Chiến dịch Huế – Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi đại học môn lịch sử (Trang 101)

- Mặt tích cực và hạn chế

2. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng

Diễn biến thuận lợi của chiến dịch Tây Nguyên cho thấy, thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi. Bộ chính trị đã kịp thời đưa ra kế hoạch giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam trong Năm 1975; trong đó, nhiệm vụ trước mắt là giải phóng Huế – Đà Nẵng.

Ngày 19/3 quân ta đã tấn công vào Quảng Trị, địch bỏ Quảng Trị rút về Huế và Đà Nẵng; sau đó, chúng có dấu hiệu bỏ Huế rút vào cố thủ ở Đà Nẵng.

Ngày 21/3/1975, quân ta thọc sâu vào căn cứ của địch, đồng thời chặn đường rút chạy của chúng (Quốc lộ 1, Cửa Thuận An và cửa Tư Hiền).

Ngày 25/3/1975, quân ta tiến thẳng vào cố đô Huế, ngày 26/3 thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên đã được giải phóng.

Cùng với chiến thắng ở Huế, ngày 24/3/1975, ta giải phóng Tam Kì, ngày 25/3/1975, giải phóng Quảng Ngãi, ngày 26/3/1975, giải phong Chu Lai.

Như vậy, đến ngày 26/3/1975, Đà Nẵng – thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ – ngụy – bị rơi vào thế cô lập. Hơn 10 vạn quân ở đây trở nên hoảng loạn và mất hết khả năng chiến đấu. Địch đã phải sử dụng máy bay để di tản cố vấn quân sự Mĩ và một bộ phận Ngụy quân ra khỏi thành phố Đà Nẵng.

Sáng 29/3/1975, từ cả ba phía Bắc, Tây và Nam, quân ta tiến vào Đà Nẵng và đến 3 giờ chiều thành phố Đà Nẵng được giải phóng hoàn toàn.

Cùng lúc với chiến thắng ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, sau khi giải phóng Tây Nguyên, lực lượng của ta đã tiến xuống giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung: Quy Nhơn, Phú Yên (01/4/1975), Khánh Hòa (03/4/1975) …

Như vậy, đến đầu tháng 4 năm 1975, ta đã giải phóng được một vùng rộng lớn và liên tục từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi đại học môn lịch sử (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w