Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại
2.3 Đánh giá công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
2.3.2 Những hạn chế
Mặc dù đã có sự nhận thức về rủi ro lãi suất, tuy nhiên vẫn chưa có sự quan tâm toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất của bộ máy lãnh đạo ngân hàng. Các chính sách về quản trị rủi ro của Ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu về quản trị tín dụng và quản trị thanh khoản, quản trị lãi suất vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Các chính sách về lãi suất đa số là cho mục tiêu về mở rộng nguồn vốn, mở rộng cho vay, dùng để cạnh tranh, mở rộng thị phần với các ngân hàng khác trên địa bàn.
Việc xây dựng và áp dụng quy trình quản lý rủi ro mới được diễn ra trong thời gian gần đây nên chưa thể phát huy hết tác dụng, chỉ hỗ trợ một phần cho công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng. Trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục hồn hiện quy trình cho phù hợp với thị trường tài chính ở Việt Nam, thực sự trở thành một quy trình quản lý rủi ro tồn diện góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Trong nhận thức về rủi ro lãi suất, ngân hàng mới chỉ dừng lại ở nhận định là ngân hàng có rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi, nhưng chưa đo lường, đánh giá cụ thể mức rủi ro là bao nhiêu. Việc đo lường chính xác mức độ rủi ro lãi suất vẫn cịn hạn chế. Hiện nay mơ hình định giá lại được sử dụng phổ biến tại các ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro lãi suất. Tuy mơ hình này đơn giản, dễ sử
dụng, nhưng vẫn có nhiều hạn chế trong việc đánh giá và phân tích rủi ro. Điều này có thể dẫn đến hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất không cao.
Chưa thực hiện một các tồn diện những biện pháp cần thiết để phịng ngừa rủi ro lãi suất. Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng chính sách lãi suất thả nổi trong cho vay trung – dài hạn mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, vẫn chưa áp dụng các nghiệp vụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Các công cụ phái sinh là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng chống rủi ro lãi suất. Tuy mang lại nhiều lợi ích nổi bật, nhưng việc thực hiện các công cụ này tại VCB Quy Nhơn lại không đáng kể. Trong giai đoạn 2010 – 2012, chỉ có riêng năm 2011 là ghi nhận việc sử dụng công cụ phái sinh, tuy nhiên doanh số giao dịch rất thấp, chỉ có 104 triệu đồng.
Hiện nay VCB đang xây dựng chiến lược quản lý rủi ro toàn diện, phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế, nhưng để hồn thiện và vận hành hiệu quả mơ hình thì địi hỏi sự đầu tư rất lớn về tài chính, cơng nghệ và nguồn nhân lực. Vấn đề công nghệ vẫn là mặt hạn chế từ trước đến giờ của các NHTM Việt Nam, vẫn chưa được tiếp cận nhiều với các công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới. Một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có kinh nghiệm về những cơng cụ quản trị rủi ro hiện đại vẫn là một vấn đề nan giải đối với các NHTM ở Việt Nam. Vì vậy việc quản lý rủi ro lãi suất diễn ra với hiệu quả thấp.