Thị phân tán thu nhập và nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự khác biệt về thu nhập của người học theo các ngành nghề đào tạo tại trường cao đẳng nghề kiên giang (Trang 50)

Với biến trungbinh, kha, gioi thấy P-value =0.000. Với mức ý nghĩa thống kê 1% thì trungbinh, kha, gioi có ý nghĩa. Hay nói cách khác thành tích học tập có ảnh hưởng đến thu nhập của cá nhân. Điều này giả thuyết H6 là đúng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương trình này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu. Tác giả đã chỉ ra rõ mối quan hệ giữa thu nhập và các yếu tố như nghề nghiệp, số năm đi học, kinh nghiệm, thành tích học tập và giới tính thơng qua thống kê mơ tả. Bên cạnh đó, với kết quả hồi quy

Phương trình: ln(thunhap) = 6.6409 + 0.1121sonamdihoc + 0.1032kinhnghiem – 0.005bpkinhnghiem + 0.1615oto + 0.0679chebien + 0.108xaydung + 0.2336dien – 0.0586gioi – 0.0943kha – 0.1169trungbinh + 0.0058gioitinh

Tác giả đã trả lời các câu hỏi giả thuyết nghiên cứu đưa ra và cho thấy mức ý nghĩa của các biến lần lượt 1% đối với sonamdihoc, kinhnghiem, oto, chebien, xaydung, dien, gioi, kha, trungbinh và mức ý nghĩa 10% đối với bpkinhnghiem và giới tính.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Trong chương trình này, tác giả sẽ trình bày những kết luận trong quá trình nghiên cứu, và những hạn chế của đề tài. Bên cạnh đó, tác giả cịn đưa ra những gợi ý chính sách cho học sinh sinh viên, nhà trường, và các cấp quản lý.

4.1. KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa tiền lương thu nhập và các nghề đào tạo. Cho thấy mối tương quan giữa nhu cầu của nhà tuyển dụng và các yếu tố liên quan đến cuộc sống như số năm đi học, kinh nghiệm làm việc, thành tích học tập, giới tính, nghề nghiệp đào tạo góp phần làm ảnh hưởng đến tiền lương thu nhập của người lao động.

Phương trình: ln(thunhap) = 6.6409 + 0.1121sonamdihoc + 0.1032kinhnghiem – 0.005bpkinhnghiem + 0.1615oto + 0.0679chebien + 0.108xaydung + 0.2336dien – 0.0586gioi – 0.0943kha – 0.1169trungbinh + 0.0058gioitinh

Mơ hình hồi quy cho thấy số năm đi học có ảnh hưởng đến thu nhập. Cụ thể người lao động tăng thêm một năm đi học thì thu nhập sẽ tăng lên khoảng 11.21%. Điều này cho thấy nhà sử dụng lao động đã coi trọng bằng cấp và kiến thức của nguồn nhân lực. Mức lương cao hơn khi cá nhân có trình độ học vấn cao hơn là một động lực để thúc đẩy mọi người tham gia học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình để đạt được thu nhập cao hơn.

Cịn đối với biến kinh nghiệm thì cụ thể người lao động tăng thêm 1 năm kinh ngiệm thì mức lương sẽ tăng lên 10.32%. Điều này cho thấy việc trả lương cho nhân viên có thâm niên như vậy là hợp lý. Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển, công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi mà những người lớn tuổi thì ít người cập nhật kịp kiến thức để vận dụng vào làm việc, mà chỉ có những người trẻ với sự sáng

tạo, năng động và thường xuyên học tập tích lũy kinh nghiệm. Vì vậy nếu cứ căn cứ vào thâm niên để quyết định mức lương có thể làm hạn chế sự đóng góp của người trẻ có năng suất cao.

Đối với nghề nghiệp đào tạo của cá nhân, hiện nay Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới vì vậy vấn đề lao động được đào tạo chuyên môn rất được coi trọng. Do đó, người lao động có bằng cơng nghệ ơ tơ tăng 16.15% thu nhập, chế biến thủy sản tăng 6.79%, kỹ thuật xây dựng tăng 10.8% và điện công nghiệp tăng 23.36%. Điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp luôn đặt nặng vấn đề người lao động phải qua đào tạo trình độ chuyên mơn.

