Bảng 4.2. Phân tích tương quan:
Variable name P.vol D.yield Payout Size E.vol Debt Growth
P.vol 1 D.yield -0.06 1 Payout -0.037 0.239** 1 Size -0.181 -0.385*** 0.015 1 E.vol 0.142 -0.041 -0.03 0.091 1 Debt 0.107 -0.279*** -0.11 0.281*** -0.139 1 Growth 0.103 -0.211** -0.099 0.243** -0.007 0.165 1
Ghi chú: (**) - mức ý nghĩa 5%; (***) - mức ý nghĩa 1%
Bảng 4.2 thể hiện tương quan giữa các biến. Kết quả chỉ ra rằng biến động giá cổ phiếu và suất sinh lợi cổ tức có tương quan ngược chiều nhưng mức tương quan này khá nhỏ ở mức giá trị là -0.06. Hệ số tương quan giữa biến động giá cổ phiếu và suất sinh lợi cổ tức phù hợp với nghiên cứu của (Baskin, 1989) và (Mohammad, Aref & Nejat, 2012) nhưng trái ngược với kết quả của (Allen & Rachim, 1996).
Kết quả cũng chỉ ra biến động giá cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức có tương quan ngược chiều nhưng cũng ở mức tương quan khá nhỏ với giá trị - 0.037. Kết quả này phù hợp với kết quả của (Baskin, 1989), (Mohammad, Aref & Nejat, 2012) và (Allen & Rachim, 1996).
Bảng 4.2 cũng cho thấy, quy mơ và biến động giá cổ phiếu có tương quan ngược chiều với giá trị -0.181. Điều này có nghĩa là một sự gia tăng trong quy mô sẽ làm giảm biến động giá cổ phiếu, kết quả này cũng phù hợp với những gì chúng ta mong đợi rằng các cơng ty có quy mơ lớn có lượng cổ phần lớn trên thị trường chứng khốn nên có thanh khoản cao trên thị trường làm giảm áp lực cung cầu dẫn tới sự ổn định hơn trong giá chứng khốn. Ngồi ra, cơng ty nhỏ thường cung cấp thơng tin ra cơng chúng ít hơn cơng ty lớn do đó giá cổ phiếu của công ty nhỏ biến động mạnh hơn giá cổ phiếu của công ty lớn. Kết quả cũng cho thấy, quy mô và suất sinh lợi cổ tức có tương quan ngược chiều đáng kể với giá trị là -0.385 với mức ý nghĩa 1%.
Biến động lợi nhuận trước thuế và lãi vay và biến động giá cổ phiếu có tương quan cùng chiều với giá trị là 0.142. Điều này đúng với mong đợi của chúng ta rằng cơng ty có biến động lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao đối mặt với rủi ro thị trường cao thì dẫn đến biến động giá cổ phiếu lớn.
Nợ vay và biến động giá cổ phiếu có tương quan cùng chiều với giá trị là 0.107 có nghĩa là một sự gia tăng trong nợ vay sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong biến động giá cổ phiếu. Hơn nữa, tương quan giữa nợ vay và suất sinh lợi cổ tức là -0.279 tại mức ý nghĩa 1% điều đó có nghĩa là cơng ty với tỷ lệ nợ vay cao thì chi trả cổ tức thấp.
Tốc độ tăng trưởng và biến động giá cổ phiếu có tương quan dương với mức giá trị 0.103 có nghĩa cơng ty càng có nhiều cơ hội tăng trưởng thì biến động giá cổ phiếu càng lớn.
Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra tốc độ tăng trưởng và suất sinh lợi cổ tức có tương quan ngược chiều với giá trị -0.211 ở mức ý nghĩa 5% điều đó hàm ý rằng cơ hội tăng trưởng nhiều thì chi trả cổ tức thấp. Điều này phù hợp với những mong đợi của chúng ta rằng các doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của chu kỳ kinh doanh của mình. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường thiếu vốn cần thiết để tài trợ cho các nhu cầu đầu tư dự định và gia tăng vốn luân chuyển nên thường chi trả cổ tức thấp. Ngược lại, các doanh nghiệp ở giai đoạn bảo hòa, nhu cầu vốn để hỗ trợ tăng trưởng nhanh giảm đi và tiếp cận thị trường vốn được cải thiện sẽ có xu hướng bắt đầu chi trả hay gia tăng chi trả cổ tức.1
Hơn nữa, Bảng 4.2 cũng cho thấy qui mô công ty và tỷ lệ chi trả cổ tức có tương quan cùng chiều. Điều này cho thấy sự khác biệt giữa quyết định chi trả cổ tức giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn hoặc là các doanh nghiệp đang trong giai đoạn bão hòa. Các doanh nghiệp nhỏ thường chi trả một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận cho cổ tức thấp hơn các doanh nghiệp lớn. Lý do của khác biệt nghiêm trọng trong chính sách cổ tức giữa các doanh
nghiệp lớn và nhỏ đầu tiên là, hầu như nhiều doanh nghiệp nhỏ đang ở trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của chu kỳ kinh doanh đo đó cần nhiều vốn để tài trợ cho các cơ hội đầu tư mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ thường bị hạn chế trong tiếp cận với các thị trường vốn so với các doanh nghiệp lớn. Một doanh nghiệp nhỏ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của một số ít cổ đơng vì thế khó huy động vốn cổ phần hơn là giữ lại lợi nhuận. Nếu có thể bán cổ phần mới, các chủ sở hữu phải chịu rủi ro mất kiểm sốt. Ngồi ra, do phát sinh chi phí giao dịch nên việc cung ứng cổ phần của các doanh nghiệp nhỏ thường rất tốn kém. Một lý do khác cho khác biệt trong chính sách cổ tức giữa các doanh nghiệp nhỏ và lớn bắt nguồn từ sự kiện là nhiều doanh nghiệp nhỏ do chỉ một hay một vài chủ sở hữu nắm giữ, và chính sách cổ tức của các doanh nghiệp này thường phản ảnh ưu tiên lợi nhuận của các cá nhân này. Nếu giữ lại lợi nhuận, thuế được hoãn cho đến khi phân phối lợi nhuận vào một lúc nào đó trong tương lai hay cho đến khi bán doanh nghiệp.2