức được nâng lên thành Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang theo Quyết

định số 1398/QĐ-LĐTBXH của bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong quá trình hoạt động, trường đã danh dự nhận được nhiều bằng khen, giấy khen trong nhiều năm liền (2003-2010) của các cấp: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Kiên Giang, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang

Qua hơn 14 năm xây dựng và trưởng thành, sự phát triển của nhà trường đã trải qua những bước thăng trầm với biết bao khó khăn, vất vả, nhưng bằng nghị lực và ý chí vươn lên của các đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức nhà trường cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp. Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trị của mình trong hệ thống giáo dục - đào tạo nghề, đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ chun mơn cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự khác biệt về thu nhập của người học theo các ngành nghề đào tạo tại trường cao đẳng nghề kiên giang (Trang 25 - 36)