Nhóm biến kiểm sốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biến động lạm phát đối với phân bổ nguồn cho vay ngân hàng bằng chứng thực nghiệm tại các nước trong khối apec (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

3.3. Phân tích biến

3.3.3. Nhóm biến kiểm sốt

Lạm phát: được thu thập thừ WorldBank, lạm phát cũng được kỳ vọng tác động ngược chiều lên sự phân tán tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản.

Tốc độ tăng trưởng GDP (∆GDP): được thu thập và tính tốn từ dữ liệu WorldBank. Tác động của tăng trưởng GDP (∆GDP) đối với sự phân bố tỷ lệ cho vay/tài sản là không rõ ràng. Chẳng hạn như trong một nền kinh tế mở rộng nếu tín dụng mới tăng đều đặn trên tất cả các ngân hàng, thì sự phân bố tỷ lệ cho vay / tài sản không nên thay đổi. Tuy nhiên, nếu tín dụng mới được mở rộng bởi các ngân hàng nhất định hơn các ngân hàng khác thì sự phân bố sẽ có tác động tích cực do tốc độ tăng trưởng GDP thay đổi theo thời gian.

Biến giả dumFC nhận giá trị là 1 nếu năm t lớn hơn năm 2008. Việc đưa biến giả này vào mơ hình với mục đích kiểm tra xem liệu sự phân bố của tỷ lệ cho vay/

tài sản có thay đổi hay khơng sau cuộc khủng hoảng tài chính. Mặc dù khơng có quan điểm mạnh mẽ, nhưng tơi có thể kỳ vọng một dấu hiệu tích cực đối với biến giả vì các khoản tiền đáng kể đã được bơm vào thị trường tài chính sau cuộc khủng hoảng. Ngược lại, cũng có thể tranh luận về một hệ số ước lượng âm, vì các ngân hàng hạn chế cung cấp các nguồn cho vay trong giai đoạn khủng hoảng mặc dù các nỗ lực của Ngân hàng trung ương và các chính phủ.

Biến tương tác giữa biến giả khủng hoảng tài chính và độ biến động lạm phát (dumFC * h): được tính tốn bằng tích số giữa biến giả DumFc và biến biến động lạm phát (h), cho phép tôi kiểm tra tác động liên quan đến sự bất ổn về lạm phát có thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính khơng. Hệ số âm (dương) cho thấy rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính, tác động tiêu cực của sự biến động về phân bổ nguồn lực ngân hàng đã tăng lên (suy yếu).

Biến động thị trường chứng khoán (VolStock): được đo lường bằng phương sai trung bình năm của chỉ số giá chứng khoán thị trường hàng tháng của các quốc gia bằng cách áp dụng phương pháp ARCH/GARCH như đối với biến biến động lạm phát. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ Datastream cho các chỉ số chứng khoán đại diện cho thị trường tại mỗi quốc gia theo tháng. Sự biến động của thị trường chứng khoán (VolStock) được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến sự phân bố các nguồn cho vay của ngân hàng, nhưng tác động này cũng có thể là tiêu cực. Ví dụ, nếu các ngân hàng mở rộng tín dụng cho các cơng ty có cơ hội đầu tư chất lượng cao, mặc dù các công ty này khơng thể huy động vốn tài chính trong giai đoạn biến động của thị trường chứng khoán, sự phân bố tỷ lệ cho vay / tài sản của các ngân hàng sẽ mở rộng. Tuy nhiên, nếu sự biến động của thị trường chứng khốn là tín hiệu cho thấy tình trạng bất ổn tồn cầu trên thị trường tài chính thì sự phân bố của các nguồn cho vay sẽ thu hẹp, do các ngân hàng có xu hướng hành xử thận trọng trong việc mở rộng các nguồn cho vay trong giai đoạn hỗn loạn.

Biến biến động giá dầu (VolOil): được đo lường bằng phương sai trung bình năm của giá dầu bằng cách áp dụng phương pháp ARCH/GARCH như đối với biến biến động lạm phát và biến động giá chứng khoán. Biến động giá dầu (VolOil) được

đo dựa trên giá dầu West Taxas Intermediate được lấy từ IMF. Ảnh hưởng của biến động giá dầu (VolOil) đối với biến phụ thuộc dự kiến sẽ âm, do sự gia tăng biến động giá dầu hàm ý sự gia tăng bất ổn trong môi trường kinh tế vĩ mô dẫn đến hành vi cho vay ngân hàng thận trọng hơn.

Biến lợi nhuận trung bình Ngân hàng (BankReturns) được đo bằng lợi nhuận trung bình năm của Ngân hàng. Biến Rủi ro trung bình ngân hàng (BankRisk) được tính bằng phương sai trung bình năm của Lợi nhuận ngân hàng. Rủi ro ngân hàng trung bình sẽ có tác động tiêu cực, và lợi nhuận của ngân hàng trung bình sẽ có tác động tích cực đến sự phân bố tỷ lệ cho vay/tài sản.

Bảng 3.3 trình bày tóm tắt mơ tả biến, định nghĩa của các biến đûợc sử dụng trong phân tích thực nghiệm kèm theo kỳ vọng dấu của các biến độc lập tác động lên độ phân tán tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng.

Bảng 3.1: Mô tả biến, định nghĩa và nguồn dữ liệu

Nhóm Tên biến Định nghĩa/Phương pháp đo lường Nguồn dữ liệu Kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc Phương sai của tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng trong cùng một nước.

Bankscope và Datastream

Biến độc lập

Biến động lạm phát được đo bằng phương sai có điều kiện từ ước lượng ARCH/GARCH của chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng

IMF -

Inflation Lạm phát Worldbank Indicators

-

GDP Tốc độ tăng trưởng GDP Worldbank

Indicators

+/-

dumFC Bằng 1 nếu năm t lớn hơn năm 2008 +/-

dumFC*h Biến tương tác của dumFC và +/-

VolStock Biến động thị trường chứng khoán được đo bằng phương sai có điều kiện từ ước lượng ARCH/GARCH của chỉ số thị trường chứng khoán

Datastream +/-

VolOil Biến động giá dầu được đo bằng phương sai có điều kiện từ ước lượng ARCH/GARCH của giá dầu WTI

IMF -

BankRisks BankReturns

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biến động lạm phát đối với phân bổ nguồn cho vay ngân hàng bằng chứng thực nghiệm tại các nước trong khối apec (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)