2.3.1 .Hành vi ra quyết định của nông hộ trong sản xuất
3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến Luận văn; từ các Báo cáo của UBND huyện Vĩnh Thuận các năm 2014, 2015; Báo cáo của Phịng NN&PTNT huyện Vĩnh Thuận. Ngồi ra, dữ liệu thứ cấp được thu thập qua sách, báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước; Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2015.
3.3.2. Dữ liệu sơ cấp
Theo Green (1991, trích dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011) giới thiệu một công thức kinh nghiệm thường dùng để xác định kích thước mẫu cho hồi quy tuyến tính đa biến (hồi quy bội) như sau: n = 50 + 8p; trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mơ hình.
Trong nghiên cứu này, có 8 biến độc lập, do đó kích thước mẫu tối thiểu của mơ hình nghiên cứu là n = 50 + 8 x 8 = 114 quan sát. Để dự phòng tác giả chọn thêm 6 quan sát nữa, cỡ mẫu điều tra là 114 + 6 = 120 quan sát. Trong đó, có 60 quan sát là hộ có tham gia THT, 60 hộ khơng có tham gia THT.
Tiến hành chọn mẫu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận. Những hộ không hợp tác hoặc cung cấp sai thơng tin thì chọn hộ khác thay thế, phỏng vấn cho đến khi đủ số lượng 120 hộ gia đình thì dừng. Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm 2 phần: thông tin hộ gia đình và tham gia THT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 9 biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ tham gia mơ hình THT gồm giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, dân tộc chủ hộ, học vấn chủ hộ, qui mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, loại hình THT, số năm tham gia, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vốn. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu định lượng dựa trên các biến quan sát. Sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thay đổi thu nhập của hộ gia đình tham gia THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận. Đây là những cơ sở cần thiết để tác giả đánh giá, phân tích ở chương 4.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU