TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TỔ HỢP TÁC TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích của người dân khi tham gia tổ hợp tác trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 40 - 45)

2.3.1 .Hành vi ra quyết định của nông hộ trong sản xuất

4.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TỔ HỢP TÁC TRÊN ĐỊA BÀN

ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Vĩnh Thuận là huyện thuộc vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố Rạch Giá 75km đường bộ về hướng Tây Bắc và cách thành phố Cà Mau 50km về hướng Tây Nam, tiềm năng kinh tế phát triển chủ yếu là nơng nghiệp và ni trồng thủy sản. Huyện có 07 xã và 01 thị trấn, địa hình đồng bằng châu thổ, là vùng đất phèn nhiễm mặn, khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 4 và kết thúc vào đầu tháng 10; tổng diện tích tự nhiên 39.473,79ha.

Hình 4.1: Bản đồ huyện Vĩnh Thuận

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2015- 2020, nhất là sau khi thực hiện Chương trình số 23-CTr/TU, ngày 19-6-2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kết luận số 56-KL/TW, ngày 21-02-2013 của Bộ Chính trị về củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đến nay huyện có 103 tổ hợp tác, 1.132 hộ với 943,62 ha, chủ yếu hợp tác sản xuất theo các mơ hình như: tơm – lúa, lúa – màu, lúa chất lượng cao, các mơ hình ni thủy đặc sản khác, ni cá bống tượng, cá chình, ni heo...

Tốc độ tăng trưởng (GRDP) giai đoạn này ước đạt 14,35% (Kế hoạch là 14%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2014, ước đạt 2.486 USD/người/năm, tương đương 52,934 triệu đồng/người/năm (tăng 27,241 triệu đồng/người/năm so với năm 2010). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.087 tỷ đồng; trong đó, vốn nhà nước 460 tỷ đồng, vốn đầu tư của cư dân và doanh nghiệp 1.017 tỷ đồng, vốn khác 610 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách 261,517 tỷ đồng (KH là 196,079 tỷ đồng, ước đạt 133%KH); trong đó, các khoản thu cân đối ngân sách 136,469 tỷ đồng; thu quản lý qua ngân sách 125,048 tỷ đồng. Chi ngân sách 1.718,003 tỷ đồng; trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương 1.596,057 tỷ đồng, các khoản chi quản lý qua ngân sách 121,946 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 863.749 tấn. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 81.836 tấn; sản lượng cá 40.932 tấn, sản lượng tôm 40.431 tấn. Doanh thu thương mại - dịch vụ là 2.786,606 tỷ đồng; trong đó, mức bán lẻ hàng hóa 2.244,227 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống 542,693 tỷ đồng. Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi đến trường đến nay đạt 45%; trẻ 6-10 tuổi đạt 99,2%; trẻ 6-14 tuổi đạt 99,4%. Tốc độ tăng dân số tự nhiên đến năm 2015 là 11%o; tỷ lệ sinh chiếm 15%o; tỷ lệ người tham gia BHYT là 64,04%. Quan tâm việc đào tạo nghề , giới thiệu và giải quyết việc làm cho 17.919 lao động, bình quân mỗi năm là 3.523 người (KH là 3.400 người/năm); tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 là 30%. Tỷ lệ hộ nghèo cịn 4%.

4.1.2. Tình hình hoạt động của các THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận

Qua 05 năm thực hiện phong trào xây dựng phát triển KTTT, Ban Chỉ đạo phát triển Kinh tế tập thể huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, Phịng Công thương) phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tiến hành rà sốt, củng cố, kiện tồn, nâng lên chất lượng hoạt động các Tổ kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện; đồng thời giải thể các mơ hình làm ăn kém hiệu quả, hoạt động cầm chừng; năm 2014, tồn huyện có tổng số 72 THT, 887 thành viên, với diện tích canh tác 991,53 ha, đến nay nâng lên 101 THT, 1.132 hộ với 943,62 ha, chủ yếu hợp tác sản xuất theo các mơ hình như: tơm – lúa, lúa – màu, ni cá bống tượng, trồng màu, nuôi trồng thủy sản, nuôi gà, nuôi heo.

