Mật độ phân bố nguồn lợi của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ từ năm 2006 đến năm 2010 thể hiện xu hướng biến động tương ứng với biến động
năng suất khai trung bình. Mật độ phân bố trung bình trong các năm dao động từ 0,09 (năm 2006) đến 1,18 tấn/km2 (năm 2009). Biến động mật độ phân bố nguồn lợi theo các tháng trong năm dao động từ 0,05 (tháng 10) đến 0,2 tấn/km2 (tháng 1) và có xu hướng giảm dần từ tháng 1 đến tháng 10 trong các tháng điều tra (Hình 3.20). Biến động mật độ phân bố nguồn lợi theo thể hiện xu hướng biến động rõ ràng theo mùa gió. Trong mùa gió Đông Bắc thực hiện các chuyến điều tra vào tháng 1 và tháng 10 hàng năm. Mật độ phân bố có xu hướng giảm dần theo các năm từ năm 2006 đến 2010. Trong mùa gió Tây Nam, thực hiện các chuyến điều tra vào tháng 4 và tháng 7 hàng năm. Mật độ phân bố nguồn nguồn lợi thể hiện xu hướng biến động ngược lại với mùa gió Đông Bắc, mật độ tăng dần từ năm 2006 đến 2010 trong mùa gió Tây Nam. Biến động mật độ phân bố nguồn lợi của cá đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ được kiểm chứng qua việc phân tích phương sai (ANOVA) với mức ý nghĩa << 0.5; 95 % độ tin cậỵ Kết quả cho thấy, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về biến động mật độ phân bố nguồn lợi giữa các năm (p > 0,05) nhưng có sự sai khác có ý nghĩa về phân bố mật độ nguồn lợi giữa các tháng điều tra trong năm. (Phụ lục 4, 5)
Bảng 3.9: Mật độ phân bố (tấn/km2) của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua tháng điều tra
Tháng điều tra Năm tháng 1 tháng 4 tháng 7 tháng 10 Trung bình 2006 0,21 0,08 0,05 0,03 0,09 ± 0,06 2007 0,22 0,13 0,09 0,01 0,11± 0,08 2008 0,19 0,05 0,19 0,13 0,14 ± 0,06 2009 0,23 0,20 0,20 0,07 0,18 ± 0,07 2010 0,17 0,08 0,04 0,04 0,08 ± 0,06 Trung bình 0,20 0,11 0,12 0,05 0,12 ± 0,06
Hình 3.20: Biến động mật độ phân bố (tấn/km2) của cá đù đầu to ở vùng đánh các chung vịnh Bắc Bộ qua các năm và qua các chuyến điều trạ
Hình 3.21: Biến động mật độ phân bố (tấn/km2) của cá đù đầu to ở vùng đánh các chung vịnh Bắc Bộ theo các mùa gió
3.2.3 Trữ lượng (tấn)
Trữ lượng nguồn lợi tức thời của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ từ năm 2006 đến năm 2010 dao động trong khoảng từ 5.472 tấn đến 11.921 tấn, trung bình ước tính khoảng 8.092 tấn và khả năng khai thác cho phép khoảng
4.895 tấn. Trữ lượng nguồn lợi của loài cá này tăng dần từ năm 2006 đến 2009 và suy giảm mạnh trong năm 2010 từ 11.921 tấn (năm 2009) xuống còn 5.472 tấn (năm 2010), giảm 1/2 so với năm 2009 và 1/3 so với năm 2008 và năm 2007. Trữ lượng nguồn lợi của cá đù đầu to trung bình trong các tháng điều tra từ năm 2006 đến 2010 dao động trong khoảng từ 3.671 tấn đến 13.692 tấn và có xu hướng giảm dần từ tháng 1 đến tháng 10 ở hầu hết các năm. Trữ lượng nguồn lợi của lài cá này trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ có sự ổn định nhất trong các chuyến điều tra vào tháng 1. Tháng 4, tháng 7 và tháng 10 trữ lượng nguồn lợi có sự biến động tương đối lớn qua các năm điều trạ Thời điểm tháng 10 được xác định là mùa sinh sản chính của cá đù đầu tọ Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy sự suy giảm về trữ lượng nguồn lợi trong mùa sinh sản từ 8.892 tấn (năm 2008) xuống còn 2.425 tấn (năm 2010) là tín hiệu rất xấu ảnh hưởng đến nguồn lợi của loài cá này trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ trong tương lai nếu chúng ta không có những biện pháp kịp thời để bảo và khai thác hợp lý về nguồn lợi loài cá này (Bảng 3.10)
Bảng 3.10: Trữ lượng ước tính tức thời của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua các chuyến điều tra
Tháng điều tra Năm 1 4 7 10 Tổng (tấn) KNKT (tấn) 2006 14.041 5.462 3.280 1.803 6.146 3.718 2007 14.529 8.763 6.027 369,8 7.422 4.490 2008 12.598 3.419 13.076 8.892 9.496 5.745 2009 15.791 13.542 13.477 4.876 11.921 7.212 2010 11.503 5.150 2.821 2.415 5.472 3.310 Trung bình 13.692 7.267 7.736 3.671 8.092 4.895 KNKT 8.215 4.360 4.641 2.202 4.895 2.961
Biến động trữ lượng và độ phong phú nguồn lợi cá đù đầu to theo kích thước nhóm chiều chiều dài qua các tháng điều tra được thể hiện ở hình 3.22. Trữ lượng và độ phong phú nguồn lợi cá đù đầu to có sự biến động mạnh qua các tháng thể hiện đúng với chu trình sinh trưởng trong vòng đời của các loài sinh vật.