Mơ hình cho thấy có sự thay đổi tiền lương giữa nam và nữ, giữa cá nhân có thành tích học tập khác nhau tuy nhiên khoảng tăng này không đáng kể hoặc thậm chí đi xuống bởi vì thực tế đa phần doanh nghiệp tuyển dụng họ đều quan tâm đến khả năng giải quyết công việc của người lao động. Họ sẵn sàng trả tiền cao cho những lao động có vị trí chun mơn phù hợp và góp phần tăng thu nhập cho công ty tăng. Mặt khác công nghệ ngày càng phát triển, những việc làm ngày càng khơng địi hỏi sức lực nhiều mà địi hỏi tư duy nhiều hơn vì vậy giới tính khơng cịn là điểm yếu của người phụ nữ nữa.

Từ kết quả thực nghiệm đã góp phần giúp nhà trường đánh giá lại quá trình đào tạo, bám sát vào nhu cầu thực tế của nhà tuyển dụng để có những quyết định điều chỉnh phù hợp. Thị trường lao động ngày càng mở rộng và cạnh tranh mạnh mẽ, yêu cầu của các nhà tuyển dụng về người lao động cũng khắt khe hơn.

Bên cạnh đó sự nổi lên chóng mặt của các trường Đại học – Cao đẳng mà chất lượng đào tạo thấp kém dẫn đến vấn đề việc làm luôn được quan tâm của xã hội đặc biệt là việc làm cho người lao động có trình độ qua đào tạo nghề.

Qua đó đánh giá tình hình việc làm và mức thu nhập của Học sinh sau khi ra trường, và sự phản biện của xã hội với chất lượng đào tạo của nhà trường.

Để dễ dàng kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp ngoài nắm vững kiến thức chuyên môn, phải khơng ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, trang bị

các kỹ năng mềm ngay tại nhà trường. Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp rất quan trọng phải làm được việc này sẽ giúp Học sinh giảm thiểu tình trạng làm việc trái ngành cũng như nhảy việc, xóa bỏ tình trạng chọn chun ngành theo phong trào, xu hướng. Bên cạnh đó nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa giúp phát huy hết khả năng của mình.

Thơng qua đề tài này nhà trường nhìn nhận lại kết quả đào tạo trong thời gian qua, các môn học và các kỹ năng nghề, kỹ năng mềm đã giảng dạy cho học sinh phù hợp để các em hội nhập với thị trường lao động trong và ngoài nước. Đồng thời đưa phần mềm vào sử dụng để lưu trữ những thông tin về việc làm của cựu học sinh tạo mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ giữa nhà trường và người học.

4.2. KIẾN NGHỊ

Từ những kết quả ngiên cứu, tìm hướng giải pháp tích cực để thu nhâ ̣p của ho ̣c sinh sinh viên ra trường có thu nhâ ̣p cao và ổn đi ̣nh ở mo ̣i ngành nghề.

Từ đó xây dựng kênh thông tin của trường, tăng cường nội dung thông tin tuyển sinh các ngành nghề có thu nhâ ̣p cao và hiê ̣u quả đào ta ̣o chất lượng.

Đối với học sinh Trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề

Ngoài việc nâng cao kiến thức chuyên môn cơ bản ở trường, Học sinh cần phải rèn luyện cho mình những kỹ năng khác. Đó như là một bước đệm để sau này học sinh sinh viên có thể tự tin bước vào đời. Qua nghiên cứu cho thấy kiến thức học tại trường được ứng dụng nhiều trong cơng việc, do đó nắm vững kiến thức chuyên môn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của học sinh sinh viên tăng mức thu nhập tạo cuộc sống an sinh xã hội tốt hơn.

Nâng cao trình độ ngoại ngữ, phát triển kỹ năng mềm tại trường bằng cách tham gia vào những câu lạc bộ, học thêm tại trung tâm tin học ngoại ngữ…Theo đánh giá chủ quan của tác giả thì mơi trường học tập tại trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang hết sức thuận lợi cho mọi tầng lớp học sinh, sinh viên nâng cao những

kỹ năng này, tuy nhiên ứng dụng được hay khơng cịn phụ thuộc vào sự cố gắng của bản thân mỗi học sinh sinh viên.

Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp cũng rất quan trọng. Nếu ra trường học sinh sinh viên làm việc mà bản thân khơng thích dù có đúng chun ngành học thì cũng là công việc tạm thời. Nếu hiện tại không xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình có thể tham khảo ý kiến gia đình, các anh chị khóa trước. Học sinh sinh viên không nên chọn chuyên ngành học theo phong trào, theo xu hướng thay vào đó hãy chọn chuyên ngành yêu thích, phù hợp với khả năng kết hợp nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng mềm thì đó là điều kiện tốt để học sinh sinh viên ra trường có việc làm ổn định và thu nhập cao.

Đối với trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang

Để có việc làm và tạo ra thu nhập cao hay thấp là tùy vào năng lực của mỗi học sinh tự quyết định. Tuy nhiên sự quyết định đó cũng là một thành quả trong hệ thống giáo dục của nhà trường. Do đó sự đóng góp của nhà trường vào tình hình cơng việc hay sâu xa hơn nữa là cuộc sống của hết sức to lớn ngồi việc khơng ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhà trường cần sáng tạo hơn nữa các sân chơi để học sinh sinh viên có cơ hội giao lưu và phát huy những kỹ năng mềm để học sinh sinh viên ra trường có khả năng linh động thể hiện bản thân trước đám đơng và khả năng làm việc nhóm tốt.

Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh sinh viên tại các công ty doanh nghiệp để biết học sinh, sinh viên trường mình đáp ứng như thế nào. Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để nhà trường xây dựng những chương trình đào tạo cần thiết để đưa vào giảng dạy tránh tình trạng giảng dạy tràn lan tốn kém chi phí và thời gian. Việc giới thiệu mục tiêu đào tạo cũng như định hướng nghề nghiệp trong quá trình tư vấn và Tuần giáo dục công dân là hết sức cần thiết. Bởi lẽ làm tốt những công việc cơ sở này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sinh viên trong học tập cũng như sau này xin việc dễ dàng hơn.

Thiết lập cầu nối giữa nhà trường và cựu học sinh sinh viên bằng công nghệ thơng tin, qua đó có thể khảo sát việc làm và lấy cơ sở để đưa ra chỉ tiêu đào tạo phù hợp sao cho học sinh ra trường có việc làm.

Đối với cơ quan quản lý cấp trên.

Đề nghị điều chỉnh bổ sung một số chính sách ưu đãi lao đô ̣ng tiền lương cho đối tượng tốt nghiê ̣p trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

Có chính sách hệ số tiền lương và các chế độ ưu đãi cho đối tượng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Xây dựng chế độ tiền lương, chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân viên một cách hợp lý.

Hỗ trợ miễn học phí học nghề ngắn hạn cho lao động đặc thù, lao động kỹ thuật nghèo, gia đình chính sách, lao động nông nghiệp, nông thôn, người tàn tật, người dân tộc thiểu số…

Chính quyền địa phương nên nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phối hợp của ba nhà: nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp trong việc giúp đỡ, hỗ trợ, tạo môi trường học tập, rèn luyện kỹ năng nghề cho học sinh sinh viên tốt nhất.

Dạy miễn phí ngoại ngữ, tin học theo chuẩn quốc tế cho lao động đi xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng có năng lực dự báo đúng nhu cầu tuyển dụng theo ngành nghề của thị trường lao động để có những chính sách ưu đãi kịp thời trong lĩnh vực đào tạo nghề.

4.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Trên cơ sở số liệu của cuộc điều tra mức thu nhập của các cá nhân đã tốt nghiệp tại các thời điểm năm 2013, 2014, 2015, tác giả đã xác định được những nhân tố tác động đến thu nhập cá nhân là số năm đi học, kinh nghiệm làm việc, nghề nghiệp, thành tích học tập, giới tính. Mơ hình hồn tồn phù hợp với hàm thu nhập của Mincer (1974) và những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

Tuy nhiên do khó khăn trong q trình thu thập giữ liệu, một số biến đã bị tác giả bỏ qua như trình độ tiếng Anh và khả năng giao tiếp. Bên cạnh đó đề tài cũng mới chỉ nghiên cứu những nhân tố trên cơ sở lý thuyết chứ chưa đưa được các nhân tố mới vào mơ hình như kỹ năng làm việc nhóm, mơi trường làm việc và sự tương tác lẫn nhau giữa các cá nhân có tác động đến một cá nhân khác sẵn sang chấp nhận một mức lương thấp hơn trong một mơi trường làm việc thân thiện, thoải mái và tình cảm hay khơng.