Kết quả thống kê về các mơ hình THT cho thấy, trong 101 THT tại huyện Vĩnh Thuận thì mơ hình Ni cá bóng tượng chiếm đa số, có 25 THT, các THT khác có số lượng gần bằng nhau, số THT ni heo có số lượng ít trong các loại mơ hình THT.

Biểu đồ 4.1: Phân loại các mơ hình THT

Xét về địa bàn, kết quả khảo sát 101 THT cho thấy, địa bàn xã Vĩnh Phong có số lượng THT nhiều nhất, với 32 THT; tiếp điến là xã Vĩnh thuận với 15 THT; những nơi cịn lại có số lượng THT chênh lệch khơng cao, giao động từ 7 đến 12 THT. Thực tế cho thấy, địa bàn xã Vĩnh Phong có điều kiện tự nhiên thích hợp cho mơ hình ni cá bóng tượng, nên số lượng mơ hình THT ở đây tương đối cao hơn các mơ hình khác.

Biểu đồ 4.2: Số lượng THT theo địa bàn

Nguồn: Báo cáo của Phòng NN&PNNT huyện Vĩnh Thuận 2016 Thống kê về việc các hỗ trợ cho các mơ hình THT cho thấy, trong 101 THT có 78 tổ hợp tác được hỗ trợ vốn, 74 THT được hỗ trợ thu hoạch, 58 THT được hỗ trợ vật tư, 56 THT được hỗ trợ giống, 54 THT được hỗ trợ bơm nước, 46 THT được hỗ trợ đầu ra sản phẩm. Thực tế cho thấy, khi tổ chức THT cái khó khăn nhất của các tổ viên là thiếu vốn sản xuất. Những hỗ trợ kịp thời của nhà nước về vốn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các THT đầu tư và mở rộng sản xuất. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế hiện nay cịn khó khăn, đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm của các THT. Kết quả cho thấy, tuy chính quyền địa phương có quan tâm hỗ trợ đầu ra cho các mơ hình THT nhưng sự hỗ trợ này chưa cao, chỉ có 45,5% THT được hỗ trợ.

Biểu đồ 4.3: Thống kê số lượng hỗ trợ

Nguồn: Báo cáo của Phòng NN&PNNT huyện Vĩnh Thuận 2016 Thống kê về công tác quản lý các THT của các hội đoàn thể ở Biểu đồ 4.4 cho thấy, trong 101 THT thì số THT do Hội nơng dân quản lý chiếm 38%, do Đồn thanh niên quản lý 31%, do Hội phụ nữ quản lý 24% và do Hội Cựu chiến binh quản lý 7%. Do đặc điểm của các mơ hình THT đa số là THT trong lĩnh vực nông nghiệp, những THT này phần lớn thuộc Hội nơng dân quản lý. Các Hội đồn thể khác thành lập các THT là do các chương trình hỗ trợ hội viên và các nguồn vốn được ủy thác từ NH CSXH.

Biểu đồ 4.4: Thống kê số THT do hội đoàn thể quản lý

Thực hiện Quyết định 2559/QĐ-UBND, ngày 08-12-2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định tạm thời về tiêu chí đánh giá, phân loại Hợp tác xã, Tổ kinh tế hợp tác, Ban Chỉ đạo huyện chỉ đạo các ngành chuyên môn, Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức đánh giá lại kết quả hoạt động của các Hợp tác xã, Tổ kinh tế hợp tác, kết quả có 61 tổ hoạt động khá; 34 tổ hoạt động trung bình, yếu 05 tổ, năm 2015 mới thành lập 01 tổ nên chưa xếp loại.

Nhìn chung, chất lượng hoạt động của Tổ kinh tế hợp tác có nâng lên, nhưng hiệu quả mang lại của một số Tổ hợp tác theo đánh giá là chưa sát đúng tình hình; cơ sở vật chất, nguồn vốn đầu tư và trình độ của một vài cán bộ quản lý Tổ hợp tác cịn hạn chế; chưa có nhiều định hướng trong hoạt động, từ đó hiệu quả kinh tế mang lại cho Tổ viên chưa cao; khả năng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ còn hạn chế, nhất là các nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội và các nguồn hỗ trợ từ cấp trên như Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích của người dân khi tham gia tổ hợp tác trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)