Hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả đổi mới công nghệ doanh nghiệp việt nam (Trang 37)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu

4.2.1 Hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào

Tác giả sử dụng phần mềm VDEA 2.0 để ước lượng hiệu quả của đổi mới công nghệ thông qua mơ hình hồi quy bao dữ liệu DEA định hướng đầu vào.

Dựa trên lý thuyết về tối thiểu hóa đầu vào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu chỉ ra các đơn vị có điểm hiệu quả thấp khi điểm hiệu quả trung bình chỉ vào khoảng 0,445 điểm, trong đó có hơn 58% doanh nghiệp có điểm hiệu quả dưới mức trung bình và chỉ có 14% doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật 100%.

Bảng 4.1: Điểm hiệu quả và tỷ lệ doanh nghiệp hiệu quả

Điểm hiệu quả 0,25 0,25 – 0,5 0,5 – 0,75 0,75 – 1 1 Cộng Số doanh nghiệp 60 38 25 15 23 161

Tỷ lệ 37% 24% 16% 9% 14% 100%

Qua Bảng 4.1, kết quả cho thấy số lượng doanh nghiệp có điểm hiệu quả dưới 0,5 khá cao, chiếm tới 61% trong tổng số doanh nghiệp. Bên cạnh đó chỉ có 23% các doanh nghiệp đạt điểm hiệu quả trên 75%, 20,8% doanh nghiệp hiệu quả trên 80% và chỉ có 17,7% doanh nghiệp đạt hiệu quả trên 90%. Như vậy, các doanh nghiệp dường như đang sử dụng nguồn lực một cách lãng phí và cần có các biện pháp cải thiện từ bên trong doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao hơn.

Hình 4.1: Đồ thị số lượng – tỷ lệ các doanh nghiệp phân theo điểm hiệu quả

Nguồn: Tác giả xử lý từ dữ liệu Khảo sát Doanh nghiệp 2009 và 2015

Khi phân theo nhóm ngành, nhận thấy một số nhóm ngành có hiệu quả cao hơn các ngành khác như ngành may mặc, bán buôn hay thực phẩm khi điểm hiệu quả trung bình lần lượt là 0,66; 0,53 và 0,51. Tuy vậy, điểm hiệu quả của các doanh nghiệp này cũng chỉ ở mức trung bình khi chỉ cao hơn mức trung bình 0,445 của tồn bộ doanh nghiệp một mức thấp. Trung bình có tới 55% các yếu tố đầu vào chưa được tận dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các kết quả cịn chỉ ra rằng các doanh nghiệp có nghiên cứu, phát triển tập trung vào phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng có hiệu quả cao hơn các ngành tập trung vào nghiên cứu cơ bản, nâng cấp công nghệ.

Bảng 4.2: Điểm hiệu quả định hướng đầu vào phân theo nhóm ngành Mã Mã

ngành Ngành nghề Số nghiệp doanh TE<1 TE=1 TE trung bình

15 Thực phẩm 19 16 3 0,51 18 May mặc 21 14 7 0,66 26 Sản phẩm khoáng sản phi kim 25 20 5 0,46 28 Sản phẩm từ kim loại 15 15 0 0,23 45 Xây dựng 9 8 1 0,34 51 Bán buôn 14 10 4 0,53 52 Bán lẻ 12 10 2 0,40 Các ngành khác 46 45 1 0,45 Cộng 161 138 23 0,45

Nguồn: Phân tích của tác giả từ dữ liệu Khảo sát Doanh nghiệp 2009 và 2015

Các doanh nghiệp bán bn và bán lẻ có điểm hiệu quả gần với điểm hiệu quả trung bình của cả nhóm. Tuy vậy, đây là nhóm thực hiện các đổi mới dựa trên dịch vụ, những ngành mà hiệu quả cạnh tranh phản ánh ngay vào kết quả kinh doanh. Vậy mà điểm hiệu quả của nhóm ngành này khá thấp, phản ánh đúng các xu hướng thị trường hiện nay khi mà thị trường bán lẻ chủ yếu là các thương hiệu đến từ nước ngoài; trong khi các doanh nghiệp trong nước đang phải cố gắng để kinh doanh tốt hơn và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành.

