Sơ đồ phát triển chỉ số HDI của 50 quốc gia đang phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi chính phủ trong lĩnh vực y tế và giáo dục đến chỉ số HDI ở các quốc gia đang phát triển (Trang 45 - 55)

Nguồn: số liệu thứ cấp từ UNDP với sự hỗ trợ của phần mềm của stata 14.2

Tuy nhiên, con số HDI bình quân của 50 quốc gia đang phát triển từ năm 2003 đến 2015 đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. HDI bình quân năm 2003 là 0,59 và tăng liên tục qua các năm đạt 0,659 năm 2015. Điều này là một trong những tín hiệu đáng mừng chứng tỏ rằng các quốc gia đang phát triển đang chú trọng phát triển các điều kiện để tăng sự phát triển của con người.

3.2. Thực trạng chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục của các quốc gia đang phát triển phát triển

Hình 3.2: Chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục của các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003 – 2014

Nguồn: số liệu thứ cấp từ WB với sự hỗ trợ của phần mềm của stata 14.2

3.2.1. Thực trạng chi tiêu chính phủ cho y tế

Chi tiêu cơng cho y tế thường được tài trợ thơng qua đóng góp an sinh xã hội, các hình thức thuế khác nhau cho các ngành khác nhau của chính phủ và từ các nguồn bên ngoài, bao gồm cả khoản tài trợ và cho vay. Tác giả cũng sử dụng tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP của các quốc gia để đánh giá mức độ chi tiêu cho lĩnh vực này như lĩnh vực giáo dục.

Bảng 3.2: Chi tiêu chính phủ cho lĩnh vực y tế của các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003 đến 2015

ĐVT: USD

Time Mean Maximum Minimum Standard

Deviation 2003 4.920.534.114 54.471.222.184 37.235.433 9.516.891.066 2004 5.266.469.226 63.869.033.474 48.493.830 10.720.412.527 2005 5.814.995.302 70.250.603.838 57.129.120 11.965.111.047 2006 6.527.089.625 76.610.040.108 66.677.767 13.143.755.080 2007 7.213.077.707 82.526.990.475 62.627.424 14.304.295.150 2008 7.845.017.663 92.436.364.839 83.133.008 15.916.798.431 2009 8.675.485.147 98.939.244.931 88.037.216 17.451.154.571 2010 9.175.257.088 106.139.073.671 93.585.883 18.423.905.675 2011 9.519.936.446 108.704.927.380 99.457.962 19.108.645.563 2012 10.157.538.168 113.061.149.143 104.627.810 20.026.227.154 2013 10.979.119.783 123.703.161.317 100.166.756 22.123.782.569 2014 11.674.506.974 126.454.207.497 116.715.905 23.809.134.384 2015 - - - -

Nguồn: số liệu thứ cấp từ WB với sự hỗ trợ của phần mềm của stata 14.2

Theo kết quả tính tốn từ bảng trên cho thấy giá trị trung bình của chi tiêu cơng cho y tế tại các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2003 – 2014 có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Mức chi tiêu công cho y tế đạt mức thấp nhất vào năm 2003 với 4,9 tỷ USD và đạt mức cao nhất vào năm 2014 với 11,67 tỷ USD. Mức độ chi tiêu cơng cho y tế trung bình tại các nước đang phát triển hiện nay ở mức khá thấp so với các nước và các khu vực khác trên thế giới. Bên cạnh đó, việc chi tiêu cơng cho y tế tại các nước đang phát triển vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả chưa được tối ưu. Thứ nhất, các cơ chế chi trả cho cơ sở dịch vụ chưa tạo được động lực phù hợp. Thứ hai là sự phụ thuộc quá nhiều vào các dịch vụ tập trung ở bệnh viện

tuyến trung ương và tuyến tỉnh thay vì chăm sóc y tế ở tuyến cơ sở. Thứ ba là mức chi tiêu quá cao cho dược phẩm.

