Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Nghệ Tĩnh.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi đại học môn lịch sử (Trang 37)

- Mặt tích cực và hạn chế

2. Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Nghệ Tĩnh.

Tĩnh.

Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1930, Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tại Nghệ An đã lãnh đạo công nhân nhà máy diêm, cưa Bến Thủy cùng hàng ngàn nông dân các vùng lân cận thị xã Vinh rầm rộ biểu tình thị uy, giương cao cờ đỏ Búa liềm và các khẩu hiệu đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu thuế, Ban hành luật lao động, chống khủng bố chính trị...

Thực dân Pháp đã xã súng vào đoàn người biểu tình, làm 7 người chết, 18 người bị thương và chúng bắt hơn 100 người.

Cũng trong ngày 01/5/1930, 3000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình, phá đồn điền Kí Viện, cắm cờ Búa liềm trên nóc nhà, lấy ruộng đất chia cho nông dân. Thực dân Pháp đàn áp làm 18 người chết và 30 người bị thương.

Ngày 1/8/1930, tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy nhân ngày Quốc tế chống chiến tranh đế quốc nổ ra.

Sau ngày 1/8/1930, nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh đã nổ ra những cuộc đấu tranh trên quy mô lớn dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ của nông dân. Tiêu biểu như nông dân huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc...

Ngày 12/9/1930, phong trào được đẩy lên giai đoạn đỉnh cao khi 2 vạn người ở Hưng Nguyên (Nghệ An) đã biểu tình hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện và cuộc bãi công của công nhân Vinh.

Pháp đã cho máy bay ném bom làm 217 người chết và 125 người bị thương. Hành động khủng bố của Pháp như thêm dầu vào lửa, nông dân huyện Thanh Chương, Diễn Châu (Nghệ An) và Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khởi nghĩa vũ trang, công nhân Vinh - Bến Thủy đã bãi công trong suốt tháng 9 và 10 năm 1930.

Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ đó, chính quyền thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, tan rã. Các tổ chức Đảng ở địa phương đã lãnh đạo quần chúng bầu ra Ban chấp hành Nông hội xã hoạt động theo kiểu các tổ chức Xô Viết.

Câu : Sự ra đời và hoạt động của chính quyền Xô Viết - Nghệ Tỉnh 1930.

Sau khi được thành lập, các chính quyền Xô Viết đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân:

Về kinh tế: Chia ruộng đất cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xoá nợ, bãi bỏ các thứ thuế của đế quốc, phong kiến.

Về chính trị: Thực hiện các quyền tự do dân chủ, lập các tổ chức quần chúng như: hội tương tế, công hội, hội phụ nữ giải phóng...tiến hành các cuộc mittinh, hội nghị để tuyên truyền, giáo dục quần chúng.

Về quân sự: Lập những đội tự vệ vũ trang ở các vùng.

Về xã hội: Bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục, khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ nhằm xây dựng đời sống mới.

Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh duy trì 4 – 5 tháng thì bị thực dân Pháp và tay sai đàn áp. Tuy chỉ tồn tại ở một số xã trong vòng 4, 5 tháng, nhưng hoạt động của

của chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã thể hiện được bản chất cách mạng của một chính quyền công nông.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi đại học môn lịch sử (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w