Sinh sản là một trong những khâu quan trọng trong đời sống sinh vật nói chung và cá nói riêng, nó đảm bảo cho sự phục hồi và tồn tại của loàị Đặc điểm sinh sản, sự phát triển của ấu trùng và sự phát triển của cá con nằm trong mối quan hệ thích nghi với điều kiện môi trường là đặc điểm riêng biệt của từng loài nhằm bảo vệ và duy trì số lượng cá thể cần thiết cho loàị Số lượng, chất lượng của đàn cá đẻ cũng như điều kiện môi trường sống của cá con quyết định đến chất lượng cũng như số lượng của đàn bổ sung.
3.1.3.1 Tỷ lệ đực cái
Tỷ lệ số cá thể đực trên số cá thể cái của quần đàn cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua các tháng dao động từ 0,5 – 1,1. Số lượng cá thể cái bắt gặp nhiều hơn số cá thể đực ở hầu hết các tháng điều tra, đặc biệt trong tháng 7 tỷ lệ cá đực/cá cái là 0,5 và tháng 1 là 0,7. Tuy nhiên, tháng 4 và tháng 10 được xác định là hai mùa sinh sản trong năm của cá đù đầu to tỷ lệ cá đực/cá cái trong khoảng thời gian này sấp sỉ bằng nhau (1:1). Mặt khác, tỷ lệ thành thục giữa giống đực và giống cái trong hai tháng này cũng sấp sỉ bằng nhau (1: 1). Điều này phản ánh đúng với quy luật tự nhiên của hầu hết các loài cá và là một trong những yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho trứng đẻ ra có được tỷ lệ thụ tinh cao, cung cấp lượng bổ sung tốt vào trong quần đàn (Hình 3.9).
Hình 3. 9: Tỷlệ cá đực và cá cái của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ
Hình 3.10: Tỷ lệ thành thục của của cá đù đầu to giống đực (M) và giống cái (F) trong mùa sinh sản ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.
3.1.3.2 Mùa vụ sinh sản.
Kết quả nghiên cứu về độ chín muồi tuyến sinh dục của cá đù đầu to cho thấy: Trong các tháng điều tra đều thấy xuất hiện cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ ở giai đoạn thành thục. Tuy nhiên, tỷ lệ thành thục không đồng đều giữa các tháng. Tỷ lệ cá ở giai đoạn thành thục trong tháng 1 và tháng 7 là rất thấp (<1%). Tuy nhiên, tỷ lệ thành thục cao hơn vào thời điểm tháng 4 là 28,30 % và có tỷ thành thục cao nhất là tháng 10 (62,68%) (Hình 3.11). Điều này cho thấy, cá đù đầu to không phải là loài cá đẻ rải rác trong năm. Mùa đẻ chính của cá là vào tháng 10 tháng 11
(mùa thu) trong năm và mùa đẻ phụ là vào tháng 3 tháng 4 (mùa xuân) năm saụ Tuy nhiên, kết luận này cũng còn hạn chế do việc thu mẫu phân tích độ chín muồi tuyến sinh dục không được thực hiện đầy đủ 12 tháng trong năm mà chỉ được thực hiện trong 4 tháng đại diện cho 4 mùạ
Hình 3.11: Tỷ lệ thành thục của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua các tháng điều tra
3.1.3.3 Sức sinh sản
Sức sinh sản của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ được phân tích trong 15 mẫu cá cáị Kết quả phân tích cho thấy, sức sinh sản tuyệt đối (sức chứa trứng) của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ dao động từ 10.996 đến 86.215 trứng, trung bình khoảng 30.593 trứng. Sức sinh sản tương đối ước tính dao động từ 225 đến 513 trứng/g cơ thể, trung bình khoảng 358 trứng/gam trọng lượng cơ thể. So với một số loài cá đáy trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, cá đù đầu to loài cá có sức sinh sản tương đối lớn. Tuy nhiên, khoảng dao động về sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của loài cá này là tương đối lớn. Như vậy, kích thước thành thục của loài có khoảng dao động tương đối lớn. Cá có thể thành thục khi cơ thể có kích thước nhỏ đến cơ thể có kich thước lớn
Bảng 3.6: Sức sinh sản của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ
