2.3. Đánh giá chung về chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị
2.3.1. Những kết quả đạt được của chính sách
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nơng sản của Việt Nam nói chung và sang thị trượng EU nói riêng ngày càng hồn thiện, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước và phù hợp thông lệ quốc tế.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng khá đồng bộ hệ thống khung chính sách nhằm gia tăng quản lý, thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản, thể hiện trên nhiều khía cạnh và bình diện khác nhau: luật và các văn bản dưới luật, chế tài; các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia; các chính sách nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng NSXK từ khâu sản xuất, thu hoạch đến chế biến, bảo quản… theo thời gian, hệ thống chính sách từng bước được bổ sung, hồn chỉnh.
Nhìn chung hệ thống chính sách thúc đẩy xuất khẩu nơng sản nói chung của Việt Nam là khá đồng bộ, đáp ứng được các tiêu chí về tính hiệu lực, tính hiệu quả của chính sách, tính hữu dụng, tính cơng bằng. Các chính sách cũng đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu của đối tượng chính sách. Điều này được thể hiện cụ thể ở những nội dung sau:
Thứ nhất, hầu hết các chính sách đều được thực thi trong thực tiễn, qua đó đã
khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DN, HTX và hộ nông dân sản xuất, kinh doanh XK nơng sản hướng vào chất lượng, góp phần thúc đẩy hình thành các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị hàng hố trong nước, tham gia chuỗi cung ứng nơng sản toàn cầu, chuyển dịch dần vào phân khúc chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm dần việc XK nơng sản thơ.
Thứ hai, xét về tính hiệu quả của chính sách. Nhờ tác động của hàng loạt các
chính sách cùng các chế tài được vận hành trong thực tiễn, chất lượng hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đã không ngừng được cải thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu cao của thị trường EU. Kết quả này thể hiện qua khối lượng và giá trị xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU gia tăng trong những năm gần đây và có xu hướng chiếm lĩnh thị trường EU nhiều hơn.
Thứ ba, về tính hữu dụng của chính sách. Với các chính sách đa dạng về đất
đai, tín dụng, khuyến khích đầu tư, liên kết, hỗ trợ…triển khai trong thời gian qua, bước đầu đã thu hút được một số DN có tiềm lực đầu tư vào nơng nghiệp, thực hiện dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra, ứng dụng quy trình, cơng nghệ bảo quản, chế biến tiên tiến…chất lượng nơng sản nhờ đó đã từng bước được cải thiện, đem lại niềm tin cho người tiêu dùng. Các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường và chính sách mặt hàng về nông sản xuất khẩu sang EU đã giúp các nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cập nhật thông tin thị trường, nắm bắt nhu cầu của thị trường để từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, tạo nguồn hàng nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường để gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.
Cuối cùng, về tính cơng bằng của chính sách. Nhìn chung, các chính sách
thúc đẩy xuất khẩu nơng sản sang EU đều hướng tới đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Các cá nhân, tổ chức đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận những ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước khi tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nơng sản sang thị trường EU nói riêng.