Trong tháng 10, mùa sinh sản chính trong năm của loài, cá bắt đầu sinh sản. Do đó, nhóm chiều dài đạt đỉnh cao nhất thuộc về nhóm cá có kích đang ở giai đoạn thành
thục từ 16 cm – 18 cm cả về trữ lượng và độ phong phú nguồn lợi của loài, nhóm có kích thước lớn và kích thước nhỏ bắt gặp rất ít trong tháng điều tra nàỵ
Trong tháng 1, trữ lượng và độ phong phú nguồn lợi của cá đù đầu to thể hiện hai đỉnh cao nhất trong nhóm chiều dài từ 11 cm – 13 cm và nhóm chiều dài từ 17 cm – 20 cm. Điều này thể hiện, nhóm cá có kích thước nhỏ bắt gặp nhiều trong tháng điều tra này do thế hệ cá sinh ra trong mùa sinh sản ở tháng 10 lớn lên và nhóm có kích thước lớn từ 17 cm – 20 cm là thế hệ đàn cá trưởng thành trong tháng 10 tiếp tục sinh trưởng và lớn lên.
Trong tháng 4, nhóm cá có kích thước nhỏ từ thế hệ đàn cá trong tháng 1 sinh trưởng và phát triển mạnh bổ sung một số lượng lớn vào trong quần đàn, chính vì thế trong tháng điều tra này độ phong phú nguồn lợi cao thuộc về nhóm có kích thước nhỏ hơn (< 14 cm). Một đỉnh thể hiện độ phong phú nguồn lợi cao trong tháng điều tra này thuộc về nhóm chiều dài từ 19 cm – 22 cm là thế hệ đàn cá bố mẹ tham gia sinh sản lần 2 (mùa đẻ phụ) trong tháng này, lý giải cho điều này thể hiện ở tỷ lệ cá thể thành thục trong tháng 4 thấp hơn so với tháng 10 (mùa đẻ chính) và chiều dài thành thục Lm50 trong tháng 4 cao hơn so với chiều dài Lm50 trong tháng 10.
Trong tháng 7, cá có độ phong phú nguồn lợi cao thuộc về nhóm chiều dài từ 12 cm – 16 cm do thế hệ đàn cá từ tháng 1 và tháng 4 lớn lên bổ xung vào quần đàn của loàị Nhóm có kích thước lớn bắt gặp ít dần trong tháng này do hế hệ đàn cá có kích thước lớn dần đạt tới kích thước tiệm cận do đó trữ lượng và độ phong phú nguồn lợi bị giảm nhường lại cho thế hệ sau tiếp tục phát triển. Điều này thể hiện đúng theo quy luật đối với sự phát triển và tồn tại của sinh vật nói chung và các loài cá nói riêng.