Số trứng Sức sinh sản tuyệt đối Sức sinh sản tương đối Trung bình 2933 ± 1066 30.593 ± 22.485 358 ± 118 Max 5363 86.215 513 Min 2011 10.996 225 Model: var1=var2*x+b y=x*(.00149)+(33.9057), R=0,93 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000
Sư£c sinh sản tuyê¥t đô£i (sô£ trư£ng)
20 40 60 80 100 120 140 160 180 K hô £i lư ơ¥n g cơ t hê ̉(g )
Hình 3.12: Tương quan tuyến tính giữa sức sinh sản tuyệt đối với khối lượng cơ thể của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ
3.1.3.4 Chiều dài Lm50
Chiều dài thành thục Lm50 là chiều dài mà ở đó 50% cá thể tham gia lần đầu vào quần đàn sinh sản. Đây là một chỉ số rất quan trọng, theo dõi sự biến động chiều dài thành thục Lm50 qua các năm phần nào có thể đánh giá được hiện trạng nguồn lợi và áp lực khai thác đang tác động lên quần đàn đó. Biến động chiều dài Lm50 của cá Đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ được phân tích đánh giá dựa trên nguồn số liệu thu được từ các chuyến điều tra vào tháng 10 từ năm 2008 đến năm 2010. Như phân tích ở trên, tháng 10 được xác định là mùa sinh sản đầu tiên và là mùa sinh sản chính trong năm. Chiều dài Lm50 của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ được phân tích riêng theo giới tính. Số mẫu phân tích là rất lớn, hệ số tương quan R cao cho thấy quan hệ của hai biến chiều dài và tỷ lệ thành thục là khá chặt. Kết quả phân tích cho thấy: Chiều dài Lm50 của cá đù đầu to trong vùng đánh các chung vịnh Bắc Bộ ít có sự biến động. Đối với cá đực, trong năm 2008 chiều dài
Lm50 là 176 mm; năm 2010 chiều dài Lm50 là 180 mm. Đối với cá cái, chiều dài Lm50 năm 2008 là 167 mm; năm 2009 chiều dài Lm50 là 137 mm; năm 2010 chiều dài Lm50 là 163 mm. Chiều dài Lm50 của cá Đù đầu to trong vùng đánh các chung vịnh Bắc Bộ của cá đực cao hơn so với chiều dài Lm50 của cá cái và tương ứng với nhóm 1+ đối với cả hai giống. Chiều dài thành thục Lm50 của cá cái trong năm 2009 giảm xuống thấp hơn so với năm 2008 và năm 2010. Chiều dài thành thục Lm50 của cá đực và cá cái ở các năm đều thấp hơn so với chiều dài bị khai thác nhiều nhất là 18,5 cm (kết quả phân tích mục 3.1) và cao hơn so với chiều dài trung bình. Như vậy, thành phần đàn cá bị khai thác phần lớn đã thành thục. Điều này cho thấy, nguồn lợi cá bố mẹ (cá ở giai đoạn thành thục) của loài cá này trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ chưa bị ảnh hưởng nhiều do áp lực khai thác. Tuy nhiên, cần duy trì và sớm có những biện pháp bảo vệ hợp lý để khai thác bền vững nguồn lợi loài cá này trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.
Bảng 3.7:Chiều dài Lm50 của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua các năm (2008 – 2010)
Năm điều tra
2008 2009 2010
Giống
Lm50 SE Lm50 SE Lm50 SE
Đực (M) 176 9.9 - - 180 9.6
Cái (F) 167 8.4 137 2.2 163 10.6
Chiều dài Lm50 của cá đù đầu to (giống cái) trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, tháng 10 năm 2008.
Chiều dài Lm50 của cá đù đầu to (giống đực) trong vùng
đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, tháng 10 năm 2008.
Chiều dài Lm50 của cá đù đầu to (giống cái) trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, tháng 10 năm 2009.
Chiều dài Lm50 của cá đù đầu to (giống cái) trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, tháng 10 năm 2010.
Chiều dài Lm50 của cá đù đầu to (giống đực) trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, tháng 10 năm 2010.
Hình 3.13: Chiều dài Lm50 của cá đù đầu to trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ qua các năm điều tra