Kiểm định sự khác biệt cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các nhóm ngành là khác nhau ở mức ý nghĩa 5% (sig = 0,04 < 0,05), trong đó các ngành thực phẩm, may mặc hay bán buôn, bán lẻ có điểm hiệu quả cao hơn các ngành khác. Đồng thời, đây cũng là những ngành có R&D và đổi mới cơng nghệ tập trung vào sản xuất thay vì tập trung vào nâng cao năng suất, cải thiện công nghệ hay nghiên cứu cơ bản. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Sen và Egelhoff (2000) khi các đổi mới, cải tiến sản phẩm trong ngắn hạn có hiệu quả cao hơn. Mặt khác, trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam, với quy mô doanh nghiệp

nhỏ, năng lực tổ chức trung bình, mơi trường kinh doanh nhiều rủi ro, nguồn lực cần thiết để đầu tư công nghệ lớn trong khi gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn lực, thì việc đổi mới sản phẩm, điều chỉnh cơng nghệ để phù hợp với tình hình kinh doanh là phương án khả thi hơn là thực hiện các nghiên cứu cơ bản, đổi mới tổng thể.

Hình 4.2: Điểm hiệu quả trung bình phân theo nhóm ngành

Nguồn: Tác giả xử lý từ dữ liệu Khảo sát Doanh nghiệp 2009 và 2015 4.2.2 Hiệu quả kỹ thuật theo quy mô định hướng đầu vào

Điểm hiệu quả kỹ thuật theo quy mô của doanh nghiệp là 0,5 tức doanh nghiệp đang sử dụng lãng phí tới 50% nguồn lực đầu vào, tỷ lệ doanh nghiệp đạt hiệu quả 100% là 18%, cao hơn so với hiệu quả khi khơng tính tới quy mơ. Mặt khác, trong tổng số 161 doanh nghiệp, có 54% có điểm hiệu quả dưới 0,5; hay các doanh nghiệp đang lãng phí tới 50% nguồn lực đầu vào.

0.51 0.66 0.46 0.23 0.34 0.43 0.40 0.39 - 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 Thực phẩm May Sản phẩm khoáng sản phi kim Sản phẩm từ kim loại Xây dựng Bán buôn Bán lẻ Ngànhkhác Điểm hiệu quả trung bình theo nhóm ngành

Bảng 4.3: Điểm hiệu quả kỹ thuật theo quy mô và tỷ lệ doanh nghiệp hiệu quả

Điểm hiệu quả 0,25 0,25 – 0,5 0,5 – 0,75 0,75 – 1 1 Số doanh nghiệp 52 36 26 18 29

Tỷ lệ 32% 22% 16% 11% 18%

Nguồn: Phân tích của tác giả từ dữ liệu Khảo sát doanh nghiệp 2009 - 2015

Hầu hết các ngành có tỷ lệ doanh nghiệp hiệu quả kỹ thuật khi thay đổi theo quy mô cao hơn tỷ lệ doanh nghiệp hiệu quả không thay đổi theo quy mô. Tuy vậy, sau khi xét tới sự thay đổi theo quy mô vẫn cho kết quả các doanh nghiệp đang lãng phí nguồn lực đầu vào, và có nhiều gợi ý về cải thiện hoạt động nội bộ để tăng hiệu quả quá trình đổi mới công nghệ hay nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bảng 4.4: Điểm hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô của các doanh nghiệp

Mã ngành

Ngành nghề Số doanh nghiệp

CRSTE =1 VRSTE = 1 CRSTE* VRSTE*

15 Thực phẩm 19 3 4 16% 21% 18 May 21 7 7 37% 37% 26 Sản phẩm khoáng sản, phi kim 25 5 6 26% 32% 28 Sản phẩm từ kim loại 15 0 0 0% 0% 45 Xây dựng 9 1 2 5% 11% 51 Bán buôn 14 4 5 21% 26% 52 Bán lẻ 12 2 2 11% 11% Các ngành khác 46 1 3 5% 16% Cộng 161 23 29 15% 19%

Ghi chú: CRSTE: Hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô, VRSTE: Hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mơ

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ dữ liệu Khảo sát doanh nghiệp 2009 và 2015

Các doanh nghiệp có điểm hiệu quả quy mô trung bình 4,5 cao hơn so với hiệu quả kỹ thuật khơng đổi theo quy mơ 4,45. Sau đó, thực hiện kiểm định t –test và kết quả cho thấy

hiệu quả CRS và VRS khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (t = -4,838 tại mức ý nghĩa 5%)