Tháng 1 Tháng 4
Tháng 7 Tháng 10
Hình 3. 22: Trữ lượng (tấn) và độ phong phú (số cá thể) cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua các tháng điều tra
3.2.4. Trữ lượng quần đàn cá bố mẹ (SSB)
Dựa trên số liệu phân tích sinh học về độ chín muồi tuyến sinh dục, tần suất chiều dài, tương quan chiều dài - khối lượng. Trữ lượng quần đàn cá bố mẹ (SSB) của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ trong năm 2008 ước tính khoảng 4.900 tấn chiếm khoảng 55% tổng trữ lượng của quần đàn; Trữ lượng quần đàn cá bố mẹ trong năm 2009 ước tính khoảng 2.678 tấn chiếm 54% tổng trữ lượng của quần đàn; Năm 2010 trữ lượng quần đàn cá bố mẹ ước tính khoảng 1.237 tấn chiếm 51% tổng trữ lượng quần đàn . Tỷ lệ trữ lượng quần đàn cá bố mẹ của cá Đù đầu to ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ trong tổng trữ lượng chung của quần qua các năm chiếm từ 51% đến 55%. Nhìn chung, tỷ lệ trữ lượng của quần đàn cá bố mẹ trong tổng trữ lượng chung của quần đàn ít có sự biến động qua các năm. Tuy nhiên. song song với sự suy giảm trữ lượng nguồn lợị Trữ lượng quần đàn cá bố mẹ giảm từ 4.900 tấn xuống còn 1.025 tấn (giảm 30% trong một khoảng thời gian ngắn từ năm 2008 đến năm 2010. Sự suy giảm nghiêm trọng này ảnh hưởng rất xấu đến lượng bổ sung, khả năng khôi phục nguồn lợị Cần phải có những giải pháp kịp thời và tích cực trong công tác quản lý để khai thác và bảo vệ nguồn lợi loài cá này trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ theo hướng phát triển bền vững.
Bảng 3.11: Biến động trữ lượng quần đàn các bố mẹ của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2008 – 2010.
Năm Trữ lượng (tấn) Trữ lượng quần đàn cá
bố mẹ-SSB (tấn) Tỷ lệ %
2008 8.892 4.900 55
2009 4.876 2.678 54
2010 2.415 1.237 51
Hình 3.23: Biến động trữ lượng quần đàn cá bố mẹ của cá đù trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết Luận
Chiều dài trung bình của cá đù đầu to ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ ít biến động giữa các năm. Chiều dài khai thác chủ yếu dao động từ 6 cm - 30 cm, chiếm ưu thế bởi nhóm chiều dài 14 cm – 20 cm, thuộc nhóm cá 1+ tuổị
Cấu trúc tuổi của quần thể cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ gồm 5 nhóm tuổi (0+, 1+, 2+, 3+, 4+). Phương trình tương quan chiều dài cở thể và khối lượng thân của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ có dạng: W = 0,005x104L3,18 đối với giống đực; W = 0,006x104L3,14 đối với giống cáị Sinh trưởng của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ có dạng đồng sinh trưởng và không có sự khác nhau giữa giống đực và giống cái trong tăng trưởng chiều dài và khối lượng.
Các tham số chủng quần trong phương trình sinh trưởng von Bertalanffy của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ như sau: L∞ = 31.50 cm; K = 0.59; to = -0.013 năm.
Một số các chỉ số của loài cá này trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc bộ như: Z = 2,0; M = 1,21; F = 0,79; M/k = 2,05; hệ số khai thác E(F/Z)=0,4; tuổi đánh bắt thích hợp là 1,6 tương ứng với chiều dài 18 cm cho thấy tiềm năng nguồn lợi của loài cá này trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ tương đối phong phú.
Mùa sinh sản chính trong năm của cá đù đầu to trong vùng đánh chung vịnh Bắc Bộ là vào khoảng tháng 10 và mùa đẻ phụ vào khoảng tháng 4 năm saụ Chiều dài Lm50 của loài cá này có sự biến động qua các năm. Chiều dài Lm50 của giống đực cao hơn của giống cáị
Năng suất khai thác của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ ít có sự biến động từ năm 2006 – 2009 nhưng giảm mạnh trong năm 2010. Năng suất khai thác trung bình có xu hướng giảm dần từ tháng 1 đến tháng 10 qua các chuyến điều trạ Năng suất khai thác có xu hướng giảm dần trong các tháng điều tra ở mùa gió Đông Bắc và tăng dần trong các tháng điều tra trong mùa gió Tây Nam.
Mật độ phân bố nguồn lợi của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ thể hiện xu hướng biến động tương ứng với biến động của năng suất khai thác
trung bình. Loài cá này phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam vùng đánh cá chung và khu vực cửa vịnh từ vĩ độ 18030’ trở xuống.
