Kết quả ước lượng FMOLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố đến dòng vốn FDI vào trong nước, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 52 - 53)

iến (1) (2) (3) (4) GDPGR 120.4076** 70.63289 95.21631** AGRI 0.273363 CPI -0.002354 -0.021281 -0.006488 -0.019114 REER 6.891386** 6.75885** 4.220335 0.458939 LNM2 0.687536** 1.151504** 0.22887 1.190972 UNEMP 0.17086 -0.933789 -0.19361 -0.048636 INT 0.18068** 0.147656** 0.138969** TRADE 0.036675** 0.022802 HỆ SỐ CHẶN -12.12958 -24.43843** 2.101492 -28.34144 R2 0.569962 0.674656 0.701763 0.690402

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Eviews 7.2

4.4. Tác động của các nhân tố vĩ mô đến FDI thơng qua mơ hình VECM

Sau khi đã xác định được số đồng liên kết và độ trễ tối ưu cho mơ hình nghiên cứu, tác giả tiến hành ước lượng mơ hình VECM độ trễ 3.

Kết quả mơ hình VECM cho thấy mối quan hệ dài hạn như sau:

LNFDI=20.06 +1537.67GDPGR +0.03CPI +41.26REER -1.77LNM2 -5.54UNEMP -0.91INT +0.07TRADE

(184.98) (0.05) (10.13) (2.00) (3.09) (0.19) (0.08) [-8.31] [-0.63] [-4.07] [0.88] [1.79] [4.7] [-0.98]

Ghi chú: Giá trị trong ( ) và [ ] lần lượt là độ lệch chuẩn và thống kê t.

Kết quả cho thấy trong dài hạn các biến có mối quan hệ với nhau, cụ thể, chỉ số giá CPI và độ mở thương mại TRADE có mối quan hệ cùng chiều với FDI nhưng khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, cung tiền M2 và thất nghiệp UNEMP tác động tiêu cực đến dịng vốn FDI và cũng khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tuy nhiên, GDPGR và tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng REER thể hiện ảnh hưởng tích cực đến dịng vốn FDI tại Việt Nam ở mức ý nghĩa 5%. Ngược lại, lãi suất INT có mối quan hệ ngược chiều trong dài hạn với dòng vốn quốc tế FDI ở mức ý nghĩa 5%.

Kết quả mối quan hệ cùng chiều giữa GDPGR và dòng vốn FDI phù hợp với các bài nghiên cứu trước đây như Marr (1997), Kyrkilis và Pantelidis (2003) hay

Fedderke và Romm (2006), Moosa và Cardak (2006). Quy mô thị trường của một quốc gia được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực đã có ảnh hưởng tích cực đối với dịng vốn FDI. Điều đó cho thấy một trong những động lực chính cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là tiếp cận thị trường của nước nhận đầu tư và các nước lân cận. Thị phần của nước nhận đầu tư càng lớn, dòng vốn FDI vào càng nhiều.

Còn về tỷ giá, tỷ giá càng gia tăng sẽ càng thu hút các dòng vốn FDI đổ vào trong nước hơn, hay khi đồng nội tệ mất giá sẽ làm tăng dòng vốn FDI. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Aqeel và Nishat (2005), Bardhyl (2009), Oladipo (2013) hay Boateng và các cộng sự (2015). Sự mất giá của đồng nội tệ sẽ làm giảm các chi phí được tính bằng ngoại tệ của các cơng ty, do đó sẽ làm gia tăng lợi nhuận của các cơng ty có nguồn vốn FDI. Lợi nhuận cao hơn tất nhiên sẽ thu hút các dòng vốn FDI hơn. Khi đồng nội tệ mất giá, tất cả các yếu tố đầu vào sản xuất như lao động, đất đai, máy móc, và các tài sản, ở nước tiếp nhận nguồn vốn FDI trở nên rẻ hơn từ quan điểm của nhà đầu tư nước ngồi, do đó họ sẽ có xu hướng đầu tư thêm các nguồn vốn vào.

Về lãi suất, lãi suất càng thấp càng thu hút dòng vốn FDI. Bằng chứng khẳng định vai trò của lãi suất thấp của nước nhận đầu tư trong việc thu hút FDI đã được cung cấp bởi Culem (1988) khi cho rằng lãi suất thấp là một lợi thế chi phí cho các nhà đầu tư. Kết quả mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và FDI cũng phù hợp với các nghiên cứu của Tripathi và các cộng sự (2015), Boateng và các cộng sự (2015).

Sau khi xem xét mối quan hệ dài hạn giữa các biến vĩ mơ và dịng vốn FDI, tác giả tiếp tục xem xét liệu có tồn tại mối quan hệ ngắn hạn hay không bằng cách xem xét hệ số điều chỉnh sai số ECT của mơ hình VECM theo bảng 4.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố đến dòng vốn FDI vào trong nước, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)