Mặt khác, kết quả bảng 4.4 chỉ ra doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tăng hiệu quả kỹ thuật theo quy mơ khi nếu có tới 31% doanh nghiệp nằm trên đường tăng hiệu quả khi mở rộng quy mơ IRS, đường có hiệu quả tăng thêm nếu mở rộng quy mơ, đồng thời có 10% các doanh nghiệp đang nằm trên đường giảm hiệu quả khi tăng quy mô DRS. Điều này cũng gợi mở về giải pháp cho các doanh nghiệp để cải thiện hoạt động thì cần cải thiện hoạt động nội bộ và tăng quy mô các hoạt động đầu tư nghiên cứu, phát triển. Đồng thời đối với các doanh nghiệp trên đường DRS thì cẩn cải thiện hoạt động nội bộ thay vì mở rộng quy mơ đầu tư, đổi mới công nghệ.

Bảng 4.5: Hiệu quả quy mô của doanh nghiệp

Mã ngành Ngành nghề Số doanh nghiệp SE*=1 SE <1 IRS DRS % IRS* %DRS* 15 Thực phẩm 19 13 6 3 3 16% 16% 18 May 21 11 10 8 2 38% 10% 26 Sản phẩm khoáng sản phi kim 25 20 5 4 1 16% 4% 28 Sản phẩm từ kim loại 15 10 5 3 2 20% 13% 45 Xây dựng 9 3 6 6 - 67% 0% 51 Bán buôn 14 8 6 4 2 29% 14% 52 Bán lẻ 12 7 5 3 2 25% 17% Ngành khác 46 26 20 16 4 35% 9% Cộng 161 98 63 47 16 31% 10% Ghi chú: IRS – Tăng theo quy mô, DRS – Giảm theo quy mô

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ dữ liệu Khảo sát Doanh nghiệp 2009 - 2015

Các ngành có tỷ lệ số doanh nghiệp nằm trên đường IRS cao hay gợi ý về việc chưa tận dụng hết hiệu quả theo quy mô bao gồm ngành xây dựng hay may mặc. Đây là những

ngành có cơ hội nâng cao năng lực khi mở rộng đầu tư cơng nghệ mới. Ngồi ra, một kết quả khác cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có hoạt động nghiên cứu phát triển nhằm phát triển sản phẩm mới, tạo ra các sản phẩm đáp ứng thị trường có hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp còn lại khi nghiên cứu, đầu tư, đổi mới liên quan tới các hoạt động nghiên cứu cơ bản nhằm tạo ra đột phá thì cần nhiều thời gian hơn để quan sát và đánh giá.

Ngoài ra, đặc trưng của các doanh nghiệp Việt Nam đó là các doanh nghiệp hầu hết ở quy mô vừa và nhỏ, việc đầu tư vào các công nghệ mới và nghiên cứu phát triển ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong khi kết quả trong ngắn hạn chỉ giúp cho các doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, đáp ứng tốt hơn thị trường thì các hoạt động nghiên cứu, cải tiến công nghệ thường diễn ra trong thời gian dài hơn và tỷ lệ thành công thường thấp, không phải ngành nào cũng phù hợp với đầu tư lớn vào thay đổi công nghệ hay nghiên cứu phát triển điều này phù hợp. Bên cạnh đó, cơng nghệ sử dụng tại Việt Nam đa phần là cũ, các doanh nghiệp thường thực hiện cải tiến để phù hợp với tình hình thực tế trong khi sự lan tỏa công nghệ từ các doanh nghiệp khá thấp, và mặc dù sự lan tỏa công nghệ từ các doanh nghiệp Việt Nam cao hơn sự chuyển giao từ các doanh nghiệp nước ngồi thì đây vẫn là một khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi mà hiệu quả cạnh tranh từ việc đầu tư đổi mới cơng nghệ, R&D cịn thấp thì việc cân nhắc về các giải pháp nhằm nâng cao sự chuyển giao giữa các doanh nghiệp là giải pháp có tính khả thi trong trường hợp này.

Kết quả kiểm định khác biệt điểm hiệu quả trung bình giữa các ngành cho thấy có sự khác biệt về thống kê. Trong ngắn hạn, kết quả của q trình đổi mới cơng nghệ phản ánh ngay qua kết quả kinh doanh thông qua việc cải thiện sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các ngành chú ý đổi mới công nghệ hướng tới sản phẩm có kết quả cao hơn các ngành hướng tới cải thiện hiệu suất trong ngắn hạn.