Ngồi ra, chi tiêu cơng cho y tế cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa các quốc gia. Độ lệch tiêu chuẩn giao động từ 9,5 tỷ USD năm 2003 lên tới 23,8 tỷ USD năm 2014. Một số nước có mức chi tiêu cơng cho y tế khá cao so với mức trung bình của khu vực và được duy trì ổn định như Gambia, Cabo Verde và Guinea. Các nước có mức chi tiêu công cho y tế khá thấp so với mặt bằng chung trong khu vực bao gồm: Brazil, India, Belgium, Iran và Argentina.

3.2.2. Thực trạng chi tiêu chính phủ cho giáo dục

Chi tiêu cho giáo dục tại các nước đang phát triển hiện nay bao gồm các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước (NSNN) (bao gồm cả công trái giáo dục, vay nợ, viện trợ); các nguồn ngoài NSNN (học phí, thu dịch vụ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân). Trong đó, đầu tư từ NSNN từ trước đến nay vẫn ln đóng vai trị chủ đạo mặc dù vẫn đang có xu hướng xã hội hóa giáo dục. Chi tiêu công dành cho giáo dục là một vấn đề trọng tâm đối với chi tiêu cơng của chính phủ các quốc gia.

Bảng 3.3: Chi tiêu chính phủ cho lĩnh vực giáo dục của các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003 đến 2015

ĐVT: USD

Time Mean Maximum Minimum Standard

Deviation 2003 8.150.690.072 91.801.587.036 23.901.433 16.977.596.811 2004 9.266.853.743 94.636.564.631 19.948.252 19.146.105.806 2005 11.190.418.887 101.551.428.412 22.460.095 22.722.261.801 2006 11.992.711.059 112.822.465.261 24.855.243 25.295.196.307 2007 10.781.600.742 118.822.781.463 28.608.131 21.529.108.130 2008 11.018.264.309 134.844.473.797 83.142.605 23.047.500.802 2009 14.626.655.078 157.590.401.503 77.672.501 31.524.043.636 2010 15.232.417.647 181.905.602.542 113.221.058 35.513.243.928 2011 17.463.913.344 221.952.683.459 103.827.553 41.208.504.293

2012 18.588.650.312 240.065.168.771 117.117.474 44.921.410.215 2013 21.244.011.344 257.941.726.947 84.395.396 49.267.960.787 2014 12.482.515.207 87.970.412.891 244.515.912 18.255.432.990 2015 17.355.419.348 102.372.288.457 318.955.971 25.197.002.373

Nguồn: số liệu thứ cấp từ WB với sự hỗ trợ của phần mềm của stata 14.2

Theo kết quả tính tốn từ bảng trên cho thấy giá trị trung bình của chi tiêu cơng cho giáo dục tại các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2003 – 2015 có sự tăng giảm không đồng đều. Từ năm 2003 đến năm 2006, mức chi tiêu này có xu hướng tăng đạt 11,99 tỷ USD. Đến năm 2007 giá trị này giảm xuống chỉ còn 10,78 tỷ USD. Đến năm 2008 trở về sau chi tiêu này có xu hướng tăng lên và được duy trì khá ổn định trong thời gian gần đây. Nhưng năm 2014 lại giảm mạnh chỉ đạt 12.48 tỷ USD. Chi tiêu công cho giáo dục đạt mức cao nhất vào năm 2013 với số tiền là 21,2 tỷ USD. Kết quả này cho thấy chi tiêu công cho giáo dục tại các nước đang phát triển hiện nay ở mức khá thấp so với các nước phát triển trên thế giới. Với mức đầu tư cho giáo dục thể hiện qua mức chi tiêu công như hiện nay thì các nước đang phát triển khó đáp ứng được địi hỏi về một nền giáo dục tiên tiến cũng như khả năng đuổi kịp trình độ giáo dục của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Một số điểm bất cập về chi tiêu công cho giáo dục tại các nước đang phát triển chẳng hạn như: Thứ nhất, mức phân bổ ngân sách còn thấp so với nhu cầu rất lớn của ngành. Việc phân bổ NSNN cho các cơ sở đào tạo cơng lập mang tính bình quân, chưa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng đào tạo. Một số khoản đầu tư được bố trí kinh phí nhỏ giọt hàng năm, khiến cơng trình chậm hồn thành, ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ đáp ứng nhu cầu dạy học. Việc phân bổ NSNN cho giáo dục hiện nay vẫn còn những bất hợp lý giữa các đơn vị hành chính của các quốc gia. Thứ hai, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính cịn nhiều bất cập. Các cơ sở đào tạo công lập hầu hết không được tự chủ về mức thu học phí, vẫn phải thực hiện mức thu học phí trong trần quy định thấp, khơng bù đắp đủ chi phí hoạt động thường xuyên nên việc thực hiện tự chủ tài chính khơng thực chất. Thứ ba, cơng tác báo cáo tình hình sử dụng và hiệu quả đầu tư sử dụng ngân sách giáo dục của các cơ quan được quản lý ngân sách (Các bộ, ngành,