Hạn chế tiếp theo của đề tài bắt nguồn từ các giả định khi tính biến số năm đi học và biến kinh nghiệm. tác giả không xem xét được những cá nhân vừa đi học vừa đi làm, hoặc là những khóa đào tọa ngắn hạn.

Bên cạnh đó, tác giả đã bỏ qua qua cầu lao động và cung lao động cũng không được xem xét một cách đầy đủ trong hàm thu nhập Mincer. Thêm vào đó, mơ hình hàm thu nhập Mincer đã bỏ qua những khác biệt về năng lực riêng biệt của cá nhân như năng khiếu, cá tính, phong cách, đặc điểm tâm lý, …

Một hạn chế nữa là tác giả chỉ nghiên cứu trong doanh nghiệp, công ty tư nhân, chưa nghiên cứu tới trường hợp các cá nhân làm việc cho nhà nước.

Những hạn chế đó là hướng hồn thiện của các nghiên cứu tiếp theo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Trong chương 5, tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ giữa thu nhập với số năm đi học là 11.21%, kinh nghiệm làm việc là 10.32%. Với những kiến nghị với đối tượng học tại tại trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang, kiến nghị những chính sách hỗ trợ học sinh sinh viên của trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang, và các chính sách giáo dục của các cơ quan quản lý cấp trên. Đồng thời, tác giả cũng trình bày những hạn chế của đề tài là chỉ đánh giá suất sinh lợi của các cá nhân ở doanh nghiệp, ở khu vực nhà nước chưa đánh giá được cũng như chưa đánh giá toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập như hệ vừa học vừa làm, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm của cá nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Bùi Thế Huy (2013), Phân tích suất sinh lợi của Giáo dục ở Việt Nam tiếp cận theo phương pháp “CLUSTERED DATA”, Đại ho ̣c Kinh tế TPHCM.

2. Danmodar N Gujarati, Chương 16: Các mơ hình hồi quy dữ liệu bảng, Kim chi dịch, Đinh Cơng Khải hiệu đính.

3. Dịch theo HTTp://www.worldbank.org/depweb/beyond/global/glossary.html_ truy cập ngày 02/09/2013.

4. Lê Hoàng Nam (2012), Ước lượng suất sinh lợi của giáo du ̣c ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Đa ̣i ho ̣c Kinh tế TPHCM.

5. Nguyễn Thị Diệp (2008), Vốn con người và mơ hình số năm đi học hiệu quả, Đại học Dân lập Hải phòng.

6. Nguyễn Xuân Thành (2006). Ước lượng suất sinh lợi của việc đi học ở Việt Nam; Phương pháp khác biệt trong khác biệt.

7. Quốc hội (2015), Luật giáo dục nghề nghiệp, điều 3.

8. Tổng cục dạy nghề (2010), Tài liệu Nghiệp vụ quản lý dạy nghề. 9. Tổng cục dạy nghề (2012), Tài liệu tập huấn “Nghiên cứu lần vết”

10. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, nhà xuất bản giáo dục.

11. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

12. Vũ Tro ̣ng Anh (2008), Ước lượng suất sinh lợi của giáo du ̣c ở Viê ̣t Nam, Đa ̣i ho ̣c Kinh tế TPHCM

Tiếng Anh

13. Nguyễn Thị Ngọc Thanh (2012): Returns to education in Vietnam: A clustered data approach. Unpudlished Master thesis. University of Economics, HCMC. Vietnam-netherlands programme for M.A. in development economics.

14. Solomon W. Polachek (2007). Earnings over the lifecycle: The Mincer Earnings Function and Its Applications.

PHIẾU KHẢO SÁT

(Tình hình việc làm và thu nhập của sinh viên tốt nghiệp năm 2013, 2014, 2015)

Thân gửi Cựu sinh viên.

Nhà trường xin gửi tới Anh/Chị và gia đình lời chúc sức khỏe và thành cơng trong cuộc sống. Để có thơng tin đầy đủ, làm cơ sở điều chỉnh chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Nhà trường gửi tới Anh/ Chị phiếu khảo sát tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp

Rất mong Anh/Chị cung cấp các thông tin một cách khách quan vào phiếu khảo sát và gửi về theo địa chỉ (ghi trên phong bì gửi kèm) trước ngày 20/10/2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự khác biệt về thu nhập của người học theo các ngành nghề đào tạo tại trường cao đẳng nghề kiên giang (Trang 50)