Trữ lượng trung bình của loài cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua các năm ước tính khoảng 32.368 tấn, khả năng khai thác hợp lý khoảng 19.421 tấn. Trữ lượng nguồn lợi đạt cao nhất trong tháng 1 (13.692 tấn) và thấp nhất trong tháng 10 (3.671 tấn).
Trữ lượng quần đàn cá bố mẹ của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ giảm dần từ 4.900 tấn xuống 1.237 tấn trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2010.
Kiến nghị
Cá đù đầu to là loài cá có trữ lượng lớn trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, áp lực khai thác đối với quần đàn loài cá này là chưa cao trong khoảng thười gian nghiên cứụ Tuy nhiên, nguồn lợi của loài cá này có sự suy giảm mạnh ở năm 2010 so với năm 2009. Do đó, cần phải có những biện pháp quản lý thích hợp để khai thác và bảo vệ nguồn lợi loài cá này trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.
Cá đù đầu to có giá trị rất lớn về nguồn lợi và có ý nghĩa rất quan trọng đối với hệ sinh thái trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài cá này vẫn còn rất hạn chế. Cần phải có nhiều hơn những nghiên cứu sâu hơn về loài cá này trong thời gian tớị Đặc biệt là những nghiên cứu về đặc điểm sinh học như: Sinh học chủng quẩn, sinh học sinh sản, tập tính phân bố, đánh giá biến động nguồn lợị Để có số liệu đầy đủ làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và khai thác tối ưu nguồn lợi loài cá này trong vùng đánh chung vịnh Bắc Bộ.
Giảm áp lực khai thác lên quần đàn của loài cá này trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ trong tháng 10 tháng 11 (mùa sinh sản chính) hạn chế được những tác động ảnh hưởng đến nguồn lợi đàn cá bố mẹ, đảm bảo cho lượng bổ xung vào trong quần đàn được phong phú hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bô nghiệp và phát triển nông thôn, 2011. Thông tư 01/2011/TT-BNNPTNT.
2. Bùi Đình Chung, 1964. Sơ bộ thống kê một số loài cá kinh tế ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Trạm nghiên cứu cá biển - Hải Phòng.
3. Bùi Lai, 1985. Cơ sở sinh lý sinh thái cá. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội: p. Tr 162 - 169.
4. Bùi Thanh Hùng, 2010. Vai trò vủa nhiệt độ nước biển trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ. Bản tin viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.tháng 7/2010. 5. Chea, P., 2004. Luận văn thạc sỹ " Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá
mối thường (Saurida tumbil) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nộị
6. Chu Tiến Vĩnh, 2002. Đế tài "Điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ vịnh Bắc Bộ".
Viện nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng.
7. Đào Mạnh Sơn, 2008. Báo cáo tổng kết dự án liên hợp Việt Nam - Trung Quốc đánh giá nguồn lợi Hải sản vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ giai đoạn II (2005 - 2007), Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng
8. Hồ Bá Đỉnh, 1962. Một số dẫn liệu về tuổi và sinh trưởng của cá Trich xương Sardinella jussieu thuộc vùng biển Thanh Hóa - Quảng Bình. Trung tâm cá biển Nhat Trang. tập III: p. tr 73 - 75.
9. Mai Đình Yên, 1996. Phương pháp xác định tuổi bằng vảy và lắt cắt ngang tia gai vây ngực của một số loài cá sông Hồng và Hồ Tâỵ Thông báo khoa học - Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nộị tập II: p. Tr 16-19.
10. Nguyễn Phi Đính, 1968. Một số vấn đề về tuổi của cá. Nội san nghiên cứu biển. số 1: p. Tr 24 - 32.
11. Nguyễn Phi Đính, Trần Nho Xy, and Hoàng Phi, 1971. Cá kinh tế Vịnh Bắc Bộ.
Nhà xuất bản khoa hoạc và kỹ thuật Hà Nôị
12. Nguyễn Văn Lục, 1994. Sự phân bố và biến động số lượng cá trong mối quan hệ với một số đặc trưng môi trường và sinh học biển Ninh Thuận - Cà Maụ
Luận án phó tiến sĩ sinh học: p. tr 231-232.
13. Nguyễn Xuân Huấn, 2005. Giáo trình sinh học nghề cá. Khoa sinh - Trường đại học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội: p. tr 56-58.
14. Phạm Thược, 1991. Cở sở sinh vật học của nghề khai thác ở biển Đông và một