địa phương) cho Bộ Giáo dục và Đào tạo còn nhiều bất cập, khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo các nước không đủ điều kiện để đánh giá hiệu quả đầu tư của nhà nước cho giáo dục một cách đầy đủ và toàn diện.

3.3. Thực trạng các yếu tố khác

3.3.1. Thực trạng thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia đang phát triển triển

Để đánh giá sự thịnh vượng, giàu có của một quốc gia người ta thường dựa trên cơ sở tổng GDP quốc gia và GDP bình quân đầu người của quốc gia đó. Điều này khơng phản ánh những sự khác biệt trong giá cả sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau. Ưu thế của việc sử dụng các con số GDP dựa theo sức mua tương đương là nó phản ánh chính xác hơn sự tham gia của người dân nước đó vào kinh tế tồn cầu.

Bảng 3.4: Bảng thống kê GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của các nước đang phát triển trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2003 - 2015.

ĐVT: USD/người/năm

Time Mean Maximum Minimum Standard Deviation

2003 7.539,33 37.990,71 784,79 7.119,30 2004 7.893,55 39.201,53 757,44 7.354,64 2005 8.174,03 39.802,97 762,96 7.550,59 2006 8.637,49 40.532,27 777,88 7.805,01 2007 9.102,86 41.623,44 773,02 8.119,18 2008 9.401,83 41.619,34 815,97 8.268,63 2009 9.170,70 40.355,57 780,17 7.970,64 2010 9.470,71 41.085,92 813,98 8.202,49 2011 9.729,04 41.248,73 801,60 8.328,72 2012 9.849,80 41.046,48 862,59 8.335,76 2013 10.089,81 40.928,14 873,80 8.445,04 2014 10.322,96 41.384,15 904,16 8.660,65 2015 10.481,17 41.722,92 904,58 8.862,93

Kết quả tính tốn từ bảng trên cho thấy, giá trị trung bình của GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển nhìn chung đang có xu hướng tăng dần theo thời gian với mức thấp nhất là 7.539,33 USD/người/năm (2003) và mức cao nhất là 10.481,17 USD/người/năm (2015). Điều này cho thấy những thành công trong phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa các quốc gia lại tương đối cao với độ lệch chuẩn giao động từ 7.119 đến 8.862 USD/người/năm. Điều này cho thấy mức độ phát triển khơng đồng đều giữa nhóm quốc gia đang phát triển.

3.3.2. Thực trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng là một trong những thước đo quan trọng để đo lường sự phát triển của các quốc gia. Các nước đang phát triển thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các nước phát triển và họ đặt ra mục tiêu gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm phát triển đất nước.

Bảng 3.5: Bảng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của 50 quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003-2015

Time Mean Maximum Minimum Standard Deviation

2003 8,83 179,18 -1,01 24,76 2004 6,07 12,10 0,10 2,89 2005 5,11 26,40 -13,13 5,09 2006 6,92 34,50 1,12 5,75 2007 6,48 25,05 -0,85 4,08 2008 4,75 10,77 -0,81 2,94 2009 0,04 9,41 -14,80 4,99 2010 4,61 10,26 -1,47 2,78 2011 4,34 14,05 -4,30 2,97 2012 3,57 15,18 -7,44 3,73 2013 4,57 20,72 -0,19 3,41 2014 3,73 8,17 -6,55 2,87 2015 2,61 8,01 -20,49 4,61

Quan bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các quốc gia đang phát triển có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ giá trị GDP của các quốc gia này dần đạt mức cao do đó làm cho tốc độ này giảm dần và có xu hướng phát triển tương tư như các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, chênh lệch giữa các quốc gia là khá lớn và khơng ít quốc gia đang rơi vào tình trạng giảm phát, các quốc gia giảm phát mạnh như Sierra Leone, Ukraine, Armenia và Maldives.