Hơn 31% các doanh nghiệp nằm trên đường IRS cho thấy có mối quan hệ giữa năng lực đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có hơn 50% các doanh nghiệp có điểm hiệu quả thấp, dưới 0,5 điểm VRS cho thấy còn dư địa cho tăng quy mô và cải thiện hiệu quả. Kết quả này khác với giả định ban đầu về mối quan hệ không nhất quán giữa năng lực đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhưng phù hợp với tình trạng của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Khi mà tỷ lệ đầu tư cho nghiên

cứu phát triển còn rất thấp, tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu phát triển trung bình gần 2% doanh thu mỗi năm thì vẫn cịn nhiều dư địa cho mở rộng đổi mới để tăng cường năng lực cạnh tranh. Kết quả là các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ thiếu hiệu quả, năng lực đầu tư đổi mới cơng nghệ thấp mà cịn thiếu trong quy mơ đầu tư cải tiến công nghệ. Và đây cũng là các điểm gợi ý nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng hiệu quả cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh để phù hợp với quy mô và tiếp cận các cơ hội từ các chính sách mới, những thay đổi từ môi trường kinh doanh trong thời gian tới.

Kết quả mơ hình DEA thay đổi theo quy mô định hướng đầu vào gợi ý các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô đầu tư đổi mới thay vì kiểm sốt, giảm các yếu tố đầu vào.

4.3. Phân tích mục tiêu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ nghệ

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.1 Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các doanh nghiệp còn lại vẫn đang sử dụng lãng phí nguồn lực. Việc cải tiến cơng nghệ, R&D đã không giúp các doanh nghiệp đạt được các hiệu quả cạnh tranh như kỳ vọng với các nguyên nhân đến từ chính nội bộ hoạt động của doanh nghiệp và quy mô đầu tư cho đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp. Trong khi q trình đổi mới cơng nghệ khơng làm tăng hiệu suất khi kết quả chỉ ra chỉ tiêu này chỉ cải thiện 0,14% trong suốt giai đoạn điều tra, hiệu quả đầu tư cải thiện công nghệ thấp và năng lực cạnh tranh thấp.

Mặt khác, kết quả cho thấy các doanh nghiệp có đổi mới cơng nghệ tác động tới sự cải thiện sản phẩm có hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp khác. Kết quả này phù hợp trong ngắn hạn, việc hướng tới sản phẩm giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, thị trường và giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, trong dài hạn năng suất là yếu tố quyết định cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vì vậy cần có những đánh giá trong dài hạn để đưa ra các khuyến nghị phù hợp.

Bên cạnh đó, kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa việc nâng cao đầu tư nghiên cứu phát triển và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thu Hương (2017), các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đầu tư đổi mới công nghệ, cách thức đầu tư, hình thức đầu tư, tự nghiên cứu phát triển khơng được khuyến khích ở tất cả các cấp độ doanh nghiệp mà cần tập trung vào các đối tượng cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế. Phương thức chuyển giao công nghệ, cải tiến phù hợp với từng doanh nghiệp quan trọng hơn việc đầu tư ở mọi hình thức.

Ngồi ra, vẫn cịn có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khi muốn cải thiện các hoạt động của mình để từ đó tăng năng lực cạnh tranh. Kết quả nhấn mạnh việc đầu tư đổi mới công nghệ ẩn chứa nhiều rủi ro. CIEM (2014) cũng có kết quả tương tự khi khuyến nghị các doanh nghiệp khi thực hiện R&D đối mặt với rủi ro bị ngừng hoạt động cao hơn. Khoảng biến thiên của các doanh nghiệp khi thực hiện R&D cao cho thấy các doanh nghiệp có thể đạt được thành tích tốt nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với các rủi ro cao, vì vậy các doanh nghiệp cần trú trọng vào các giải pháp cải thiện nội bộ thay vì cố gắng thực hiện tất

cả các hoạt động đổi mới, R&D nhằm đạt được các ưu đãi rồi đẩy chính doanh nghiệp mình vào các rủi ro.

Cuối cùng, có thể thấy doanh nghiệp Việt Nam chưa hiệu quả là do chưa đạt được quy mô tối ưu và các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực đổi mới công nghệ. Tuy vậy, kết quả trong giai đoạn 2011 – 2013 cho thấy số lượng doanh nghiệp triển khai đổi mới công nghệ, thực hiện R&D giai đoạn này có xu hướng giảm. Đồng thời, số lượng doanh nghiệp có ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả đổi mới công nghệ doanh nghiệp việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)