3.3.3. Thực trạng hệ số Gini của các quốc gia đang phát triển

Hệ số Gini là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá bất bình đẳng của mỗi quốc gia. Hệ số Gini thể hiện mức độ chênh lệch thu nhập giữa những nhóm dân cư có thu nhập cao và các nhóm dân cư có thu nhập thấp của mỗi quốc gia. Hệ số Gini càng cao thể hiện mức bất bình đẳng càng lớn. Mục tiêu của các quốc gia đang phát triển hiện nay là giảm hệ số Gini nhằm giảm bất bình đẳng trong các nhóm dân cư. Tuy nhiên, hệ lụy của nó có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế do khả năng tạo ra thu nhập cho quốc gia từ thu nhập cá nhân của nhóm dân cư giàu cao hơn rất nhiều so với nhóm dân cư nghèo.

Bảng 3.6: Bảng hệ số Gini bình quân của 50 quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003-2015

Time Mean Maximum Minimum Standard Deviation

2003 41,2 58,0 18,8 12,0 2004 39,9 56,9 16,2 11,0 2005 40,3 58,5 16,6 10,6 2006 40,1 56,9 28,0 9,5 2007 39,3 55,4 27,0 9,4 2008 38,4 56,0 26,6 10,0 2009 38,8 55,9 25,3 10,1 2010 36,2 55,5 24,8 8,8 2011 37,7 54,2 24,5 9,0 2012 37,0 53,5 24,7 9,1 2013 37,3 53,5 24,5 9,2

Time Mean Maximum Minimum Standard Deviation

2014 37,5 53,5 24,1 9,0

2015 39,6 51,3 25,5 9,4

Nguồn: số liệu thứ cấp từ WB với sự hỗ trợ của phần mềm của stata 14.2

Hình 3.3: Xu hướng biến động của hệ số Gini bình quân của 50 quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003- 2015

Nguồn: số liệu thứ cấp từ WB với sự hỗ trợ của phần mềm của stata 14.2

Qua kết quả từ bảng trên cho thấy, hệ số Gini bình qn có xu hướng biến động tăng giảm qua các năm, trong đó nhình chung giảm từ năm 2003 đến năm 2010 và tăng từ năm 2010 đến 2015. Hơn nữa, giai đoạn 2010 đến 2015 có mức Gini bình qn cao hơn giai đoạn 2003 đến 2009. Điều này cho thấy các quốc gia đang phát triển đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm hệ số Gini, đảm bảo giảm mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thống kê mô tả

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

hdi 650 .6280154 .1411851 .27 .896 lngh 600 25.86051 1.894687 22.03794 30.16832 lngh_1 600 25.86051 1.894687 22.03794 30.16832 lnge 526 26.33545 1.929878 21.41382 30.88117 lnge_1 508 26.30855 1.933084 21.41382 30.88117 g 650 4.740624 8.052455 -0.49283 179.1807 lngdpn_ppp 650 8.729368 .9477863 6.629946 10.63881

Nguồn: số liệu thứ cấp từ UNDP và WB với sự hỗ trợ của phần mềm của stata 14.2

Trước khi thực hiện hồi quy đa biến, nghiên cứu tiến hành phân tích mối liên hệ giữa biến phụ thuộc HDI và các biến độc lập (từ hình 4.1 đến 4.2) bằng phương pháp đồ thị. Đồ thị đã khẳng định các giả thuyết nghiên cứu được rút ra ban đầu từ các nghiên cứu trước về mối quan hệ thuận chiều giữa chi tiêu cho y tế và chi tiêu cho giáo dục với HDI.

Các biến độc lập có mối quan hệ dương với chỉ số HDI chứng tỏ rằng khi chính phủ tăng chi tiêu của mình cho các lĩnh vực y tế và giáo dục sẽ góp phần đáng kể cải thiện chỉ số phát triển con người HDI, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi chính phủ trong lĩnh vực y tế và giáo dục đến chỉ số HDI ở các quốc gia đang phát triển (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)